-->

Ngăn chặn mầm dịch từ chợ dân sinh: Góc nhìn từ cách sắp xếp lại chợ Nam Đồng

Những ngày gần đây, chợ Nam Đồng, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội, thay đổi với “diện mạo” hoàn toàn khác khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Không còn cảnh đông đúc, tiểu thương bày bán dọc hai bên đường, thay vào đó là những quầy hàng được bày bán ngăn nắp, hầu hết được quây nilong trong suốt, đảm bảo giãn cách, an toàn phòng, chống dịch.
Quận Đống Đa: Kịp thời khoanh vùng, phong tỏa, truy vết và xét nghiệm, ngăn chặn dịch lây lan ra cộng đồng Quận Đống Đa và tinh thần sẻ chia cùng người dân khó khăn giữa đại dịch
Ngăn chặn mầm dịch từ chợ dân sinh: Góc nhìn từ cách sắp xếp lại chợ Nam Đồng
Hình ảnh gọn gàng tại chợ Nam Đồng trưa 4/9

Trong thời gian thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, chợ Nam Đồng chỉ phục vụ người dân 4 phường trên địa bàn quận Đống Đa, gồm: Nam Đồng, Trung Tự, Khương Thượng, Quang Trung. Người dân đều được phát phiếu đi chợ và tuân thủ việc đi chợ đúng ngày, giờ, lực lượng chức năng kiểm tra tại chốt chợ thường xuyên, nghiêm túc. Tuy nhiên, công tác phòng, chống dịch Covid-19 vẫn luôn được lãnh đạo quận quan tâm thường xuyên bởi các khu vực chợ dân sinh vẫn là nơi có nguy cơ lây lan dịch bênh rất cao…

Trưa 4/9, ghi nhận tại chợ Nam Đồng, người dân đi chợ khi qua chốt kiểm soát đều được lực lượng chức năng kiểm tra giấy tờ, đo thân nhiệt trước khi vào chợ. Các quầy hàng trong chợ đã được sắp xếp gọn gàng, được phủ nilong đảm bảo giãn cách, tránh tiếp xúc trực tiếp giữa người mua và người bán.

Bà Nguyễn Thị Mùi, ở E5 Trung Tự, chia sẻ: “Dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, để đẩy lùi dịch bệnh thì tất cả chính quyền, người dân đều phải đồng lòng vào cuộc. Việc sắp xếp lại chợ Nam Đồng trong vài ngày gần đây cho thấy nỗ lực của chính quyền quận Đống Đa cũng như phường Nam Đồng trong việc đảm bảo không để lây lan dịch bệnh tại chợ dân sinh. Người dân đi chợ cách nhật như chúng tôi cũng cảm thấy yên tâm hơn”.

Ngăn chặn mầm dịch từ chợ dân sinh: Góc nhìn từ cách sắp xếp lại chợ Nam Đồng
Khử khuẩn đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 tại chợ Nam đồng

Những ngày gần đây, tiểu thương chợ Nam Đồng đã chủ động hơn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Ví dụ, ngoài căng dây, các tiểu thương còn làm cả tấm chắn để bảo vệ bản thân cũng như người mua hàng; dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ ở khu vực các ki-ốt nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Ngoài việc sắp xếp, nhắc nhở người bán, người mua tuân thủ quy định về phòng, chống dịch, việc cán bộ thường xuyên thực hiện phun khử khuẩn khắp chợ Nam Đồng cũng sẽ tăng cường việc phòng, chống dịch, đảm bảo vệ sinh môi trường…

Ông Nguyễn Thanh Lâm - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Nam Đồng có mặt ở chợ Nam Đồng từ sáng sớm và liên tục đi lại trong chợ để nhắc nhở người dân đảm bảo việc giãn cách khi mua bán hàng hóa.

Ông Lâm chia sẻ: Chợ Nam Đồng hiện nằm trên 1 tuyến đường, khu dân cư nhưng lại đa dạng về hàng hóa, phục vụ cho nhân dân trong phường cũng như người dân tại nhiều phường khác. Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, thời gian qua, phường đã nhiều lần tổ chức sắp xếp lại tại khu vực phục vụ dân sinh này.

Cụ thể, ngay từ những ngày đầu Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, chính quyền địa phương đã nhắc nhở, hướng dẫn tiểu thương dừng bán các mặt hàng không thiết yếu, chấm dứt các hoạt động mua bán trên lòng đường, lề đường, vỉa hè các khu vực chợ tạm trên địa bàn.

