--> -->

Gỡ khó cho chợ dân sinh

Cải tạo, nâng cấp, xây mới chợ truyền thống là một xu thế tất yếu nhằm góp phần đảm bảo văn minh thương mại và văn minh đô thị. Tuy nhiên, có thực trạng là một số chợ truyền thống lúc còn “xập xệ” thì tấp nập nhưng sau khi được “nâng cấp” lên thì lại đìu hiu. Có thể thấy, việc vừa phát triển mô hình chợ dân sinh vừa giữ được giá trị truyền thống mà vẫn đáp ứng được nhu cầu phát triển của đô thị lớn như Hà Nội tưởng dễ hoá ra lại không đơn giản.
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương Khuyến khích xã hội hóa đầu tư, cải tạo chợ truyền thống

Vừa thừa, vừa thiếu

Theo Sở Công Thương Hà Nội, trên địa bàn Thành phố hiện có 455 chợ gồm các chợ từ hạng 1 đến hạng 3. Các chợ truyền thống đang đáp ứng khoảng 40% nhu cầu mua sắm của người dân các quận nội thành và 70% nhu cầu của người dân khu vực ngoại thành. Tuy nhiên, hiện hệ thống chợ dân sinh tại một số quận, huyện còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân dẫn đến việc các tụ điểm chợ cóc phát triển. Ngoài ra, cũng có nhiều chợ xuống cấp không bảo đảm về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự, văn minh đô thị...

Gỡ khó cho chợ dân sinh
Công tác xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp để chợ dân sinh đáp ứng nhu cầu của xã hội văn minh luôn là vấn đề cấp thiết đặt ra.

Đơn cử như chợ Cầu Giấy, quận Cầu Giấy vốn là một khu chợ sầm uất, nhộn nhịp với hơn 200 hộ buôn bán kín 2 tầng, nhưng hiện tại chỉ còn gần 30 hộ buôn bán ở tầng 1. Chợ Kim Liên là chợ hạng 3, có địa chỉ tại số 23 Lương Định Của, phường Kim Liên, quận Đống Đa, trong khu vực vỏn vẹn nhỉnh hơn 1.000m2, chợ có đến 199 điểm kinh doanh của 13 ngành hàng từ may mặc, quần áo, đồ vàng hương đến cả thực phẩm… Đến nay, sau hàng chục năm hoạt động, toàn bộ khu chợ đã xuống cấp không đảm bảo về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự, văn minh đô thị… tuy nhiên, để đảm bảo sinh kế của người dân, các tiểu thương vẫn được “tạo điều kiện” kinh doanh.

Thực tế, ngay cả với những khu chợ đã cải tạo xong, để đưa vào vận hành suôn sẻ cũng gặp không ít khó khăn. Chợ dân sinh Phú Đô (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) được đầu tư xây dựng xong từ năm 2017, nhưng đến đầu tháng 8/2024 mới chính thức đi vào hoạt động. Hiện Ban Quản lý chợ đã bàn giao 180/199 điểm kinh doanh cho tiểu thương, đồng thời tiếp tục đánh giá, giải quyết các kiến nghị liên quan đến diện tích, lối ra vào điểm bán hàng trong chợ.

Cách đó không xa, khu chợ dân sinh Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, với quy mô 3.600m2, được xây dựng từ năm 2014 nhưng đến nay vì nhiều lý do vẫn không được sử dụng. Trong khi đó, cách đó vài trăm mét lại là nơi kinh doanh của gần 100 tiểu thương. Lối đi vốn đã nhỏ hẹp lại bị đủ loại hàng hóa bày tràn ra lòng đường, không chỉ mất mỹ quan, mất vệ sinh mà còn ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Nhiều người dân ở đây cho rằng khu chợ mới chưa hoàn thiện, lại gần nghĩa trang và xa khu dân cư nên họ vẫn gắn bó với chợ cóc này.

Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh cho biết, Sở Công Thương đã phối hợp với các sở, ngành giải quyết khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện đầu tư, xây dựng, cải tạo các chợ. Nhờ đó, đến nay, Hà Nội đã hoàn thành đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động 4 chợ gồm: Phú Đô, quận Nam Từ Liêm; Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng; chợ Trung tâm thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức; chợ Châu Long, quận Ba Đình. Về cải tạo, nâng cấp chợ, đến hết tháng 10/2024, các quận, huyện, thị xã đã hoàn thành cải tạo 19/38 chợ.

Bên cạnh đó, đối với các điểm kinh doanh tự phát trái phép, đến nay, các quận, huyện, thị xã cùng các lực lượng chức năng đã giải tỏa 176/213 tụ điểm kinh doanh tự phát trái phép. Hiện, còn tồn tại 37 tụ điểm kinh doanh tự phát trái phép trên địa bàn các quận Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Đống Đa, cần phải giải tỏa trong thời gian tới.

