-->

Khuyến khích xã hội hóa đầu tư, cải tạo chợ truyền thống

Trên địa bàn Hà Nội hiện có 455 chợ, gồm các chợ từ hạng 1 đến hạng 3. Các chợ truyền thống đang đáp ứng khoảng 40% nhu cầu mua sắm của người dân các quận và 70% nhu cầu của người dân ngoại thành. Tuy nhiên, hiện nhiều chợ xuống cấp không đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy, chữa cháy, an ninh trật tự, văn minh đô thị…
Phát động giải thưởng KOLs phòng, chống lừa đảo trực tuyến Thành lập 13 đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT

Hà Nội xây mới 4 chợ, hoàn thành cải tạo thêm 7 chợ

Chợ truyền thống là mô hình kinh doanh không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của người dân Thủ đô. Báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội tại hội nghị giao ban công tác quản lý các dự án đầu tư chợ trên địa bàn thành phố theo Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy và Kế hoạch số 194/KH-UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố cho thấy, trên địa bàn Thành phố hiện có 455 chợ, gồm các chợ từ hạng 1 đến hạng 3. Các chợ truyền thống đang đáp ứng khoảng 40% nhu cầu mua sắm của người dân các quận và 70% nhu cầu của người dân ngoại thành.

Tuy nhiên, hiện nhiều chợ xuống cấp không đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy, chữa cháy, an ninh trật tự, văn minh đô thị... Đồng thời, hệ thống chợ dân sinh tại một số huyện còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, dẫn đến việc các tụ điểm chợ cóc phát triển.

Khuyến khích xã hội hóa đầu tư, cải tạo chợ truyền thống
Hội nghị giao ban công tác quản lý các dự án đầu tư chợ trên địa bàn thành phố theo Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy và Kế hoạch số 194/KH-UBND của UBND Thành phố.

Từ đầu năm đến hết tháng 3/2024, Sở Công Thương Hà Nội và UBND các quận, huyện, thị xã đã đẩy mạnh cải tạo, nâng cấp xây mới hệ thống chợ truyền thống. Trong đó, hoàn thành đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động 4 chợ mới, gồm: Phú Đô (quận Nam Từ Liêm), Đồng Tâm (quận Hai Bà Trưng), chợ Trung tâm thị trấn Trạm Trôi (huyện Hoài Đức), chợ Châu Long (quận Ba Đình). Về cải tạo, nâng cấp chợ, đến hết tháng 10/2024, các quận, huyện, thị xã đã hoàn thành cải tạo 19/38 chợ.

Đối với các điểm kinh doanh tự phát trái phép, đến nay, các quận, huyện, thị xã cùng các lực lượng chức năng đã giải tỏa 176/213 tụ điểm kinh doanh tự phát trái phép. Hiện, còn tồn tại 37 tụ điểm kinh doanh tự phát trái phép trên địa bàn các quận Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Đống Đa, cần phải giải tỏa trong thời gian tới.

Dự kiến đến hết năm 2024, Thành phố sẽ hoàn thành xây mới thêm 4 chợ (đạt 8/21 chợ); hoàn thành cải tạo thêm 7 chợ. Đến hết năm 2025, dự kiến sẽ hoàn thành xây thêm 2 chợ mới trên địa bàn các quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm; đồng thời, hoàn thành cải tạo thêm 10 chợ.

Thực tế cho thấy, việc cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ trên địa bàn đã mang lại công ăn việc làm, thu nhập cho nhiều người lao động. Hoạt động kinh doanh của các chợ đã góp phần tăng mức lưu chuyển hàng hóa, tăng thu cho ngân sách địa bàn, thuận tiện cho việc mua bán đáp ứng nhu cầu của dân cư, nhất là các vùng ngoại thành.

Cần xây dựng cơ chế hỗ trợ miễn, giảm tiền thuê đất

Theo Kế hoạch số 110/KH-UBND được UBND Thành phố ban hành ngày 8/4/2024, thực hiện chỉ tiêu về đầu tư, cải tạo chợ trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2024 - 2025 trong Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy với tổng số 38 chợ, trong đó có 17 dự án chợ xây mới và 21 chợ cải tạo, sửa chữa.

Khuyến khích xã hội hóa đầu tư, cải tạo chợ truyền thống
Chợ truyền thống là mô hình kinh doanh không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của người dân Thủ đô.

