-->

Phòng, chống dịch tại các chợ dân sinh: Nơi nghiêm túc, chỗ lơ là

Sau 4 đợt giãn cách xã hội, từ 6 giờ sáng nay (21/9), thành phố Hà Nội bắt đầu chuyển sang thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ. Trong ngày đầu nới lỏng giãn cách, tại các khu chợ dân sinh, hoạt động mua bán trở nên nhộn nhịp hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm có sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền địa phương, thì tại một số nơi, công tác phòng, chống dịch đang bị buông lỏng.
Ngăn chặn mầm dịch từ chợ dân sinh: Góc nhìn từ cách sắp xếp lại chợ Nam Đồng Huyện Gia Lâm cần quản lý chặt chẽ các chợ đầu mối, chợ dân sinh Quyết tâm không để chợ “nhiễm” dịch

Ghi nhận của phóng viên trong sáng 21/9 tại chợ dân sinh thuộc một số quận, huyện cho thấy công tác phòng, chống dịch vẫn được duy trì khá nghiêm túc. Đơn cử, tại chợ Ngã Tư Sở (Đống Đa), số lượng người tới chợ đông hơn so với ngày thường.

Trong chợ, các gian hàng được lắp thêm tấm chắn để đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch. Trước cổng chợ, nhân viên liên tục yêu cầu người dân phải chấp hành nghiêm việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn và sát khuẩn tay trước khi vào chợ.

Phòng, chống dịch tại các chợ dân sinh: Nơi nghiêm túc, chỗ lơ là
Người ra - vào chợ Ngã Tư Sở (Đống Đa) được yêu cầu đo thân nhiệt, thực hiện nghiêm 5K.

Tương tự, tại chợ tạm Nam Trung Yên (Cầu Giấy), do hôm nay là ngày Rằm tháng Tám - Tết Trung thu nên người dân đi chợ, mua đồ lễ khá đông. Để phòng, chống dịch, Ban Quản lý chợ và chính quyền đã cho căng dây phân luồng tại các lối đi, bố trí lực lượng chức năng hướng dẫn người dân ra - vào chợ cũng như xếp hàng giãn cách…

Phần lớn người dân khi đến chợ mua sắm đều có ý thức cao trong việc phòng, chống dịch. Việc mua bán được thực hiện qua các tấm ni lông được quây kín các quầy. Trong khu vực chợ, lực lượng Công an thường xuyên nhắc nhở người dân chú ý việc giãn cách, đảm bảo quy định 5K.

Phòng, chống dịch tại các chợ dân sinh: Nơi nghiêm túc, chỗ lơ là
Bà con tiểu thương chủ động căng dân, căng tấm chắn giọt bắn để phòng, chống dịch bệnh.

Không như những ngày trước, sáng 21/9, người dân phường Tứ Liên, quận Tây Hồ đi chợ không cần phải có phiếu đi chợ như trước nữa. Có lẽ sau thời gian dài đi chợ theo phiếu, nhiều bà nội trợ đã thành thói quen đi chợ một lần mua cho nhiều ngày, nên chợ cũng không còn đông như trước khi giãn cách.

Trong chợ, các quầy hàng được sắp xếp gọn gàng, người mua cũng ý thức không chen lấn, tụ tập đông người. Để người dân giữ khoảng cách, đảm bảo phòng, chống dịch, lực lượng tự quản và Công an phường Tứ Liên cũng thường xuyên phát loa nhắc nhở.

Còn tại chợ Xốm (Hà Đông), việc đi chợ bằng phiếu vẫn đang được duy trì. Tại đây, lực lượng chức năng kiểm soát việc ra vào chợ rất kỹ. Chính vì vậy, chợ khá thưa vắng khách, hoạt động mua sắm cũng chưa nhộn nhịp trở lại.

Chị Chu Thu Thủy (Phú Lãm, Hà Đông) cho hay: “Mặc dù, được nới lỏng giãn cách nhưng tôi thấy mọi người vẫn rất nghiêm túc trong việc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch. Mong rằng thói quen tốt này vẫn sẽ được duy trì trong thời gian tới”.

