--> -->

Phường Viên Sơn (Sơn Tây): Công trình xây dựng trên đất công, vì sao chưa xử lý?

Mặc dù công trình nối với nhà hàng Ngọc Phượng xây dựng trên đất công (nằm trên kênh tiêu T1 của công trình thủy lợi) và tồn tại đã 15 năm qua, thế nhưng, không hiểu vì sao đến thời điểm này chính quyền và các cơ quan chức năng phường Viên Sơn (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) vẫn chưa thể xử lý dứt điểm vi phạm...
Cần xử lý nghiêm công trình xây dựng không phép tại khu vực Trung tâm thương mại Đồng Mai Công trình xây dựng 383+385 phố Vọng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà liền kề Tăng cường kiểm tra quy chế dân chủ trong quản lý trật tự xây dựng

Theo nội dung phản ánh của người dân tại phường Viên Sơn (thị xã Sơn Tây), thời gian qua, nhà hàng Ngọc Phượng (số 99 La Thành, phường Viên Sơn) có dấu hiệu cơi nới phía sau khi cho xây dựng một dãy nhà dài khoảng 200m2. Dãy nhà này được xây dựng phía dưới có dầm sàn, khung cột bê tông, cốt thép liền khối kiên cố; mái nhà lợp tôn và ngói. Công trình nhà này sau khi cơi nới đã được chủ nhà hàng cho nối liền với nhà hàng Ngọc Phượng (cũ).

Phường Viên Sơn (Sơn Tây): Công trình xây dựng trên đất công, vì sao chưa xử lý?
Nhà hàng Ngọc Phượng ngang nhiên xây dựng trên đất thuộc kênh tiêu T1 nhưng không bị xử lý

Cũng theo phản ánh của người dân, nhà hàng Ngọc Phượng chính là công trình vi phạm xây dựng trên đất công từ nhiều năm nay và vị trí dãy nhà này nằm chễm chệ trên kênh tiêu nước, công trình thủy lợi T1 do Công ty TNHH MTV Thủy lợi sông Tích quản lý.

Điều đáng nói, mặc dù năm 2018, khi Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội phê duyệt dự án “Đầu tư xây dựng công trình cải tạo nâng cấp kênh tiêu T1” tại địa bàn thị xã Sơn Tây và UBND thị xã Sơn Tây được giao làm chủ đầu tư, nhưng công trình xây dựng vi phạm trên đất công, đất kênh tiêu T1 của nhà hàng Ngọc Phượng lại không hề bị xử lý.

Không những vậy, trong tháng 7-8/2022 vừa qua, chủ nhà hàng Ngọc Phượng còn ngang nhiên dỡ bỏ công trình vi phạm cũ để xây dựng lại công trình mới, nhưng chính quyền phường Viên Sơn lại dường như “không biết”, mặc dù nhà hàng này nằm không xa trụ sở UBND phường Viên Sơn. Sự việc đã khiến nhiều hộ dân đang sinh sống tại đây bất bình.

Bà N.T.L, người dân tại phường Viên Sơn bức xúc cho biết, việc kinh doanh ăn uống, đun nấu, xả thải ở phía sau quán ăn gây ô nhiễm môi trường khu dân cư. Không những thế, việc đầu tư dự án cải tạo nâng cấp hệ thống kênh tiêu T1 của thị xã Sơn Tây cũng bị ảnh hưởng, do nhà hàng này nằm ngay trên đất kênh tiêu T1.

“Chúng tôi khẩn thiết đề nghị các cơ quan chức năng của thị xã Sơn Tây sớm vào cuộc xử lý dứt điểm vụ việc, trả lại môi trường sống văn minh cho các hộ dân nơi đây. Đồng thời, Đảng bộ, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng sớm kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm tập thể, cá nhân để công trình vi phạm tồn tại 15 năm qua mà không bị xử lý, giải tỏa, thậm chí còn có dấu hiệu vi phạm nhiều hơn”, bà N.T.L bày tỏ.

Theo thông tin chúng tôi được biết, khu vực nhà hàng Ngọc Phượng hiện nay thuộc Tổ dân phố La Thành, phường Viên Sơn (thị xã Sơn Tây). Ngày 28/12/2007, UBND xã Viên Sơn (nay là phường Viên Sơn) đã ký Hợp đồng Giao khoán sử dụng đất quỹ 2 tại khu vực Ao Hủng Trong – La Thành, phương Viên Sơn, cho bà Lê Minh Phương (trú tại thôn La Thành) theo hợp đồng số 02/2007/HĐ-KT, với tổng diện tích là 684m2, mục đích thuê khoán là để nuôi thả cá.

