Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng tiếp tục đổi mới, hoạt động hiệu quả vì người lao động Quận Hai Bà Trưng dự kiến còn 3 đơn vị hành chính phường |
Trao đổi với phóng viên Báo Lao động Thủ đô, bà Lê Bích Hằng - Trưởng phòng Nội vụ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của Thành phố, quận Hai Bà Trưng sẽ được tổ chức, sắp xếp thành 3 đơn vị hành chính cơ sở dự kiến có tên gọi là Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy. Trong đó:
Đơn vị hành chính cơ sở Hai Bà Trưng: Diện tích tự nhiên 2,62 km2, quy mô dân số 81.927 người. Địa giới hành chính gồm: Toàn bộ diện tích và dân số của các phường Đồng Nhân, Phố Huế (Hai Bà Trưng); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Lê Đại Hành (Hai Bà Trưng); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường Bạch Đằng, Thanh Nhàn (Hai Bà Trưng).
Đơn vị hành chính cơ sở Bạch Mai: Diện tích tự nhiên 2,92km2; quy mô dân số 91.308 người. Địa giới hành chính gồm toàn bộ diện tích và dân số của các phường: Bạch Mai, Quỳnh Mai, Bách Khoa (Hai Bà Trưng); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường Thanh Nhàn, Minh Khai, Đồng Tâm (Hai Bà Trưng); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường Phương Mai (Đống Đa), Lê Đại Hành, Trương Định (Hai Bà Trưng).
Đơn vị hành chính cơ sở Vĩnh Tuy: Diện tích tự nhiên 2,77km2; quy mô dân số 86.618 người. Địa giới hành chính, phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường Vĩnh Tuy, Thanh Lương (Hai Bà Trưng), Mai Động (Hoàng Mai); một phần diện tích tự nhiên và dân số của phường Bạch Đằng (Hai Bà Trưng) và phường Vĩnh Hưng (Hoàng Mai).
![]() |
Dự kiến phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. (Ảnh: UBND quận) |
Về tên gọi 3 đơn vị hành chính mới, theo UBND quận Hai Bà Trưng, tên gọi “phường Hai Bà Trưng” xuất phát từ việc tưởng niệm và tôn vinh hai vị nữ anh hùng dân tộc Việt Nam là Trưng Trắc và Trưng Nhị, thường được gọi chung là Hai Bà Trưng. Đây là hai chị em đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Đông Hán (Trung Quốc) vào năm 40 sau Công nguyên.
Hiện nay, tại quận Hai Bà Trưng có đền thờ Hai Bà Trưng nằm trên cùng một khuôn viên với hai di tích khác là chùa Viên Minh và đình Đồng Nhân, tạo thành Cụm di tích đền - chùa - đình Hai Bà Trưng được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào ngày 31/12/2019.
Việc đặt tên “phường Hai Bà Trưng” nhằm tưởng nhớ công lao của Hai Bà trong sự nghiệp giành lại độc lập dân tộc. Đồng thời, giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ sau; tôn vinh vai trò của phụ nữ trong lịch sử và xã hội.
Còn Bạch Mai vốn là vùng ven đô phía Đông Nam kinh thành Thăng Long. Trong lịch sử, nơi đây từng là đất của các làng nghề, khu dân cư lâu đời, có vị trí chiến lược trên trục giao thông lân cận. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Bạch Mai cũng là nơi ghi dấu nhiều sự kiện cách mạng, với các cơ sở hoạt động bí mật và phong trào yêu nước sôi nổi. Việc giữ nguyên tên gọi này thể hiện sự kế thừa lịch sử, tôn trọng bản sắc văn hóa - xã hội của cộng đồng cư dân lâu đời trong khu vực.
Phường Vĩnh Tuy nằm ở khu vực phía Đông của Hà Nội, ven sông Hồng, một trong những tuyến giao thông quan trọng nhất trong lịch sử và hiện tại. Với vị trí thuận lợi về giao thông và tài nguyên thiên nhiên, Vĩnh Tuy là nơi cư trú của nhiều thế hệ dân cư, đồng thời là nơi phát triển các nghề truyền thống và các hoạt động thương mại.
Với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, phường Vĩnh Tuy đã chuyển mình từ một khu vực ngoại thành thành phường trọng điểm trong quận Hai Bà Trưng. Việc giữ nguyên tên gọi “Vĩnh Tuy” trong hệ thống hành chính không chỉ giữ lại giá trị lịch sử và văn hóa của vùng đất này mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với quá trình phát triển bền vững, lâu dài của khu vực. Cái tên này cũng thể hiện quyết tâm xây dựng một cộng đồng cư dân vững mạnh, hướng tới sự phát triển bền vững trong bối cảnh đô thị hóa hiện đại.
Hiện tại, theo ghi nhận, quận Hai Bà Trưng đã và đang triển khai việc lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính cơ sở trên địa bàn với tinh thần rất khẩn trương. Điển hình, trong tối 18/4 và đầu sáng 19/4, 100% phường đã tổ chức cuộc họp với toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức, lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ cơ sở… để hướng dẫn, triển khai phát phiếu lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường.
Đồng thời, UBND phường ra quyết định thành lập các tổ lấy ý kiến Nhân dân theo địa bàn tổ dân phố hoặc theo khu vực. Trong đó, tổ trưởng đều là bí thư chi bộ hoặc tổ trưởng tổ dân phố; các tổ viên là đại diện các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân có uy tín ở tổ dân phố.
Trong chiều ngày 19 và sáng 20/4, thực hiện đúng chỉ đạo, hướng dẫn của Thành phố và quận, các phường đều triển khai nội dung lấy ý kiến là về phương án sắp xếp đơn vị hành phường mới sẽ hình thành trên địa bàn quận và về dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới.
Tổng số hộ gia đình trên địa bàn 15 phường thuộc quận Hai Bà Trưng hiện tại là 81.418 hộ, trong đó đông nhất là tại phường Vĩnh Tuy có 13.539 hộ, tiếp đến là phường Bạch Mai 9.914 hộ, phường Minh Khai 7.223 hộ…
Trao đổi với phóng viên Báo Lao động Thủ đô, bà Nguyễn Thị Thanh Hải, một người dân trú tại phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng cho biết, trong tối ngày 19/4, gia đình bà đã hoàn thành việc cho ý kiến về dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới và nộp giấy tờ cho đại diện tổ dân phố. Về cơ bản, bà và các thành viên trong gia đình nhất trí cao với phương án mà quận đưa ra.
Bà Hải đánh giá, đợt sắp xếp đơn vị hành chính lần này là cơ hội để tiếp tục thực hiện cụ thể hóa các chủ trương, định hướng lớn của Trung ương và các quy hoạch xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Đồng thời, tạo động lực, điều kiện để thành phố tổ chức lại không gian phát triển, tránh manh mún, bất cập, lãng phí nguồn lực.
Bà Hải cũng cho biết, việc lấy ý kiến tại khu dân cư nơi bà sinh sống khá nhanh và thuận tiện bởi những ngày qua, bà và mọi người đã được nghe tuyên truyền rất nhiều thông qua các phương tiện truyền thông về các chủ trương định hướng của từ Trung ương, Thành phố cho tới quận, phường về công tác sắp xếp tinh gọn bộ máy trong hệ thống chính trị, nhất là về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường, xã. Tại phường Nguyễn Du, lãnh đạo phường và các cán bộ cơ sở rất tích cực, căng mình làm việc trong suốt ngày nghỉ cuối tuần và cả buổi tối nên người dân không gặp khó khăn gì.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công an Đồng Nai và TP.HCM lần đầu tiên tổ chức kỳ thi sát hạch, cấp GPLX

Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh thăm, tặng quà công nhân lao động ngành Dệt - May

Quận Tây Hồ: Nhiều kết quả nổi bật sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05

Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật: Quy định cụ thể để sử dụng hiệu quả, tránh trục lợi

Lưu giữ hồn dân tộc qua di sản văn hóa dân gian

Dấu ấn cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật tạo hình

Khai mạc triển lãm số về nghệ thuật Phật giáo thời Lý
Tin khác

Quận Tây Hồ: Nhiều kết quả nổi bật sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05
Thủ đô 16/05/2025 15:25

Giữ quyền chất vấn để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án, Viện Kiểm sát ở địa phương
Nhịp sống Thủ đô 16/05/2025 14:08

Báo Hànộimới ra mắt chuyên trang tuyên truyền Đại hội Đảng
Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 16/05/2025 14:05

Khi chuyển đổi số đi cùng mùa vụ
Nhịp sống Thủ đô 16/05/2025 13:55

Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân
Nhịp sống Thủ đô 15/05/2025 19:03

Hội Luật gia thành phố Hà Nội góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013
Nhịp sống Thủ đô 15/05/2025 19:02

Hà Nội: Phấn đấu phát triển thêm 4.000 người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình
Nhịp sống Thủ đô 15/05/2025 17:39

214 đảng viên quận Hoàn Kiếm vinh dự nhận Huy hiệu Đảng đợt 19/5
Nhịp sống Thủ đô 15/05/2025 12:44

Quận Đống Đa trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5
Nhịp sống Thủ đô 15/05/2025 11:59

Hà Nội: Hướng dẫn lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi
Nhịp sống Thủ đô 14/05/2025 15:36