Phòng, chống dịch tại các chợ dân sinh: Nơi nghiêm túc, chỗ lơ là
Tại chợ tạm Trung Kính (Cầu giấy), người bán và người mua vô tư đứng sát cạnh nhau, người bán hàng không đeo khẩu trang không đúng quy định.

Mặc dù, phần lớn các chợ đều đang thực hiện tốt công tác, chống dịch, thì bên cạnh đó, vẫn có một số nơi xuất hiện tình trạng người dân mua sắm đông, chen chúc nhau, thậm chí có những trường hợp không đeo khẩu trang đúng quy định.

Đơn cử như tại chợ tạm Trung Kính (Cầu Giấy), theo quan sát của phóng viên, các gian hàng được bày san sát nhau và không được bố trí vách ngăn hay quây ni lông để ngăn cách. Người mua, người bán vô tư đứng sát nhau chuyện trò. Thậm chí, nhiều trường hợp đeo khẩu trang không đúng quy định. Phía trước cổng chợ cũng không được bố trí nước khử khuẩn.

Phòng, chống dịch tại các chợ dân sinh: Nơi nghiêm túc, chỗ lơ là
Nhiều người mua hàng đeo khẩu trang không đúng quy định.

Còn tại khu vực dọc ngõ 32 Đồng Me và Đỗ Đức Dục (Mễ Trì, Nam Từ Liêm), sau khi giãn cách, hoạt động mua bán tại đây trở nên sôi động. Nhiều hàng quán mở bán, lấn chiếm lòng đường. Trên cả 2 con phố, những gánh hàng bắt đầu rong xuất hiện. Khung cảnh xe cộ chen chúc, mua bán tấp nập tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh…

Phòng, chống dịch tại các chợ dân sinh: Nơi nghiêm túc, chỗ lơ là
Ở ngõ 32 Đồng Me và Đỗ Đức Dục hàng quán lấn chiếm lòng đường.

Có thể thấy, trong ngày đầu nới lỏng giãn cách, người dân đã có phần thoải mái đi lại mua sắm. Nếu chúng ta buông lỏng cảnh giác, dịch bệnh có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào. Vì vậy, bên cạnh sự quyết liệt của chính quyền địa phương, mỗi người dân cần phải tự ý thức trong việc tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch. Có như vậy, cuộc sống mới sớm trở lại bình thường.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nỗ lực, sáng tạo thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên

Nỗ lực, sáng tạo thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ đã có nhiều nỗ lực, sáng tạo để thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở. Trong quý I/2025, LĐLĐ quận đã vận động thành lập 5 Công đoàn cơ sở, 4 nghiệp đoàn cơ sở với tổng số 575 đoàn viên.
Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong

Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong

Sáng 21/4, đoàn công tác của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã đến thăm hỏi, động viên, chia buồn với gia đình đoàn viên công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong khi đang làm việc.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2025

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2025

Xác định công tác an toàn vệ sinh lao động là một nhiệm vụ trọng tâm, hàng năm, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập trung tuyên truyền, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp quan tâm tạo điều kiện cho người lao động làm việc trong điều kiện an toàn.
Căng thẳng, kịch tính ở “chặng đua” cuối

Căng thẳng, kịch tính ở “chặng đua” cuối

Sau những vòng đấu sôi nổi, Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đang bước vào giai đoạn cuối đầy kịch tính. Không khí trên sân cỏ nóng lên từng ngày khi 4 đội bóng mạnh nhất chính thức bước vào vòng bán kết. Hai trận đấu được mong chờ đã mang đến cho khán giả những màn rượt đuổi tỉ số hấp dẫn.
U17 Uzbekistan vô địch châu Á theo cách không tưởng: 9 người đánh bại chủ nhà Saudi Arabia

U17 Uzbekistan vô địch châu Á theo cách không tưởng: 9 người đánh bại chủ nhà Saudi Arabia

Một trong những trận chung kết kỳ lạ và kịch tính nhất lịch sử giải đấu, U17 Uzbekistan đã làm nên điều gần như không tưởng khi giành chiến thắng 2-0 trước chủ nhà Saudi Arabia, dù phải chơi với chỉ 9 người từ cuối hiệp một, qua đó đăng quang ngôi vô địch U17 châu Á 2025 một cách đầy cảm xúc.
Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.

Tin khác

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động