Sống lại thời bao cấp Hà Nội xưa
![]() | Trải nghiệm không gian đám cưới xưa |
![]() | “Thương nhớ thời bao cấp” - nhớ xưa để hiểu nay |
Trần Chiến đã thể hiện một khả năng quan sát chi tiết, óc tư duy linh hoạt và ngòi bút sắc sảo để nhận diện một Hà Nội đang từng ngày phát triển, đan xen những bất cập cần phải thay đổi ẩn đằng sau khu phố cổ ngày xưa. Tất cả xuất phát từ một tình yêu Hà Nội đến cháy lòng của ông.
![]() |
Nhà văn Trần Chiến vốn được biết đến là một trí thức nho nhã, nhẹ nhàng, điềm đạm. Ông được biết đến với các tập truyện ngắn như: Con bụi, Đường đua, và các tiểu thuyết: Bốn chín chưa qua, Đèn vàng, Cậu ấm,... Với Chín bỏ làm mười, Trần Chiến chia sẻ, ông viết tiểu thuyết này bắt đầu từ đơn đặt hàng của Nhà xuất bản Phụ nữ, viết về bất cứ điều gì liên quan đến ký ức mà ông cảm thấy hứng thú.
Cuối cùng, ông đã chọn Hà Nội thời bao cấp – một mảng ký ức gắn bó máu thịt với mình. Tiểu thuyết Chín bỏ làm mười lấy bối cảnh là không gian khu phố cổ Hà Nội những năm 60 của thế kỉ XX với những nét rất đặc trưng của xã hội thành thị những năm sau hòa bình lập lại.
Ở đó, người ta có thể có một sự hình dung tương đối đầy đủ về phố cổ phố Hàng Nồi với sự xô lệch, chia cắt về không gian sống, sự có mặt sinh sống làm ăn của người Hoa, những nét sống của thời văn hóa bao cấp, và hơn cả là cuộc sống nhiều lo toan, bươn chải của con người trong những năm tháng không thể nào quên đó.
Khác với lối viết thông thường, câu chuyện được kể lại bằng việc thay đổi linh hoạt giọng kể. Lần lượt, 7 ngôi kể là: Cậu bé Nam mọt sách, bác Lẫm biết tuốt, chị Tâm mun, ông Biếc dân phòng, chị Hiếu cơm, Lâm đồng cô và thủ từ Khiêm. Bằng suy nghĩ và cảm nhận của riêng mình, họ đã thuật lại mọi sự việc trong khu phố Hàng Nồi một cách đầy sinh động và chân thật.
Trần Chiến chia sẻ, đây không chỉ là cách làm “mới” mình trong tác phẩm này mà qua nhiều ngôi kể, ông muốn tạo nên góc nhìn đa diện về bức tranh cuộc sống Hà Nội. Mỗi nhân vật như một đại diện tiêu biểu của con phố nhỏ mà ẩn chứa trong đó vô vàn rắc rối, mâu thuẫn của xã hội thời điểm cách đây 60-70 năm.
Đọc Chín bỏ làm mười có thể thấy chủ đề xuyên suốt tác phẩm nhấn mạnh vào cách cư xử của người Hà Nội. Ở đó, nổi lên mâu thuẫn xã hội, mối quan hệ tình thân rạn nứt, bà con lối xóm chành chọe, dòm ngó nhau...Con người trở thành nạn nhân của không gian ngột ngạt, bức bối và cả tệ nạn văn hóa.
Theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, thành ngữ “Chín bỏ làm mười” ý nói khi đã thương yêu, quý mến nhau thì con người có thể bằng lòng bỏ qua sự việc dù chưa đúng, rồi cùng hướng đến cuộc sống thuận hòa.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Tài xế xe tải mang theo "đồ nghề" sử dụng ma túy đá

Doanh nhân không chỉ là người làm kinh tế

Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của MTTQ Việt Nam sau khi sắp xếp

Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm

Đảo tiền tiêu và câu chuyện về giếng nước ngọt cổ

Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến
Tin khác

Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ
Nhịp sống Thủ đô 16/04/2025 22:35

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế
Nhịp sống Thủ đô 15/04/2025 16:19

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình
Nhịp sống Thủ đô 15/04/2025 14:05

Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam
Nhịp sống Thủ đô 14/04/2025 16:45

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt
Nhịp sống Thủ đô 13/04/2025 15:37

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù
Nhịp sống Thủ đô 12/04/2025 14:40

Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng
Nhịp sống Thủ đô 10/04/2025 16:31

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng
Nhịp sống Thủ đô 09/04/2025 12:11

Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động
Nhịp sống Thủ đô 08/04/2025 21:35

Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân
Nhịp sống Thủ đô 07/04/2025 20:16