Phố Yết Kiêu
Phố Hàng Nón | |
Phố Phùng Hưng | |
Phố Hàng Da |
Đầu thế kỷ XIX, nơi đây là bãi đua ngựa nằm giữa một vùng ao, hồ, ruộng trũng. Năm 1902 Pháp rời bãi đua ngựa đến khu Thập Tam Trại (làng Liễu Giai, Vạn Phúc) để xây khu Đấu Xảo (Hội chợ triển lãm) với quy mô rộng lớn 12ha, hồ, ao, ruộng trũng chung quanh được san lấp. Ngày 03/11/1902 khu Đấu xảo chính thức mở cửa.
Đây là hội chợ lớn, nơi trưng bày các sản phẩm phục vụ dân sinh của các nghệ nhân làng nghề cả nước. Nơi thi tài khéo léo tạo nên những sản phẩm hấp dẫn hoàn hảo cùng với sự tham dự của nhiều quốc gia: Lào, Căm pu chia, Pháp, Nhật, Ấn Độ, Philippin, Trung Quốc, Mailaixia, Miến Điện v.v Đấu xảo thành nơi thu hút nhân dân ba miền Bắc, Trung, Nam về tham quan và mua sắm tấp nập.
Phố Yết Kiêu. Ảnh: nguồn Internet |
Ngày 30/6/1903, do những thùng hàng hóa của Ấn Độ mang sang, trong đó có rất nhiều chuột bị chết nên gây ra một vụ dịch hạch lớn. Khu Đấu Xảo phải đóng cửa. Thành phố quyết định thu hẹp khu Đấu Xảo lại, cắt phần đất phía Tây chia lô bán cho tư nhân làm nhà, một đường phố mới được mở ra Pháp đặt tên (Rue Bovel), phố Bô Vét.
Từ năm 1903 - 1918 không tổ chức hội chợ nữa.
Tổng đốc Hoàng Thụy Chi đã tậu cả một vùng đất đầu phố (giáp phố Trần Hưng Đạo ngày nay) xây lên 3 dãy nhà 2 tầng với mấy chục căn hộ đối diện với bức tường dài bên kia đường của khu Đấu Xảo, thành một dãy nhà mang biển số chẵn. Vùng đất phía trong giáp với xóm Tân Hưng Tổng đốc Hoang Thuy Chi làm thêm một dãy nhà 1 tầng nhiều gian cũng để cho thuê với giá rẻ hơn dãy nhà mặt phố. Năm 1925 Trường Cao đẳng Mỹ thuật thành lập nhà kho của Sở lục lộ được dọn dẹp để làm xưởng vẽ và nơi ở của Giám đốc Vietor Tardieu Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Đầu phố BoVét bên dãy nhà chẵn chỉ có một ít nhà tư nhân nên thưa thớt người qua lại. Cả một dãy tường dài bên kia đường của khu Đấu Xảo vắng hoe.
Sau Cách mạng tháng 8 ta đổi tên phố BoVet (Rue Bovel) mang tên phố Yết Kiêu.
Yết Kiêu tên thật là Nguyễn Hữu Thể con trai ông Nguyễn Hữu Huệ và bà Vũ Thị Duyên người làng Hà Bì huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương. Nhà nghèo, bố chết sớm, ông phải đi mò cua bắt ốc, tôm, cá bán để mua gạo về cho gia đình. Ông có tài bơi lội lặn ngụp dưới nước, với sức khỏe và lòng dũng cảm lạ thường.
Ông cùng Dã Tượng thành một cặp gia tướng của Trần Hưng Đạo, lập nên nhiều chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông 1285-1288. Khi quân Nguyên Mông mang mấy trăm chiến thuyền theo đường biển vào nước ta. Yết Kiêu không quản ngại mùa đông giá rét đêm đêm lặn xuống biển nằm dưới đáy thuyền dùng sắt nhọn đục thủng thuyền giặc để nước biển chảy ồ vào. Nhiều thuyền của quân Nguyên Mông bị chìm nghỉm xuống biển sâu.
Lê Nhật Tăng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Tin khác
Cổng làng, nơi chạm miền ký ức
Tôi yêu Hà Nội 29/01/2025 10:30
Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone
Thủ đô 28/01/2025 09:17
Chuyện của những dòng sông
Tôi yêu Hà Nội 27/01/2025 16:42
Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 27/01/2025 09:30
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06