Cần gỡ khó

Theo kế hoạch phát triển và quản lý chợ trên địa bàn Thành phố năm 2024 đã được UBND thành phố Hà Nội ban hành tháng 4/2025, Thành phố đặt mục tiêu đến hết năm 2024 sẽ có 95% các chợ được phê duyệt phương án giá sử dụng diện tích bán hàng theo quyết định phê duyệt giá mới của UBND Thành phố, 100% các xã, phường, thị trấn hiện chưa có chợ nhưng có nhu cầu phát triển chợ được rà soát đưa vào danh mục mạng lưới chợ trên địa bàn. Dự kiến, giai đoạn 2024-2025 xây mới 17 chợ và cải tạo, sửa chữa 21 chợ.

Tuy nhiên, theo Sở Công Thương Hà Nội, công tác đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống chợ trên địa bàn chưa được quan tâm một cách đầy đủ nên việc đầu tư, cải tạo, sửa chữa theo kế hoạch Thành phố ban hành giai đoạn 2021-2025 và hằng năm chưa đảm bảo đúng tiến độ đề ra. Một số quận, huyện chưa quan tâm đầu tư cải tạo nên chưa đáp ứng được hạ tầng thương mại theo tiêu chí quy định, khó khăn cho việc công nhận tiêu chí hạ tầng thương mại. Cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư, nhất là tiền thuê đất còn hạn chế, chưa khuyến khích để các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư theo kêu gọi của Thành phố.

Để gỡ khó cho hoạt động cải tạo, xây mới hệ thống chợ, Phó Giám đốc phụ trách Nguyễn Kiều Oanh kiến nghị, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế hỗ trợ miễn, giảm tiền thuê đất, ưu đãi lãi suất cho vay đối với đầu tư xây dựng chợ… Về phía thành phố Hà Nội, đề nghị quan tâm xem xét bố trí kinh phí đầu tư công trong lĩnh vực chợ để đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư, cải tạo chợ theo danh mục và tiêu chí tại các Chương trình của Thành ủy đã đề ra.

Lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội cũng kiến nghị các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chỉ tiêu được giao. Trong đó, đặc biệt đối với các dự án trung tâm thương mại, chợ, siêu thị… các quận, huyện, thị xã cần báo cáo cụ thể những khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác quy hoạch, tiến độ hoàn thành đầu tư chợ, cân đối bố trí vốn đầu tư… để Sở Công Thương phối hợp với các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan rà soát, báo cáo UBND thành phố phối hợp giải quyết nhằm đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu của Chương trình.

Chợ dân sinh là mô hình không thể thiếu, kể cả ở các nước phát triển, chính vì vậy, công tác xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp để chợ dân sinh đáp ứng nhu cầu của xã hội văn minh luôn là vấn đề cấp thiết đặt ra. Tuy nhiên, từ thực tế trong công tác cải tạo chợ trong thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng, chợ chỉ nên đầu tư, cải tạo ở mức vừa phải, có vị trí tiện lợi với mức phí phù hợp để các tiểu thương tiếp tục kinh doanh. Đặc biệt, cần rà soát kỹ các điểm kinh doanh trong chợ theo thực tế nhằm tránh tình trạng đầu cơ trục lợi, lãng phí.

Tuấn Trần

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khai mạc Đại hội Đảng bộ Công an Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Hướng tới kỷ nguyên đổi mới và phát triển

Khai mạc Đại hội Đảng bộ Công an Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Hướng tới kỷ nguyên đổi mới và phát triển

Sáng 23/7, Đại hội Đại biểu Đảng bộ Công an thành phố Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã chính thức khai mạc. Với chủ đề "Phát huy truyền thống anh hùng; đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, gương mẫu đi đầu...", Đại hội tập trung kiểm điểm, đánh giá toàn diện kết quả nhiệm kỳ qua và đề ra phương hướng đổi mới cho giai đoạn 2025 - 2030, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, hiện đại, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia.
Xây dựng và phát triển xã Phúc Thọ trở thành đô thị sinh thái của Thủ đô

Xây dựng và phát triển xã Phúc Thọ trở thành đô thị sinh thái của Thủ đô

Ngày 23/7, Đảng bộ xã Phúc Thọ đã tổ chức phiên chính thức Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội điểm cấp xã của thành phố Hà Nội.
Nhiều công nghệ tiên tiến sẽ được giới thiệu trong Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2025

Nhiều công nghệ tiên tiến sẽ được giới thiệu trong Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2025

