Sẽ tăng bao nhiêu?
![]() | Mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội |
![]() | Thí điểm mức lương cơ bản tại các tập đoàn kinh tế |
![]() | Khoảng 70% doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn đã điều chỉnh tiền lương tối thiểu |
![]() |
Viện Khoa học Lao động và Xã hội tổ chức công bố Báo cáo Xu hướng lao động và xã hội Việt Nam 2019 |
Mới đây, Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) đã tổ chức công bố Báo cáo Xu hướng lao động và xã hội Việt Nam 2019 và Bản tin chắt lọc chính sách lao động và xã hội 2019.
Theo đó, đánh giá xu hướng lao động và xã hội đến năm 2021 cho thấy, quy mô dân số cả nước sẽ tiếp tục tăng với tốc độ bình quân 1,07%/năm trong giai đoạn 2019 -2021. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số từ 15 tuổi trở lên giảm nhẹ, 76,06% năm 2019 và 75,48% năm 2021. Quy mô lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tăng lên 55,76 triệu người năm 2019 và 56,62 triệu người năm 2021. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ đạt 23,14% năm 2019 và 25,82% năm 2021.
Cũng theo Báo cáo, năm 2019, tiền lương danh nghĩa bình quân của lao động làm công hưởng lương đạt 6,15 triệu đồng/tháng và tăng lên 6,53 triệu đồng vào năm 2021. Khoảng cách tiền lương bình quân giữa ngành nông lâm thủy sản và ngành công nghiệp, dịch vụ vẫn khá lớn. Khoảng cách này lần lượt trong năm 2019 là 64,32% và 57,73%; dự báo đến năm 2021, khoảng cách này sẽ là 63,51% và 57,50%. Về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp, dự báo giai đoạn 2019 – 2021, số người tham gia BHXH tăng thêm bình quân 1,2 triệu người/năm, thêm khoảng 90,3 nghìn người hưởng chế độ hưu trí mỗi năm và số người tham gia BHTN tăng bình quân mỗi năm gần 740 nghìn người.
Về giảm nghèo, mặc dù kết quả rất tích cực với mức giảm nhanh về tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, nhưng số hộ nghèo là dân tộc thiểu số sẽ vẫn chiếm gần 50% tổng số hộ nghèo trong cả nước; chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa thể thu hẹp, nhất là các vùng đồng bằng, miền núi Tây Bắc và Tây Nguyên tiếp tục là thách thức trong những năm tới.
Cùng với đó, một số nhóm lao động nữ sẽ có nguy cơ chịu tác động tiêu cực của hội nhập như lao động nữ dân tộc thiểu số, lao động nữ nghèo, lao động nữ nông thôn, khuyết tật, đơn thân… Các nhóm lao động nữ này sẽ ít có khả năng tiếp cận các cơ hội việc làm mới do hội nhập mang lại; thậm chí họ có thể phải chịu những tác động tiêu cực của hội nhập đến việc làm và sinh kế hiện tại, dẫn đến nguy cơ đói nghèo.
Báo cáo cũng đưa ra một số hàm ý chính sách, trong đó cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách thuộc lĩnh vực lao động, việc làm, đặc biệt là Bộ luật Lao động, Luật Việc làm 2013, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014. Ngành Lao động cần tạo đột phá về chất lượng nguồn nhân lực, tập trung tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, đổi mới đào tạo để có những kỹ năng mới đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Báo cáo cũng khuyến nghị cần thực hiện tốt Nghị quyết số 28-NQ/TW về Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, chú trọng công tác tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội; nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Cùng với đó, rà soát, sửa đổi các chính sách giảm nghèo theo hướng giảm dần chính sách hỗ trợ cho không, tăng chính sách hỗ trợ cho vay, có điều kiện; tách nhóm đối tượng BHXH ra khỏi nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo, từ đó có cơ sở để thiết kế và thực hiện chính sách giảm nghèo một cách có hiệu quả.
Nghiên cứu điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội thường xuyên và đột xuất phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và căn cứ chuẩn nghèo áp dụng cho từng thời kỳ; tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh mở rộng diện đối tượng hưởng, ưu tiên hỗ trợ đối với các nhóm yếu thế vùng sâu, vùng sa, dân tộc thiểu số; đa dạng hóa các loại hình trợ giúp xã hội và tăng cường các dịch vụ phúc lợi xã hội.
TS. Đào Quang Vinh – Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội khẳng định, Báo cáo Xu hướng lao động và xã hội Việt Nam 2019 thực sự là tài liệu tham khảo có giá trị của các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên và cộng đồng doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Ngoại hạng Anh 2024/25: Cuộc đua Champions League nghẹt thở đến phút chót

Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?
Tin khác

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai
Đời sống 31/03/2025 21:13

Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?
Đời sống 28/03/2025 06:41

Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ
Đời sống 23/03/2025 16:54

Hà Nội: Thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025
Đời sống 22/03/2025 06:27

Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc
Đời sống 15/03/2025 12:27

Công nhân mong mỏi được tăng lương
Đời sống 10/03/2025 16:32

Đến 30/6/2025 tỉnh Hoà Bình phấn đấu xoá xong 3.194 nhà tạm, nhà dột nát
Đời sống 08/03/2025 22:14

Số vụ tai nạn lao động vẫn tăng
Đời sống 01/03/2025 16:55

Chỉ huy Công an Hà Nội còn hơn 12 năm công tác xin nghỉ trước tuổi
Đời sống 27/02/2025 15:58

Công chức, viên chức, người lao động được nghỉ mấy ngày dịp Giỗ Tổ Hùng Vương?
Đời sống 25/02/2025 07:48