Ngăn chặn mầm dịch từ chợ dân sinh: Góc nhìn từ cách sắp xếp lại chợ Nam Đồng
Lực lượng chức năng trực tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 tại chợ

Lực lượng chức năng đã tổ chức sắp xếp, chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm hàng ngày cho nhân dân trên địa bàn. Sắp xếp, bố trí các quầy hàng phù hợp với quy mô, diện tích, điều chỉnh giảm số lượng khách trong cùng thời điểm, đảm bảo thực hiện 5K, hạn chế tối đa việc tiếp xúc gần khi giao dịch. Bố trí tăng cường lực lượng hướng dẫn nhân dân đến mua sắm hàng hóa đảm bảo biện pháp phòng, chống dịch theo quy định ngay lối ra vào.

“Trước thời điểm Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, khu vực phục vụ dân sinh này có khoảng 300 tiểu thương buôn bán, tuy nhiên, sau 2 lần sắp xếp, hiện nay chỉ còn khoảng 90 tiểu thương đang được phép buôn bán, kinh doanh tại đây. Số lượng tiểu thương giảm bớt đã khiến không gian thoáng hơn và đảm bảo quy định phòng, chống dịch, giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh”, ông Lâm cho biết.

Được biết, sau khi sắp xếp lại khu vực phục vụ dân sinh, phường Nam Đồng tiếp tục tăng cường kiểm tra tại chốt, kiểm soát 24/24, phân công lực lượng trực gồm công an, tự quản, dân quân tự vệ, cán bộ phường… kiểm soát đầu vào; kiểm soát người dân ra vào chợ theo phiếu; kiểm tra cả tiểu thương ra, vào bằng theo thẻ. Hàng ngày, tiểu thương đều phải khai báo y tế đầy đủ…

Ngăn chặn mầm dịch từ chợ dân sinh: Góc nhìn từ cách sắp xếp lại chợ Nam Đồng
Chiều 4/9, chợ Nam Đồng đã thưa thớt người dân

Việc sắp xếp lại khu vực phục vụ dân sinh này được đa phần người dân đồng tình và nghiêm túc chấp hành. Trước khi sắp xếp lại, phường cùng với tổ dân phố đã tham gia vận động người dân thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch. Đồng thời, phường cũng vận động ban ngành, đoàn thể tham gia kiểm soát chặt chẽ công tác phòng dịch tại nơi mua, bán hàng hóa thiết yếu.

Từ việc sắp xếp lại chợ Nam Đồng cho thấy quyết tâm phòng, chống dịch của lãnh đạo quận Đống Đa cũng như của chính quyền, nhân dân phường Nam Đồng. Phòng, chống dịch phải đa dạng, hiệu quả và đặc biệt phải được sự đồng thuận của nhân dân. Nếu chợ dân sinh nào cũng thực hiện như mô hình mới triển khai tại phường Nam Đồng, nguy cơ lây lan dịch bệnh cũng sẽ được ngăn chặn đáng kể.

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.

H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo không cần đầu tư các phòng lab, mà cần tư duy đổi mới và văn hóa đổi mới. Đây chính là con đường khả thi hơn cho các nước chưa đủ tiềm lực nghiên cứu sâu, nhưng có năng lực tổ chức, thích nghi và sáng tạo xã hội.
TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông báo, chuẩn bị cho đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, TP.HCM sẽ cấm, hạn chế người dân, phương tiện lưu thông trên một số tuyến đường.
Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Chiều 21/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa khám xét một kho lạnh chứa thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc tại khu vực gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ, huyện Thường Tín. Tang vật thu giữ lên tới khoảng 20 tấn thịt gà đông lạnh, thịt gà ủ muối và nội tạng gia cầm.
Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội Ngô Anh Tuấn vừa ban hành văn bản đề nghị tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân bằng hình thức phù hợp.
Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.
Bắt đối tượng điều khiển xe máy đâm tử vong nữ công nhân môi trường

Bắt đối tượng điều khiển xe máy đâm tử vong nữ công nhân môi trường

Cơ quan Công an đã khẩn trương xác minh và bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Anh - đối tượng điều khiển xe máy tông tử vong nữ công nhân môi trường lúc rạng sáng 21/4, tại khu vực đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Được biết Nguyễn Đức Anh đang là sinh viên một trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần

Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần

Trong một buổi trò chuyện văn hóa mang tên “Lắng nghe Bụt bước giữa đời” diễn ra tại Hà Nội, đông đảo bạn trẻ đã tham dự để tìm hiểu về cuộc đời và tư tưởng của hai vị vua thiền sư nhà Trần. Đây không chỉ là một cuộc gặp gỡ văn hóa, mà còn là hành trình trở về cội nguồn, nơi giá trị lịch sử và tâm linh của dân tộc được soi chiếu qua lăng kính trẻ trung và đầy khát vọng học hỏi.

Tin khác

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động