--> -->

Siết chặt SIM rác, tài khoản ảo: Đánh mạnh vào tội phạm công nghệ cao

Dù đã có nhiều quy định siết chặt, nhưng SIM rác vẫn dễ dàng mua được trên mạng, thậm chí được kích hoạt sẵn với thông tin giả. Trong khi đó, tài khoản ngân hàng cũng bị mua bán tràn lan, tiếp tay cho việc chuyển tiền lừa đảo, đánh bạc, cá độ…
Học chiêu lừa đảo ở Campuchia, nhóm đối tượng bị bắt khi thực hành tại Việt Nam Cảnh báo giả mạo website Công ty SJC lừa đảo bán vàng online

SIM rác, tài khoản ảo "tung hoành"

Thời gian qua, hàng loạt người dân trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo tinh vi, từ giả danh công an, tòa án đến mời gọi đầu tư, nhận quà trúng thưởng… Chỉ cần một cuộc gọi từ số lạ, một đường link giả mạo, tiền trong tài khoản có thể "bốc hơi" chỉ sau vài phút. Đáng lo ngại, phần lớn các số điện thoại và tài khoản nhận tiền đều là SIM rác, tài khoản đứng tên người khác, khiến việc truy vết, xử lý gặp khó khăn.

Không ít nạn nhân mất từ vài triệu đến cả tỷ đồng. Điển hình như, mới đây, sáng 14/5, ông Đ (trú tại Đan Phượng, Hà Nội) nhận được điện thoại của một người tự xưng là nhân viên Công ty Điện lực Đan Phượng đề nghị ông số hóa hồ sơ điện để phục vụ thu tiền điện hằng tháng. Sau đó người này hướng dẫn ông Đ đăng nhập tài khoản ngân hàng để thực hiện đồng bộ tài khoản. Do chủ quan, ông đã thực hiện theo hướng dẫn của đối tượng. Sau khi thực hiện thao tác ông thấy tài khoản ngân hàng bị trừ tổng số tiền 1 tỷ đồng. Phát hiện mình bị lừa, ông đã đến cơ quan Công an trình báo.

Trước đó, chiều 7/5, chị L (SN 2006; hiện là sinh viên một trường đại học) nhận được điện thoại tự xưng là cán bộ Công an tỉnh Quảng Ninh. Đối tượng thông báo chị L liên quan đến đường dây rửa tiền, buôn ma túy và yêu cầu nộp tiền để chứng minh. Do lo sợ, chị L đã làm theo hướng dẫn và chuyển tổng cộng gần 3 tỷ đồng. Sau đó, thấy việc chuyển tiền có nhiều điểm bất thường, chị L đã nghi ngờ và đến Công an phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, để trình báo sự việc.

Trên đây là những vụ việc đã được Công an thành phố Hà Nội cảnh báo. Đây có thể coi là những bài học, cái giá rất đắt cho những kẽ hở trong quản lý thông tin cá nhân, đặc biệt là SIM điện thoại và tài khoản ngân hàng. Thiệt hại không chỉ là tiền bạc mà còn là sự hoang mang, mất niềm tin của người dân vào môi trường số.

Siết chặt SIM rác, tài khoản "rác": Đánh mạnh vào tội phạm công nghệ cao
Tình trạng SIM rác và tài khoản ảo lâu nay đã trở thành “công cụ” cho các đối tượng xấu.

Theo cơ quan Công an, tình trạng SIM rác và tài khoản không chính chủ lâu nay đã trở thành “công cụ” cho các đối tượng xấu ẩn danh, gây thiệt hại lớn cho người dân và tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự xã hội. Hiện nay, dù đã có nhiều quy định siết chặt, nhưng SIM rác vẫn dễ dàng mua được trên mạng, thậm chí được kích hoạt sẵn với thông tin giả. Trong khi đó, tài khoản ngân hàng cũng bị mua bán tràn lan, tiếp tay cho việc chuyển tiền lừa đảo, đánh bạc, cá độ…

Cần giải pháp đồng bộ

Theo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng SIM rác và tài khoản ảo. Có thể kể đến như: Lỗ hổng trong quản lý và xác thực thông tin. Dù quy định yêu cầu phải đăng ký thông tin chính chủ khi sử dụng SIM hoặc mở tài khoản ngân hàng, nhưng việc xác thực thông tin cá nhân vẫn còn lỏng lẻo, dễ bị qua mặt bằng giấy tờ giả hoặc mượn danh.