Tuy nhiên, theo Sở Công Thương Hà Nội, công tác đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống chợ trên địa bàn chưa được quan tâm một cách đầy đủ nên việc đầu tư, cải tạo, sửa chữa theo kế hoạch Thành phố ban hành giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm chưa đảm bảo đúng tiến độ đề ra. Một số quận, huyện chưa quan tâm đầu tư cải tạo nên chưa đáp ứng được hạ tầng thương mại theo tiêu chí quy định, khó khăn cho việc công nhận tiêu chí hạ tầng thương mại.

Một số chợ trên địa bàn, nhất là khu vực ngoại thành họp chợ theo phiên, quy mô nhỏ, manh mún, có doanh thu rất thấp, chỉ đủ bù đắp chi phí vệ sinh môi trường của chợ và một phần chi phí quản lý, không đủ cho các khoản khấu hao và phục vụ sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, nên rất khó thu hút doanh nghiệp đầu tư cải tạo theo hướng xã hội hóa nguồn vốn. Cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư, nhất là tiền thuê đất còn hạn chế, chưa khuyến khích để các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư theo kêu gọi của Thành phố.

Nêu kiến nghị về vấn đề này, đại diện lãnh đạo các quận, huyện chia sẻ, một số chợ không phải là tài sản công (đất do UBND phường sở hữu nhưng tài sản trên đất là do doanh nghiệp trúng thầu đầu tư) dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết thủ tục giao đất, cho thuê đất của các chợ sau chuyển đổi, khó áp dụng theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP.

Nhiều địa phương không có quỹ đất hoặc chưa xác định được vị trí đất cụ thể đầu tư xây dựng chợ đảm bảo yêu cầu về quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất để đề xuất đưa vào Danh mục dự án có sử dụng đất trình UBND Thành phố phê duyệt làm căn cứ kêu gọi đầu tư…

Khuyến khích xã hội hóa đầu tư, cải tạo chợ truyền thống
Cần quan tâm xem xét bố trí kinh phí đầu tư công trong lĩnh vực chợ để đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư, cải tạo chợ.

Cụ thể như Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Phùng Ngọc Sơn cho rằng mặc dù Nhà nước đã đồng ý sử dụng một phần vốn ngân sách đầu tư xây dựng chợ, nhưng trong quá trình triển khai gặp rất nhiều khó khăn như về giá đất, tiền thuê đất. Việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ cũng không dễ dàng do gặp nhiều vướng mắc liên quan đến đầu tư xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền thuê đất…

“Thời gian tới, Sở Công Thương Hà Nội và các sở, ngành liên quan nên có mẫu quy hoạch, thiết kế cơ bản của chợ như diện tích sạp hàng, bãi giữ xe, đường giao thông… để doanh nghiệp có căn cứ pháp lý trong quá trình xây dựng chợ”, Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm kiến nghị.

Để gỡ khó cho hoạt động cải tạo, xây mới hệ thống chợ, Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh kiến nghị, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế hỗ trợ miễn, giảm tiền thuê đất, ưu đãi lãi suất cho vay đối với đầu tư xây dựng chợ... Về phía thành phố Hà Nội, đề nghị quan tâm xem xét bố trí kinh phí đầu tư công trong lĩnh vực chợ để đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư, cải tạo chợ theo danh mục và tiêu chí tại các chương trình của Thành ủy đã đề ra.

Để đạt chỉ tiêu được giao, bà Nguyễn Kiều Oanh đề nghị, UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chỉ tiêu được giao. Trong đó, đối với các dự án trung tâm thương mại, chợ, siêu thị…, các quận, huyện, thị xã cần báo cáo cụ thể những khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác quy hoạch, tiến độ hoàn thành đầu tư, cân đối bố trí vốn… để Sở Công Thương phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan rà soát, báo cáo UBND Thành phố phối hợp giải quyết nhằm đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu.

Khuyến khích xã hội hóa đầu tư, cải tạo chợ truyền thống
Người dân mua thực phẩm tại chợ dân sinh.

Chỉ đạo về công tác này, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền giao Sở Công Thương rà soát, phân tích các nội dung về quản lý chợ, phân hạng, giá dịch vụ, an toàn thực phẩm, phòng cháy, chữa cháy… chưa đạt; xây dựng kế hoạch khắc phục 100% các tồn tại. Đồng thời, sớm cập nhật, bám sát Luật Thủ đô để xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các quận, huyện khó khăn phát triển các chợ.