Tuần lễ ngành nước Việt Nam - Vietnam water week 2025, với chủ đề “Ngành nước Việt Nam trong kỷ nguyên mới: Thách thức và cơ hội” sẽ diễn ra từ 20-22/8, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội.
MTTQ Việt Nam Thành phố: Triển khai nhiệm vụ Hội đồng tư vấn Văn hóa - Xã hội 6 tháng cuối năm 2025

MTTQ Việt Nam Thành phố: Triển khai nhiệm vụ Hội đồng tư vấn Văn hóa - Xã hội 6 tháng cuối năm 2025

Thực hiện chương trình công tác năm 2025, ngày 23/7/2025, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 của Hội đồng tư vấn Văn hóa - Xã hội.
Phường Chương Mỹ khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách

Phường Chương Mỹ khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách

Vừa qua, phường Chương Mỹ tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho đối tượng chính sách nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

Các bác sĩ Trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp viêm não Nhật Bản nặng ở nam sinh 17 tuổi, với tổn thương sâu trong mô não và di chứng thần kinh nghiêm trọng, dù đã trải qua hơn một tháng điều trị tích cực.
LĐLĐ thành phố Hà Nội trao “Mái ấm Công đoàn” cho công nhân môi trường

LĐLĐ thành phố Hà Nội trao “Mái ấm Công đoàn” cho công nhân môi trường

Ngày 23/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức trao hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Nguyễn Thị Ngọc - Công đoàn Công ty TNHH Môi trường đô thị Xuân Mai. Đây là hoạt động thiết thực nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam của tổ chức Công đoàn Thủ đô.

Tin khác

Phường Chương Mỹ khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách

Phường Chương Mỹ khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách

Vừa qua, phường Chương Mỹ tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho đối tượng chính sách nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Phường Tây Tựu tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Phường Tây Tựu tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường Tây Tựu Nguyễn Hữu Tuyên đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng tại tổ dân phố Trung 5 nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Đảng bộ UBND phường Thanh Liệt, Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là kỳ đại hội có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng sau sáp nhập, khẳng định tinh thần đoàn kết, bản lĩnh chính trị và quyết tâm đổi mới của tập thể cán bộ, đảng viên trong bộ máy chính quyền phường Thanh Liệt.
Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Các nhà khoa học, trí thức, chức sắc tôn giáo đã gợi mở nhiều góc nhìn mới và đề xuất những giải pháp đầy tâm huyết, trí tuệ vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội nhằm góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô trong tương lai.
Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

Trước diễn biến thời tiết phức tạp do ảnh hưởng của cơn bão số 3, ngày 22/7, ông Nguyễn Việt Hà - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) xã Gia Lâm đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra thực địa công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn xã.
Xã Suối Hai cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 414:  Mở đường để đưa du lịch sinh thái cất cánh

Xã Suối Hai cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 414: Mở đường để đưa du lịch sinh thái cất cánh

Ủy ban nhân dân (UBND) xã Suối Hai, thành phố Hà Nội vừa tổ chức lễ khởi công Dự án Cải tạo, nâng cấp đường Tỉnh lộ 414 đi Vườn Quốc gia Ba Vì. Đây là tuyến đường trọng điểm tạo động lực thu hút đầu tư, phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng trên địa bàn xã.
Phường Tây Mỗ: Thăm, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu

Phường Tây Mỗ: Thăm, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đảng ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Tây Mỗ đã tổ chức các đoàn công tác đi thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn.
Lãnh đạo phường Xuân Đỉnh thăm và tặng quà người có công, gia đình chính sách

Lãnh đạo phường Xuân Đỉnh thăm và tặng quà người có công, gia đình chính sách

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/71947 - 27/7/2025), ngày 21/7, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường Xuân Đỉnh tổ chức các đoàn lãnh đạo đi thăm, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tiếp xúc cử tri tại 3 phường Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Yên Hòa

Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tiếp xúc cử tri tại 3 phường Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Yên Hòa

Ngày 22/7, tổ đại biểu số 6, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã có buổi tiếp xúc cử tri các phường Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Yên Hòa sau Kỳ họp thường lệ giữa năm 2025.
Hà Nội: Các phường Thanh Xuân, Khương Đình, Phương Liệt chủ động ứng phó với bão, mưa lũ

Hà Nội: Các phường Thanh Xuân, Khương Đình, Phương Liệt chủ động ứng phó với bão, mưa lũ

Ủy ban nhân dân (UBND) các phường đã chủ động rà soát các khu dân cư, có phương án sơ tán người dân đến nơi an toàn trong trường hợp xảy ra bão mạnh, úng ngập lớn. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm "bốn tại chỗ" để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.
Xem thêm
Phiên bản di động