--> -->

Sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính: Không đề xuất tăng mức tiền phạt tối đa

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính trình Quốc hội lần này không đề xuất điều chỉnh tăng mức tiền phạt tối đa đối với bất kỳ lĩnh vực quản lý Nhà nước nào được quy định tại Điều 24, chỉ rà soát, bổ sung một số lĩnh vực mới chưa được quy định trong Luật nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước trong tình hình mới.
Chuyển tiếp thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi sắp xếp bộ máy Đại biểu đề xuất hạn chế tối đa việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Quốc hội đang xem xét sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính, nhằm phục vụ sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Ông Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp - cơ quan chủ trì soạn thảo đã dành cho báo chí cuộc trao đổi về những đề xuất sửa đổi quan trọng trong dự án Luật này.

- Xin ông cho biết trọng tâm, mục đích của việc sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính lần này?

Ông Hồ Quang Huy: Như chúng ta đã biết, đất nước ta đang thực hiện một cuộc cải cách toàn diện về tổ chức bộ máy nhà nước, đây là một quá trình mang tính hệ thống, được triển khai sâu rộng từ Trung ương đến địa phương nhằm xây dựng một hệ thống hành chính tinh, gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Các chủ trương lớn của Đảng tại các Kết luận số 121-KL/TW, 126-KL/TW, 127-KL/TW và 134-KL/TW,… đã đặt nền tảng quan trọng cho việc tái cấu trúc bộ máy nhà nước, từ đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải rà soát và điều chỉnh nhiều văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với mô hình tổ chức mới.

Đây là xu thế chung của nhiều đạo luật hiện hành, như Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Thanh tra, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân… đã và đang được điều chỉnh để tương thích với sự chuyển động mạnh mẽ của bộ máy hành chính quốc gia và Luật Xử lý vi phạm hành chính cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó.

Sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính: Không đề xuất tăng mức tiền phạt tối đa
Ông Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính lần này dự kiến sửa đổi, bổ sung các quy định bị tác động trực tiếp bởi quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy nhà nước như thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính…

Bên cạnh nội dung về tổ chức bộ máy, dự thảo Luật lần này cũng hướng tới những cải cách mang tính chiến lược như: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý vi phạm hành chính; bổ sung cơ sở pháp lý cho việc xử phạt trên môi trường điện tử; điều chỉnh quy định liên quan đến thời hiệu xử phạt đối với các vụ việc do cơ quan tố tụng hình sự chuyển đến; xử lý vướng mắc về mức tiền phạt trong trường hợp không lập biên bản vi phạm hành chính và những bất cập lớn trong thực tiễn thi hành Luật suốt thời gian qua.

Với quan điểm thận trọng, dự thảo Luật chỉ tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định bị tác động bởi việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, những vướng mắc, bất cập lớn, cơ bản, mang tính phổ quát, thực sự là điểm nghẽn cần phải tháo gỡ trong thực tiễn xử lý vi phạm hành chính thời gian qua, không điều chỉnh những quy định tác động trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức.

Phạm vi sửa đổi tập trung vào các vấn đề kỹ thuật, nghiệp vụ và thủ tục, nhằm đơn giản hóa quy trình, giảm gánh nặng cho cơ quan thực thi mà vẫn bảo đảm tính công khai, minh bạch và bảo vệ đầy đủ quyền lợi hợp pháp của người dân và doanh nghiệp. Đây cũng là cách tiếp cận phù hợp trong bối cảnh xây dựng luật theo trình tự rút gọn, phục vụ mục tiêu điều chỉnh cấp bách nhưng không làm phát sinh xáo trộn lớn trong thực tiễn thi hành.

Nhìn chung, việc sửa đổi lần này nhằm đáp ứng đồng thời hai yêu cầu, một mặt đảm bảo tính liên tục và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy; mặt khác đề cao tính khả thi, hiệu quả trong quy trình, thủ tục xử phạt, phù hợp với xu thế chuyển đổi số và yêu cầu quản trị quốc gia trong giai đoạn mới.

