Sao nỡ vội cười chê!
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc “thần tốc” đàm phán mua vắc xin phòng Covid-19 bằng mọi cách, chỉ trong vòng 1 tháng, Bộ Y tế đã đàm phán với các đối tác ký thỏa thuận mua 170 triệu liều vắc xin. Trong khi, Việt Nam không nằm trong danh sách ưu tiên tiếp cận vắc xin vì có thành tích chống dịch tốt.
Nói vậy để thấy rằng, với tất cả sự nỗ lực vì sức khỏe nhân dân, vì sự bình an cho cộng đồng, Đảng, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề tiếp cận nguồn vắc xin để thực hiện mục tiêu miễn dịch cộng đồng. Đấy là chưa kể chúng ta đang đàm phán với các đối tác để chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thử lâm sàng để cho ra đời vắc xin phòng Covid-19 mang thương hiệu Việt Nam.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Quyết tâm là vậy, thần tốc là thế, song trên mạng xã hội không ít người vẫn “chê” rằng, Việt Nam “sai lầm” vì chần chừ trong tiếp cận vắc xin, nên mới dẫn đến làn sóng dịch thứ 4 gây ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế và người dân như hiện tại!
Chê thì cứ chê, bình thì cứ bình, nhưng điều cần phải nói lại cho rõ. Theo quy trình sản xuất vắc xin, từ lúc nghiên cứu đến sản xuất, thí nghiệm lâm sàng đến khi được phép đưa vào sử dụng đại trà, quy trình chung phải mất ít nhất 5 năm. Vì dịch Covid-19 gây ra khủng hoảng quá lớn cả về mặt sức khỏe lẫn kinh tế cho nhân loại, nên một số quốc gia đã quyết định rút ngắn quy trình, để “thần tốc” cho ra đời vắc xin.
Đặt trong bối cảnh đó, xét về yếu tố an toàn, nếu vào thời điểm năm 2020, những người “hay chê”, nếu được mời đi tiêm vắc xin phòng Covid-19 miễn phí có dám đi tiêm không? Câu trả lời là không. Dịch thì dịch, nhưng với vắc xin không phải để đùa. Do đó, khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chưa đưa ra khuyến cáo về sự an toàn của vắc xin đối với từng hãng sản xuất, tốt nhất chúng ta chưa nên vội vàng nhập.
Chỉ khi và khi, WHO thông báo vắc xin của hãng này, hãng kia an toàn, bản thân các nước sản xuất tiêm cho người dân hiệu quả… khi đó chúng ta mới tiến hành đàm phán. Nguyên tắc chung là phải đảm bảo tối đa sự an toàn cho người dân. Cẩn thận đến thế, thần tốc đến thế vẫn cứ bị chê!
Về vấn đề gây lãng phí về giãn cánh xã hội và thực hiện cách ly tập trung. Nhiều ý kiến trên mạng phản bác rằng, việc chống dịch thiếu khoa học, cứ thấy có dịch là “phong tỏa”, cứ thấy xuất hiện mấy chục ca mắc là thực hiện giãn cách gây khó khăn cho đời sống nhân dân. Đặc biệt, việc tiến hành cách ly gây ra tốn kém cho ngân sách, thậm chí tham nhũng!
Xin thưa, ông cha ta xưa đã dạy “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Hãy nhìn sang các nước Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu hay gần nhất là Ấn Độ… nếu chúng ta không kịp thời truy vết, khoanh vùng dập dịch thì hậu quả sẽ như thế nào. Điều nên nhớ, từ kinh nghiệm của 3 lần dịch trước, lần dịch này quan điểm nhất quán của Chính phủ là không chống dịch cực đoan mà phải song hành với phát triển kinh tế để hoàn thành “mục tiêu kép”.
Nghĩa là, chỉ tiến hành phong tỏa tạm thời để truy vết (khi cần thiết) trong phạm vi hẹp; chỉ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng khi thấy cần thiết trong phạm vi hẹp, không thực hiện giãn cách tràn lan để không ảnh hưởng quá nhiều đến đời sống nhân dân và sản xuất, kinh doanh.
Nếu không kịp thời làm những việc trên, trong bối cảnh nguồn vắc xin khan hiếm, liệu ngay những người hay phê phán có chắc rằng mình không bị mắc Covid- 19 để ngồi viết những lời bình phẩm hay không?
Còn cách ly tập trung, trong bối cảnh cả thế giới chưa có “khuôn mẫu” về cách ly. Bài học nhãn tiền về cách ly các F1 tại nhà của các nước phương Tây và một số quốc gia đã bị thất bại, gây nên những “cơn sóng” dịch khủng khiếp, giết chết hàng trăm nghìn sinh mạng… buộc chúng ta phải tiến hành thực hiện giải pháp cách ly để bảo đảm an toàn tối đa ở mức có thể cho xã hội.
Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, đã có một số trường hợp lây chéo trong khu cách ly, hiện chúng ta đã khắc phục. Song bất luận thế nào đến thời điểm hiện tại và đặt trong bối cảnh của đại dịch, điều kiện đất nước, chúng ta khẳng định chủ trương cách ly các F1 là đúng đắn.
Khen, chê là chuyện của cuộc sống. Nhưng điều quan trọng nhất hãy luôn biết khen và chê cho đúng, đừng nên tự cho mình là “học giả” muốn quy chụp gì cũng được.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Động lực khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

Hà Nội nghiêm cấm hành vi lấy số thứ tự "ảo" khi đăng ký làm dịch vụ công online

Công an Hà Nội phá chuyên án, thu giữ trên 100 tấn tân dược và thực phẩm chức năng giả

Đại biểu đề xuất hạn chế tối đa việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Báo Nhân Dân khai mạc triển lãm số và ra mắt ấn phẩm đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Xét tặng giải thưởng "Nhà giáo Sơn Tây tâm huyết, sáng tạo" năm 2025

Đẩy mạnh công tác chăm lo cho đoàn viên và người lao động
Tin khác

“Lời hứa” và những con số biết nói
Thời sự 15/05/2025 11:01

Kỳ vọng xã mới
Bình luận 14/05/2025 12:17

“Giải phóng” kinh tế tư nhân
Bình luận 08/05/2025 10:31

Để hàng giả, hàng “bẩn” không còn đất sống
Bình luận 07/05/2025 11:52

Vững tin bước vào kỷ nguyên mới
Bình luận 30/04/2025 06:19

Hôm nay (30/4) kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước: Khát vọng vươn mình!
Bình luận 30/04/2025 06:02

Tự hào quá Việt Nam ơi!
Bình luận 28/04/2025 12:43

Những ngôi trường đậm tính nhân văn
Bình luận 22/04/2025 06:43

Đừng để “cha chung không ai khóc”!
Bình luận 17/04/2025 14:01

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!
Bình luận 15/04/2025 16:21