Mặc dù cơ quan chức năng đã có những biện pháp mạnh mẽ trong công tác rà soát, xử lý đối với các SIM rác nhưng thực tế cho thấy lượng SIM rác trôi nổi trên thị trường vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. SIM rác và tài khoản ngân hàng "rác" là công cụ thiết yếu cho nhiều hoạt động bất hợp pháp như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh bạc trực tuyến, rửa tiền... dẫn đến việc hình thành các đường dây chuyên thu gom, mua bán trái phép.

Liên quan đến vấn đề này, luật sư Nguyễn Hoàng (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, dù đã có các nghị định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực viễn thông và tài chính, nhưng việc phát hiện và xử lý vẫn còn hạn chế, xử phạt chủ yếu ở mức hành chính, chưa đủ nghiêm khắc để ngăn chặn triệt để. Các trường hợp mua bán, sử dụng SIM rác để sử dụng cho bất kỳ mục đích gì đều vi phạm pháp luật, và có thể bị phạt từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng theo quy định tại Khoản 7 điều 33 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ.

Nhiều người sẵn sàng bán thông tin cá nhân hoặc cho mượn chứng minh thư, căn cước công dân để mở tài khoản ngân hàng hoặc đăng ký SIM mà không lường trước hậu quả pháp lý. Khi mua và sử dụng những SIM loại này, người dùng sẽ không được pháp luật bảo vệ trong trường hợp phát sinh các khiếu nại, khiếu kiện về dịch vụ.

Siết chặt SIM rác, tài khoản "rác": Đánh mạnh vào tội phạm công nghệ cao
Lộ lọt thông tin cá nhân là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng SIM rác, tài khoản ảo. Ảnh minh họa

Theo Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, sau khi các nhà mạng thực hiện bắt buộc đăng ký SIM chính chủ thì cuộc gọi quảng cáo, lừa đảo từ số điện thoại di động cá nhân có giảm. Tuy nhiên, cuộc gọi lừa đảo lại xuất hiện nhiều qua các đầu số cố định như 024, 028… Đây là những số điện thoại xuất phát từ dịch vụ tổng đài được nhiều công ty cung cấp. Các đầu số cố định này được lắp đặt trên hệ thống tổng đài, không sử dụng SIM, chỉ cần có kết nối internet và hệ thống nghe gọi phù hợp.

Vì vậy mới có trường hợp cuộc gọi từ những cá nhân ở nước ngoài nhưng người nghe tại Việt Nam thấy hiện ra số cố định. Do đó, cần phải xem lại quy định về dịch vụ tổng đài để có giải pháp quản lý phù hợp.

Tại cuộc họp với Ban chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 ngày 17/5 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Bộ Công an phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan, doanh nghiệp liên quan triển khai chiến dịch tổng rà soát tài khoản ngân hàng, SIM điện thoại để tăng cường quản lý Nhà nước, phòng ngừa tội phạm lừa đảo trực tuyến. Đây là biện pháp quyết liệt nhằm chấn chỉnh tình trạng SIM rác, tài khoản "rác" bị lợi dụng cho các hành vi lừa đảo, rửa tiền, tội phạm công nghệ cao.

Đợt tổng rà soát lần này sẽ kiểm tra, đối soát toàn bộ thông tin thuê bao, tài khoản ngân hàng; yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp đăng ký không chính chủ, dùng vào mục đích bất hợp pháp. Các nhà mạng, ngân hàng thương mại cũng sẽ phải chịu trách nhiệm nếu buông lỏng quản lý.

Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng Chính phủ một lần nữa cho thấy câu chuyện SIM rác hay tài khoản không chính chủ vẫn tồn tại, bất chấp nhiều giải pháp ngăn chặn đã được thực hiện. Người dân được khuyến cáo không cho mượn hoặc bán thông tin cá nhân, cần chủ động kiểm tra thuê bao, tài khoản của mình, đồng thời nâng cao cảnh giác trước các cuộc gọi, tin nhắn bất thường.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xe ba bánh, xe tự chế vẫn “tung hoành”: Đến bao giờ mới xử lý triệt để?

Xe ba bánh, xe tự chế vẫn “tung hoành”: Đến bao giờ mới xử lý triệt để?

Dù đã có nhiều chỉ đạo và biện pháp xử lý, nhưng thời gian gần đây, tình trạng xe ba bánh, xe tự chế và các phương tiện chở vật liệu xây dựng vi phạm vẫn tiếp tục “tung hoành” trên các tuyến phố Hà Nội.
LĐLĐ quận Long Biên: Trao "bí quyết" giúp đoàn viên xây tổ ấm thời hội nhập

LĐLĐ quận Long Biên: Trao "bí quyết" giúp đoàn viên xây tổ ấm thời hội nhập

Thiết thực hướng về Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, sáng nay (22/5), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề ý nghĩa với chủ đề: “Bí quyết xây dựng và giữ gìn mái ấm gia đình trong thời kỳ hội nhập” và sinh hoạt Câu lạc bộ Nữ công LĐLĐ quận Long Biên nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Công bố 19 phương thức xét tuyển đại học năm 2025

Công bố 19 phương thức xét tuyển đại học năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức công bố 19 phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2025, kèm theo mã số cụ thể cho từng phương thức nhằm đảm bảo minh bạch, đồng bộ trong tổ chức tuyển sinh.
Đà Nẵng: Tạm giữ gần 2.000 sản phẩm hàng giả, hàng nhái thương hiệu LV, Chanel, Hermès

Đà Nẵng: Tạm giữ gần 2.000 sản phẩm hàng giả, hàng nhái thương hiệu LV, Chanel, Hermès

Các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra hàng loạt cửa hàng thời trang thuộc địa bàn quận Hải Châu và thu giữ gần 2.000 sản phẩm giả, nhái các thương hiệu nổi tiếng đã được bảo hộ tại Việt Nam.
Cần những chính sách có tính kiến tạo để hộ kinh doanh “lớn lên”

Cần những chính sách có tính kiến tạo để hộ kinh doanh “lớn lên”

Để tăng tốc độ gia nhập thị trường của doanh nghiệp, đặc biệt là thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân, theo các chuyên gia, cần có những chính sách mang tính kiến tạo để hộ kinh doanh trong khu vực phi chính thức chuyển đổi thành doanh nghiệp và để các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi thành doanh nghiệp quy mô lớn hơn.
Đoàn viên huyện Chương Mỹ nhận hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn”

Đoàn viên huyện Chương Mỹ nhận hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn”

Ngày 22/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức trao hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Nguyễn Thị Bình - Công đoàn Trường Tiểu học Phụng Châu, thuộc LĐLĐ huyện Chương Mỹ.
“Thay đổi mật khẩu tự động”, tính năng mới trên trình duyệt Chrome

“Thay đổi mật khẩu tự động”, tính năng mới trên trình duyệt Chrome

Google vừa công bố một tính năng bảo mật mới dành cho trình duyệt Chrome, giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc bảo vệ tài khoản trực tuyến. Cụ thể, trình quản lý mật khẩu tích hợp (Google Password Manager) nay có thể tự động thay mật khẩu khi phát hiện tài khoản bị rò rỉ mà không cần người dùng phải thao tác thủ công.