- Một trong những nội dung được người dân rất quan tâm là các nội dung về mức xử phạt vi phạm hành chính. Trong dự án Luật, Bộ Tư pháp đang đề xuất như thế nào về nội dung này?

Ông Hồ Quang Huy: Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng dự thảo Luật, từ kết quả tổng hợp ý kiến cho thấy, cũng có ý kiến đề nghị xem xét điều chỉnh tăng mức tiền phạt, đặc biệt trong bối cảnh mức tiền phạt hiện hành trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nước không còn đủ răn đe, chưa tương xứng với tính chất, mức độ vi phạm và sự phát triển của kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, sau quá trình rà soát kỹ lưỡng, tiếp thu ý kiến góp ý, ý kiến thẩm định, thẩm tra và đánh giá tổng thể phạm vi sửa đổi Luật lần này, cơ quan chủ trì soạn thảo đã tham mưu, báo cáo Chính phủ xác định rõ quan điểm, phạm vi sửa đổi là không điều chỉnh các nội dung có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân - trong đó có vấn đề tăng mức xử phạt vi phạm hành chính.

Đây là nhóm vấn đề rất nhạy cảm, có tác động trực tiếp đến đời sống của người dân và doanh nghiệp nên cần được cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động đầy đủ, toàn diện.

Với quan điểm đó, dự thảo Luật trình Quốc hội lần này không đề xuất điều chỉnh tăng mức tiền phạt tối đa đối với bất kỳ lĩnh vực quản lý Nhà nước nào được quy định tại Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành.

Dự thảo Luật này này chỉ rà soát, bổ sung một số lĩnh vực mới chưa được quy định trong Luật nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong tình hình mới. Ví dụ, bổ sung các lĩnh vực như bảo vệ dữ liệu cá nhân, công nghiệp công nghệ số, quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường biển, để tạo cơ sở pháp lý cho việc xử phạt trong các lĩnh vực này một cách minh bạch, đồng bộ.

Các đề xuất liên quan đến việc tăng mức phạt sẽ tiếp tục được nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và trình Quốc hội xem xét khi thực hiện sửa đổi toàn diện Luật Xử lý vi phạm hành chính, với điều kiện bảo đảm đánh giá tác động đầy đủ hơn trong thời gian tới.

- Dư luận cũng đang quan tâm về đề xuất cho phép xử phạt vi phạm hành chính mà không phải lập biên bản vi phạm hành chính. Ông có thể cho biết cụ thể hơn về vấn đề này?

Ông Hồ Quang Huy: Quy định cho phép xử phạt vi phạm hành chính mà không phải lập biên bản vi phạm hành chính thực ra không phải là điểm mới. Đây là quy định đã được kế thừa ổn định từ thời kỳ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và tiếp tục được duy trì tại Điều 56 của Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành.

Mục đích của quy định này là nhằm xử lý nhanh các hành vi vi phạm rõ ràng, ít nghiêm trọng, đồng thời, giảm áp lực về thủ tục hành chính, góp phần nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.

Dự thảo Luật lần này không mở rộng phạm vi áp dụng, mà chỉ đề xuất điều chỉnh rất hạn chế từ 250.000 đồng (mức phạt thực tế) đối với cá nhân lên thành 1.000.000 đồng (mức tối đa của khung) đối với cá nhân; còn đối với tổ chức thì gấp đôi trong trường hợp xử phạt không lập biên bản.

Mức điều chỉnh này nhằm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, khi mặt bằng thu nhập và chi tiêu của người dân đã thay đổi đáng kể so với thời điểm ban hành các quy định trước đây. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng dự thảo Luật lần này, cơ quan chủ trì soạn thảo đã rà soát các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, thì kết quả có rất ít hành vi vi phạm có mức phạt từ 250.000 đồng đối với cá nhân.