Liên quan đến 37 tụ điểm kinh doanh trái phép, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đề nghị các địa phương rà soát, xây dựng kế hoạch, lộ trình xóa bỏ dứt điểm các điểm này, hoàn thành chậm nhất trong năm 2025.

Về xây dựng 20 chợ mới và cải tạo 37 chợ, đề nghị các quận, huyện khuyến khích xã hội hóa, nếu không thực hiện được thì bố trí cân đối trong ngân sách.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị, các quận, huyện cần yêu cầu người dân, các hộ kinh doanh đưa hàng vào chợ phải cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm, rõ nguồn gốc xuất xứ, hướng tới mua sắm không sử dụng tiền mặt.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị, quận Hoàng Mai phối hợp với Sở Công Thương cùng các ngành liên quan xây dựng phát triển chợ cá Hoàng Mai thành một chợ đầu mối hải sản lớn của thành phố theo mô hình thu hút tất cả các loại hải sản tươi sống nước mặn, nước ngọt từ khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước và nhập khẩu; kết nối với ngành du lịch thiết kế các tour, tuyến để du khách trong, ngoài nước có thể tham quan các loại hải sản tươi sống, đồng thời được thưởng thức ẩm thực hải sản tại chỗ.

Về chợ Đồng Xuân, Phó Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị quận Hoàn Kiếm nghiên cứu đưa các đặc sản vùng, miền, sản phẩm OCOP của Thành phố và các tỉnh, thành phố trên cả nước vào chợ phục vụ khách du lịch, tham quan chuỗi khu phố cổ, chợ truyền thống trên địa bàn.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đại tiệc nhạc nước và pháo hoa rực rỡ tối 30/4 tại Vạn Phúc City

Đại tiệc nhạc nước và pháo hoa rực rỡ tối 30/4 tại Vạn Phúc City

Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, khán giả không thể bỏ qua một “đại tiệc” âm thanh - ánh sáng - nhạc nước và pháo hoa hoành tráng tại Vạn Phúc City tối 30/4.
Sử dụng hiệu quả nhà, đất công khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Sử dụng hiệu quả nhà, đất công khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024; Nghị định số 50/2025/NĐ-CP ngày 28/2/2025 tạo cơ sở pháp lý cho việc sắp xếp, xử lý đối với trụ sở, tài sản công khi thực hiện sắp xếp, sáp nhập, giải thể… Trong đó đã quy định cụ thể các tình huống phát sinh về xử lý tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy.
TRỰC TUYẾN: Chính sách liên quan đến người lao động khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

TRỰC TUYẾN: Chính sách liên quan đến người lao động khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng nay (26/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức chương trình Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách với chủ đề: “Những vấn đề mới của Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, chính sách đối với cán bộ nghỉ trước tuổi khi thực hiện tinh gọn bộ máy”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Chính sách đối với cán bộ nghỉ trước tuổi khi thực hiện tinh gọn bộ máy

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Chính sách đối với cán bộ nghỉ trước tuổi khi thực hiện tinh gọn bộ máy

Sáng nay (26/4), hơn 300 đoàn viên, người lao động huyện Đan Phượng tham gia buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề: "Những vấn đề mới của Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, chính sách đối với cán bộ nghỉ trước tuổi khi thực hiện tinh gọn bộ máy”.
Giá xăng dầu hôm nay (26/4): Dầu thế giới quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay (26/4): Dầu thế giới quay đầu giảm

Hôm nay (26/4), giá dầu thế giới trên đà giảm giá hàng tuần, chịu áp lực từ kỳ vọng của thị trường về tình trạng dư cung và sự không chắc chắn xung quanh các cuộc đàm phán thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 66,06 USD/thùng, giảm 0,78%, giá dầu WTI ở mốc 62,31 USD/thùng, giảm 0,78%
Tỷ giá USD hôm nay (26/4): Giá bán USD tại thị trường tự do giảm

Tỷ giá USD hôm nay (26/4): Giá bán USD tại thị trường tự do giảm

Tỷ giá USD hôm nay (26/4) chứng kiến sự ổn định của tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước và giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn. Trên thị trường tự do, giá USD lại giảm.
Nhận định Nottingham Forest vs Man City: Cơ hội cuối cùng cho thầy trò Guardiola

Nhận định Nottingham Forest vs Man City: Cơ hội cuối cùng cho thầy trò Guardiola

Vào lúc 22h30 ngày 27/4, Nottingham Forest sẽ tiếp đón Manchester City trong khuôn khổ vòng 35 Premier League 2024/25. Trận đấu không chỉ mang ý nghĩa sống còn với đội chủ nhà trong cuộc chiến trụ hạng mà còn là cơ hội cuối cùng cho thầy trò Guardiola bảo vệ ngôi vương.