Đặc biệt, thời gian thuê được ghi trong Hợp đồng Giao khoán là không xác định thời hạn và được thực hiện bắt đầu từ ngày 1/01/2008. Hàng năm người thuê khoán sẽ phải nộp sản lượng lại là 102,6kg cá/năm. Cùng đó, Hợp đồng cũng ghi rõ, nghiêm cấm người thuê khoán phá hủy đất, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cải tạo khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép…

Phường Viên Sơn (Sơn Tây): Công trình xây dựng trên đất công, vì sao chưa xử lý?
Công trình vi phạm trên đất công, không chỉ gây bức xúc cho người dân tại phường Viên Sơn mà còn làm ảnh hưởng đến kênh tiêu T1 qua địa bàn thị xã Sơn Tây

Mặc dù cam kết là vậy, tuy nhiên sau khi ký kết hợp đồng bà Lê Minh Phương đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng, tự ý cải tạo, xây dựng nhà hàng Ngọc Phượng. Khi vi phạm xảy ra, mặc dù UBND phường Viên Sơn lập biên bản, ra thông báo yêu cầu đình chỉ thi công, nhưng công trình vẫn được hoàn thiện và đưa vào sử dụng nhiều tháng nay. Trong khi đó, UBND phường cũng không có động thái ngăn chặn, xử lý dứt điểm theo quy định tại điều 208 Luật Đất đai 2013.

Trước nội dung phản ánh của người dân, chúng tôi liên hệ làm việc với Chủ tịch UBND phường Viên Sơn và được bà Nguyễn Thị Mùi, Chủ tịch UBND phường cho biết, sau khi vi phạm xảy ra UBND phường đã có văn bản gửi Công ty TNHH MTV Thủy lợi sông Tích về việc tham mưu, hướng dẫn và phối hợp xử lý vi phạm. Sau đó, Công ty TNHH MTV Thủy lợi sông Tích có văn bản trả lời gửi UBND phường Viên Sơn và cho biết, công trình xây dựng nhà hàng Ngọc Phượng nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi đối với kênh tiêu T1 - qua địa bàn thị xã Sơn Tây (thuộc hệ thống tiêu Phú Phụ)…

Trước những vi phạm của nhà hàng Ngọc Phượng, ngày 26/8/2022 vừa qua, UBND phường Viên Sơn đã ký biên bản số 01/TTHĐ-UBND Thanh lý Hợp đồng số 02/2007/HĐ-KT với bà Lê Minh Phương. Lý do thanh lý hợp đồng, là do thời hạn của hợp đồng không đúng theo quy định của pháp luật, tổ chức thanh lý để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành... Tuy nhiên, biên bản thanh lý hợp đồng của phường không nêu rõ bà Phương phải bàn giao trả đất cho địa phương quản lý vào thời gian nào?

Cũng theo Chủ tịch UBND phường Viên Sơn, sau khi thanh lý hợp đồng với chủ nhà hàng Ngọc Phượng, chính quyền địa phương đã kiến nghị UBND thị xã Sơn Tây và ra quyết định cưỡng chế công trình vi phạm xây dựng, trả lại hiện trạng ban đầu.

Mặc dù chia sẻ là vậy, tuy nhiên theo tìm hiểu của chúng tôi, kể từ khi kí biên bản thanh lý hợp đồng với bà Lê Minh Phương - chủ nhà hàng Ngọc Phượng đến nay, công trình xây dựng vi phạm trên đất công của nhà hàng Ngọc Phượng vẫn không có động tĩnh tự tháo dỡ cũng như chưa được cưỡng chế, xử lý theo quy định của pháp luật.

Thiết nghĩ, khi đã thực hiện thanh lý Hợp đồng Giao khoán với chủ nhà hàng Ngọc Phượng, đồng thời xác định được việc công trình vi phạm trật tự xây dựng, đặc biệt là xây dựng trên phần diện tích kênh tiêu T1, xây dựng trên đất công… cơ quan chức năng phường Viên Sơn và thị xã Sơn Tây cần sớm vào cuộc xử lý vi phạm, tránh để người dân khiếu kiện kéo dài dẫn đến bức xúc trong dư luận xã hội.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bão số 3 Wipha sắp vào thời điểm mạnh nhất, hướng vào vùng biển Quảng Ninh - Ninh Bình

Bão số 3 Wipha sắp vào thời điểm mạnh nhất, hướng vào vùng biển Quảng Ninh - Ninh Bình

Theo cơ quan khí tượng, dự báo trong 24 giờ tới, bão số 3 Wipha đạt cường độ cực đại, mạnh cấp 11-12, giật cấp 15.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy

Ngày 19/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 113/CĐ-TTg về thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy thúc đẩy phát triển logistics trong lĩnh vực vận tải.
Chung kết Siêu cúp Bỉ 2025 - Royale Union SG vs Club Brugge: Màn tái đấu đỉnh cao

Chung kết Siêu cúp Bỉ 2025 - Royale Union SG vs Club Brugge: Màn tái đấu đỉnh cao

Trận tranh Siêu cúp Bỉ 2025 sẽ diễn ra vào lúc 23h30 ngày 20/7, chứng kiến màn so tài đỉnh cao giữa hai thế lực của bóng đá Bỉ: Royale Union SG và Club Brugge. Đây không chỉ là một trận tranh cúp đơn thuần mà còn là cuộc tái đấu đầy duyên nợ giữa nhà đương kim vô địch giải VĐQG và đội đoạt cúp Quốc gia, hứa hẹn một đêm bóng đá hấp dẫn và kịch tính.
Nhận định U23 Indonesia vs U23 Malaysia: Chung kết bảng A hay cuộc chiến sinh tồn?