Điều đó cho thấy quy định hiện tại phần nào đã trở nên lạc hậu so với thực tế quản lý và không còn nhiều giá trị thực tiễn.

Đồng thời, việc xử phạt không lập biên bản vẫn phải tuân thủ đầy đủ quy trình pháp lý: Phải có quyết định xử phạt, lưu hồ sơ theo dõi, có căn cứ rõ ràng... Người bị xử phạt vẫn được đảm bảo quyền khiếu nại, yêu cầu cung cấp thông tin hoặc phản ánh nếu thấy có sai sót.

Nói cách khác, đây không phải là sự nới lỏng về trách nhiệm pháp lý hay thu hẹp quyền công dân, mà là một điều chỉnh kỹ thuật hợp lý, phù hợp thực tiễn, giúp quá trình xử lý vi phạm hành chính trở nên linh hoạt, tiết kiệm nguồn lực nhưng vẫn bảo đảm công khai, minh bạch và đúng pháp luật.

Tóm lại, quy định này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở cách tiếp cận cẩn trọng, kế thừa có chọn lọc và bám sát thực tiễn, hướng đến mục tiêu quản lý hiệu quả mà vẫn giữ vững các nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

- Trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Phương Thảo (ghi)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cụ bà 72 tuổi rơi vào nguy kịch sau khi tự ý uống paracetamol quá liều

Cụ bà 72 tuổi rơi vào nguy kịch sau khi tự ý uống paracetamol quá liều

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa cấp cứu thành công cho bà M.N.T (72 tuổi, ở Hà Nội) khi bà bị mệt, tay chân mềm nhũn, không tự chủ được… do ngộ độc paracetamol.
Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ

Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, quan điểm của Bộ về xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế là phải đấu tranh quyết liệt, xử lý nghiêm khắc, không có vùng cấm, không có ngoại lệ...
Đại biểu Quốc hội: Không để tình trạng “ai cũng đúng nhưng kết quả vẫn sai”

Đại biểu Quốc hội: Không để tình trạng “ai cũng đúng nhưng kết quả vẫn sai”

Theo các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), cần giao chỉ tiêu giải ngân bắt buộc cho từng tổ chức tín dụng, giống như giao kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phải công khai số liệu, có khen, có phạt, để tăng tính ràng buộc và chấm dứt tình trạng “ai cũng đúng nhưng kết quả vẫn sai”.
ROX Group hợp tác với Hilton vận hành 14 khách sạn tại Việt Nam

ROX Group hợp tác với Hilton vận hành 14 khách sạn tại Việt Nam

4 trong chuỗi 14 khách sạn SOJO của ROX Group đã chính thức đi vào vận hành với thương hiệu mới Tru by Hilton, a SOJO Hotel từ đầu tháng 5/2025. Đây là kết quả hợp tác chiến lược giữa ROX Group và Hilton hướng đến mục tiêu mở rộng và nâng cấp, đưa SOJO Hotel trở thành chuỗi khách sạn mang tiêu chuẩn vận hành quốc tế và mang đậm dấu ấn địa phương.
Tập trung hoàn thành rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Tập trung hoàn thành rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 69/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung hoàn thành rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Bắt khẩn cấp Chủ tịch UBND phường tại Đồng Nai để điều tra về hành vi nhận hối lộ

Bắt khẩn cấp Chủ tịch UBND phường tại Đồng Nai để điều tra về hành vi nhận hối lộ

Các đối tượng đã nhận tiền của các cá nhân có nhu cầu xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp để đưa cho cán bộ thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trảng Dài, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nhằm tránh bị kiểm tra, lập biên bản vi phạm hoặc buộc ngừng xây dựng, buộc tháo dỡ công trình.
Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Giải quyết tố cáo: Lãnh đạo Phòng Quản lý Đô thị quận Hai Bà Trưng để lộ danh tính công dân

Tin khác

Đại biểu Quốc hội: Không để tình trạng “ai cũng đúng nhưng kết quả vẫn sai”