Tin khác

Sơn Tây: Thông qua Nghị quyết thành lập 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây: Thông qua Nghị quyết thành lập 3 đơn vị hành chính cấp xã

Ngày 25/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) thị xã Sơn Tây khoá XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 24, kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền. Đáng chú ý, dịp này, HĐND thị xã Sơn Tây thông qua Nghị quyết thành lập 3 đơn vị hành chính cấp xã.
Tự hào quê hương "chiếc gậy Trường Sơn"

Tự hào quê hương "chiếc gậy Trường Sơn"

Ứng Hòa - mảnh đất kiên cường trong kháng chiến, nơi có phong trào "Chiếc gậy Trường Sơn" nổi tiếng, từng được chọn là an toàn khu của Thủ đô Hà Nội. Những ngày này, trên khắp các nẻo đường tại Ứng Hòa (Hà Nội) đang tràn ngập không khí hân hoan hướng về kỷ niệm trọng đại - 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đồng thời, nhiều sự kiện được tổ chức nằm tri ân những cựu chiến binh cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu Công an nhân dân tiêu biểu từng trực tiếp tham gia kháng chiến.
Ứng Hòa: Hơn 97% cử tri đồng thuận về tên gọi đơn vị hành chính sau sắp xếp

Ứng Hòa: Hơn 97% cử tri đồng thuận về tên gọi đơn vị hành chính sau sắp xếp

Ứng Hòa (Hà Nội) vừa ghi nhận kết quả nổi bật trong công tác triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, đó là sự đồng thuận rất cao của cử tri đối với phương án sáp nhập và đặc biệt là tên gọi của các đơn vị hành chính mới.
“Địa chỉ đỏ” Hỏa Lò thu hút du khách dịp 30/4 - 1/5

“Địa chỉ đỏ” Hỏa Lò thu hút du khách dịp 30/4 - 1/5

Trong những ngày tháng tư lịch sử, nhân dân cả nước đều hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thì những di tích lịch sử gắn liền với cách mạng như Nhà tù Hỏa Lò đang là điểm du lịch thu hút đông đảo du khách tới tham quan. Nếu bạn chưa biết nên đi đâu, làm gì vào dịp 30/4 này, sao không thử ghé "địa chỉ đỏ" này nhỉ?
Quận Thanh Xuân: Thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp các phường

Quận Thanh Xuân: Thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp các phường

Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Thanh Xuân Nguyễn Minh Tiến cho biết, công tác triển khai thực hiện xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn quận đã được triển khai, đảm bảo theo đúng quy định.
Sơn Tây: Gặp mặt các chứng nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Sơn Tây: Gặp mặt các chứng nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Ngày 25/4, Thị ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Sơn Tây long trọng tổ chức gặp mặt 400 cựu chiến binh, cựu Công an nhân dân, cựu thanh niên xung phong trên địa bàn thị xã nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Quận Bắc Từ Liêm thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Bắc Từ Liêm thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Chiều 24/4, Hội đồng nhân dân quận Bắc Từ Liêm khóa III, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền theo luật định, trong đó có nội dung thông qua chủ trương thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn quận.
Quận Tây Hồ thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Tây Hồ thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 24/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Tây Hồ tổ chức Kỳ họp thứ 19, khoá VI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung: Thông qua chủ trương thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn quận; xem xét, phê chuẩn Quyết toán ngân sách quận năm 2024.
Chương Mỹ thông qua nghị quyết thành lập 1 phường và 5 xã

Chương Mỹ thông qua nghị quyết thành lập 1 phường và 5 xã

Chiều 24/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện Chương Mỹ họp, quyết nghị thông qua chủ trương thành lập, nơi đặt trụ sở phường Chương Mỹ và 5 xã: Phú Nghĩa, Xuân Mai, Trần Phú, Hòa Phú, Quảng Bị.
Quận Tây Hồ: Phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Quận Tây Hồ: Phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ngày 23/4, quận Tây Hồ đã tổ chức lễ phát động và kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” với tinh thần “Tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” là góp phần xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.
Xem thêm
Phiên bản di động