Tin khác

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị tòa soạn thông minh

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị tòa soạn thông minh

Sáng 15/5, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Hội thảo “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị tòa soạn thông minh”. Hội thảo có sự góp mặt của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực báo chí - truyền thông, lãnh đạo các cơ quan báo chí ở Trung ương, Hà Nội và các tỉnh, thành trên cả nước, các diễn giả là đại diện những doanh nghiệp hàng đầu về công nghệ thông tin…
Xã hội hóa wifi miễn phí, phổ cập internet thúc đẩy phong trào "Bình dân học vụ số"

Xã hội hóa wifi miễn phí, phổ cập internet thúc đẩy phong trào "Bình dân học vụ số"

Nhận thức rõ vai trò thiết yếu của hạ tầng thông tin trong công cuộc chuyển đổi số và đặc biệt là việc thúc đẩy phong trào "Bình dân học vụ số", trang bị kỹ năng số cho toàn dân, quận Ba Đình đã triển khai lắp đặt hệ thống wifi miễn phí tại khu vực công cộng, vườn hoa, sân chơi, những nơi tập trung đông người dân
Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số”

Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số”

Với phong trào “Bình dân học vụ số” thành phố Hà Nội đang triển khai, chuyển đổi số không còn là những vấn đề xa vời, mà đã và đang lan tỏa tới từng ngõ, từng nhà. Qua đó nhằm phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số, kỹ năng số cho người dân với tinh thần cách mạng, toàn dân, toàn diện, “không ai bị bỏ lại phía sau” trong tiến trình chuyển đổi số.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Giải quyết các thách thức về niềm tin và chống lừa đảo trên nền tảng số

Giải quyết các thách thức về niềm tin và chống lừa đảo trên nền tảng số

Ngày 15/4, Hội nghị Thượng đỉnh Số tại Hà Nội 2025 do Hiệp hội Di động Toàn cầu (GSMA) tổ chức quy tụ các nhà lãnh đạo từ Chính phủ Việt Nam, ngành công nghệ và các tổ chức quốc tế, cùng thảo luận nhiều nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng số an toàn, toàn diện và đối phó trực diện với nguy cơ lừa đảo gia tăng khi Việt Nam tăng tốc quá trình chuyển đổi và trở thành nền kinh tế số dẫn đầu.
Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Để sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng VssID, VNeID thực hiện đăng ký khám chữa bệnh BHYT, người dùng có thể thực hiện các bước sau để cập nhật số Căn cước công dân (CCCD) hay mã số định danh cá nhân vào ứng dụng VssID.
Bộ GD&ĐT xác định chuyển đổi số, cải cách hành chính là giải pháp đột phá

Bộ GD&ĐT xác định chuyển đổi số, cải cách hành chính là giải pháp đột phá

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xác định chuyển đổi số, cải cách hành chính là giải pháp đột phá. Việc này không chỉ đáp ứng triển khai chỉ đạo cấp trên mà là yêu cầu tự thân nhằm tạo chuyển biến tốt cho hoạt động của ngành Giáo dục vốn cần gương mẫu vì thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực, thúc đẩy chuyển đổi số trong xã hội.
Từ ngày 26/3 chính thức vận hành trang thông tin điện tử mới cấp, đổi giấy phép lái xe

Từ ngày 26/3 chính thức vận hành trang thông tin điện tử mới cấp, đổi giấy phép lái xe

Từ ngày 26/3, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) chính thức vận hành trang thông tin dịch vụ công mới tại địa chỉ: https://dvc-gplx.csgt.bocongan.gov.vn
Ứng dụng iHanoi có chuyên mục “Sản phẩm công nghệ số xuất sắc”

Ứng dụng iHanoi có chuyên mục “Sản phẩm công nghệ số xuất sắc”

Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội xây dựng chuyên mục “Sản phẩm công nghệ số xuất sắc” trên nền tảng ứng dụng iHanoi nhằm cung cấp thông tin các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số xuất sắc đã được các cơ quan, tổ chức lựa chọn và công nhận qua các giải thưởng hàng năm tới từng người dân, doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức.
Bộ Khoa học và Công nghệ có 25 đơn vị sau hợp nhất

Bộ Khoa học và Công nghệ có 25 đơn vị sau hợp nhất

Chính phủ ban hành Nghị định 55/2025/NĐ-CP ngày 2/3/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ với cơ cấu 25 tổ chức.
Xem thêm
Phiên bản di động