Đại biểu Quốc hội: Không để tình trạng “ai cũng đúng nhưng kết quả vẫn sai”

Theo các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), cần giao chỉ tiêu giải ngân bắt buộc cho từng tổ chức tín dụng, giống như giao kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phải công khai số liệu, có khen, có phạt, để tăng tính ràng buộc và chấm dứt tình trạng “ai cũng đúng nhưng kết quả vẫn sai”.
Đại biểu Quốc hội: Đảm bảo học sinh được hưởng chính sách thực chất

Đại biểu Quốc hội: Đảm bảo học sinh được hưởng chính sách thực chất

Đánh giá cao ý nghĩa nhân văn của chính sách miễn, giảm học phí, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cũng đề nghị cần xác định rõ cơ chế hỗ trợ học phí với cơ sở giáo dục công lập, quy định rõ nguyên tắc hỗ trợ, tiêu chí xác định mức hỗ trợ, tránh dẫn đến chênh lệch lớn giữa các địa phương; đảm bảo học sinh được hưởng chính sách thực chất, tránh miễn một khoản chính thức nhưng lại phát sinh nhiều khoản thu khác.
Hà Nội đang nghiên cứu thực hiện chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho học sinh

Hà Nội đang nghiên cứu thực hiện chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho học sinh

Thảo luận tại Tổ 1, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 22/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khẳng định việc ban hành Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí thể hiện rõ tính nhân văn và ưu việt của chế độ ta. Đồng thời, cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm bảo đảm hiệu quả của chính sách khi triển khai vào thực tiễn.
Đại biểu Quốc hội: Cần thanh tra việc quản lý, sử dụng viên chức, người lao động

Đại biểu Quốc hội: Cần thanh tra việc quản lý, sử dụng viên chức, người lao động

Thảo luận về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 22/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, việc thanh tra đối với doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp đại diện chủ sở hữu không chỉ xem xét việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản mà cần xem xét cả các nội dung như quản lý, sử dụng viên chức, người lao động, việc chấp hành pháp luật về đất đai, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, của Nhà nước đối với người lao động.
Đề xuất chi trả hỗ trợ học phí theo phương thức cấp trực tiếp cho người học

Đề xuất chi trả hỗ trợ học phí theo phương thức cấp trực tiếp cho người học

Ủy ban Văn hóa và Xã hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu, quy định việc chi trả hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục theo phương thức cấp trực tiếp cho người học.
Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi vào năm 2030

Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi vào năm 2030

Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi trên phạm vi toàn quốc vào năm 2030.
Làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức trực thuộc

Làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức trực thuộc

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 21/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, cần rà soát những quy định liên quan để làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức trực thuộc, tránh hành chính hóa công tác chỉ đạo, điều hành.
Đề xuất cử cán bộ Công đoàn chuyên trách cấp tỉnh xuống xã, phường

Đề xuất cử cán bộ Công đoàn chuyên trách cấp tỉnh xuống xã, phường

Tham gia thảo luận tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 21/5, về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nhất trí cao với quy định Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động; đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động và quan hệ quốc tế về Công đoàn.
Quy định rõ đối tượng sau sắp xếp được mua nhà ở xã hội

Quy định rõ đối tượng sau sắp xếp được mua nhà ở xã hội

Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị bổ sung thêm đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở xã hội (NOXH), tạo điều kiện thuận lợi nhất để các đối tượng có điều kiện được thuê, mua NOXH với giá ưu đãi; đồng thời cần quy định rõ các đối tượng cán bộ, công chức, người lao động khi đến làm việc ở đơn vị mới sau sắp xếp được thực hiện quyền lợi mua NOXH.
Đề xuất Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định khu vực bỏ phiếu

Đề xuất Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định khu vực bỏ phiếu

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 21/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Trong đó, nội dung được nhiều ĐBQH tham gia thảo luận là thẩm quyền xác định khu vực bỏ phiếu.
Xem thêm
Phiên bản di động