Nhận định U23 Indonesia vs U23 Malaysia: Chung kết bảng A hay cuộc chiến sinh tồn?

Trận đấu giữa U23 Indonesia và U23 Malaysia trong khuôn khổ lượt cuối bảng A giải U23 Đông Nam Á 2025, diễn ra vào lúc 20h00 ngày 21/7, không chỉ là một cuộc đối đầu thông thường mà đã trở thành một trận “chung kết bảng” thực sự. Giờ đây, cả hai đội sẽ phải chiến đấu hết mình để giành lấy tấm vé đi tiếp, đặc biệt là U23 Malaysia.
Giá vàng hôm nay (20/7): Vàng trong nước ổn định

Giá vàng hôm nay (20/7): Vàng trong nước ổn định

Giá vàng hôm nay (20/7): Vàng trong nước hiện đang ổn định. Giá vàng thế giới đang dao động trong vùng cao, cho thấy khả năng duy trì ổn định bất chấp căng thẳng chính trị và bất định kinh tế.
Tỷ giá USD hôm nay (20/7): Giá bán USD cao nhất ở mức 26.419 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay (20/7): Giá bán USD cao nhất ở mức 26.419 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay (20/7): Tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên tại mốc 25.185 đồng/USD. Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng tuần 0,51%, lên mức 98,46.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/7: Nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/7: Nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt

Dự báo ngày 20/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông.

Tin khác

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Phản hồi tới Báo Lao động Thủ đô, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên cho biết, vụ việc đánh người xảy ra tại sảnh tầng 1, tòa nhà C, Chung cư WestBay, Khu đô thị Ecopark, thuộc địa phận xã Phụng Công, tỉnh Hưng Yên không khởi tố hình sự vì chưa đủ yếu tố cấu thành tội "Cố ý gây thương tích".
Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips

Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips

Vụ án lừa đảo công nghệ cao liên quan đến đối tượng Phó Đức Nam (biệt danh Mr Pips) đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm không chỉ bởi quy mô khổng lồ, thủ đoạn tinh vi mà còn bởi số lượng nạn nhân lan rộng. Hơn 5.300 tỷ đồng bị thu giữ, hàng trăm người sập bẫy “đầu tư ảo”, con số là hồi chuông cảnh tỉnh cho bất kỳ ai còn mơ hồ trước những lời mời gọi làm giàu nhanh chóng trong thời đại số.
Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Trước thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng và môi trường kinh doanh, đợt cao điểm xử lý do lực lượng chức năng triển khai thời gian qua tại Hà Nội đã nhận được sự đồng tình mạnh mẽ từ người dân. Không chỉ ủng hộ về mặt chủ trương, nhiều người còn kỳ vọng chiến dịch lần này sẽ tạo ra chuyển biến thực chất, chấm dứt tình trạng “đánh trống bỏ dùi”.
Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả, hàng nhái không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, mà còn phá vỡ niềm tin vào thị trường. Sau các đợt cao điểm xử lý, nhiều đối tượng lại tái hoạt động dưới hình thức tinh vi hơn. Những lỗ hổng trong cơ chế hậu kiểm, công nghệ truy xuất và chế tài xử phạt đang khiến cuộc chiến chống hàng giả trở thành một cuộc đua đường dài, đòi hỏi sự kiên trì và quyết liệt.
Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Từ quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng đến thiết bị điện tử, hàng giả, hàng nhái đang len lỏi khắp các ngõ ngách của Hà Nội. Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn làm méo mó môi trường kinh doanh, suy giảm lòng tin vào hàng Việt. Trong khi đó, công tác quản lý và xử lý vi phạm vẫn còn nhiều bất cập, đòi hỏi những giải pháp quyết liệt, đồng bộ hơn từ các cơ quan chức năng và sự chung tay của toàn xã hội.
Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Vụ triệt phá hơn 100 tấn thực phẩm chức năng và thiết bị y tế giả ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội đang khiến dư luận bàng hoàng và đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm quản lý thị trường. Không chỉ là câu chuyện của một đường dây sản xuất tinh vi, đây còn là hồi chuông cảnh tỉnh về lỗ hổng trong kiểm soát chất lượng hàng hóa, cũng như sự chủ quan từ phía người tiêu dùng.
Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Vụ việc "lùm xùm" liên quan đến phí chung cư giữa cư dân chung cư Skylight, 125D Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội với Ban quản trị lẽ ra sẽ được làm sáng tỏ và giải quyết dứt điểm để người dân không phải "vác đơn" đến cơ quan công quyền và báo chí nếu lãnh đạo quận, Phòng Quản lý Đô thị quận Hai Bà Trưng giải quyết đúng quy trình, quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Tiếp công dân và Luật Tố cáo.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Xem thêm
Phiên bản di động