Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô: Cần phải có “anh cả”
![]() |
Chìa khóa thúc đẩy ngành công nghiệp ôtô: Nhiều động lực để phát triển |
![]() |
Thị trường Việt Nam lọt vào tầm ngắm của ngành ôtô thế giới |
Chủ yếu vẫn là sản phẩm đơn lẻ
Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, có thể thấy, ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ôtô vẫn còn yếu, nhỏ lẻ… các linh kiện lắp ráp ôtô tại Việt Nam chủ yếu vẫn phải dựa vào nhập khẩu.
Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, tính đến thời điểm hiện nay, cả nước có 358 DN sản xuất liên quan đến ô tô, trong đó có 50 DN lắp ráp ô tô, 45 DN sản xuất khung gầm, thân xe và thùng xe, 214 DN sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô (quá thấp so với 385 DN ở Malaysia và 2.500 DN ở Thái Lan về sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô).
Cùng đó, các DN hỗ trợ ngành ôtô ở Việt Nam mới chỉ sản xuất được những nhóm linh kiện đơn giản như: Khung gầm xe, thùng xe, vỏ cabin, cửa xe, săm lốp, bộ tản nhiệt, dây phanh, dây dẫn điện, trục dẫn, vành bánh xe… và được đầu tư nhỏ lẻ không theo chuỗi cung ứng sản phẩm dẫn đến sức cạnh tranh quốc tế còn hạn chế, nhất là sản phẩm của các DN nội địa…
Để ủng hộ cho công nghiệp hỗ trợ, linh kiện nội địa cần cạnh tranh hơn so với linh kiện nhập khẩu về chất lượng, chi phí và giao hàng, trong đó, chi phí, sản lượng đóng vai trò quan trọng. Do đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng cần tiếp tục xác định công nghiệp hỗ trợ là lĩnh vực ưu tiên và chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối nguồn vốn cho vay theo trần lãi suất quy định. Hình thành các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp hạ nguồn, thu hút đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là thu hút đầu tư FDI từ các tập đoàn sản xuất linh kiện hàng đầu thế giới. |
Các sản phẩm phụ tùng linh kiện ở mức độ đơn giản, với hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng thấp. Do đó, tỉ lệ nội địa hóa của sản phẩm ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước vẫn rất thấp, chưa đáp ứng được mục tiêu mong muốn về tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm ôtô ở Việt Nam.
Đánh giá về quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô trong thời gian qua, tại hội thảo “Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô” vừa diễn ra tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng Viện kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, mặc dù thời gian qua công nghiệp hỗ trợ được sự quan tâm, nhưng ngành này vẫn chưa phát triển như kỳ vọng. Tỉ lệ nội địa hoá còn thấp, chưa đạt được mục tiêu đề ra.
Đứng trước cơ hội, thách thức khi hội nhập để có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực, Việt Nam cần có những giải pháp để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô. Do vậy, trước yêu cầu của thực tại cần phải có các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô là hết sức cần thiết.
Đẩy mạnh phát triển chuỗi liên kết
Đề cập đến nguyên nhân ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng, các chuyên gia kinh tế cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là do dung lượng thị trường nội địa hạn chế.
Thị trường nhỏ, bị phân tán bởi nhà lắp ráp và nhiều model khác nhau khiến cho các Công ty sản xuất (cả sản xuất và lắp ráp ôtô và sản xuất linh kiện phụ tùng) rất khó đầu tư, phát triển sản xuất hàng loạt, các DN công nghiệp hỗ trợ chưa đủ khả năng tiếp cận các chuỗi sản xuất ôtô ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, các DN chưa tạo được sự hợp tác liên kết và chuyên môn hoá trong sản xuất, lắp ráp ôtô và sản xuất phụ tùng linh kiện. Đồng thời, chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn. Năng lực sản xuất của các DN trong nước còn thấp, số lượng nhỏ phần lớn từ những công ty cơ khí, sản xuất chất dẻo, nhựa, trình độ công nghệ còn kém, không có kinh nghiệm trong ngành ôtô.
Ngoài ra, do chủ yếu DN quy mô nhỏ và vừa hỗ trợ, nên DN Việt Nam khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, dẫn đến việc trình độ quản lý sản xuất và kinh doanh yếu, không đáp ứng được các yêu cầu của các nhà sản xuất ôtô…Do đó, cần phải nâng cao năng lực DN công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu.
Thúc đẩy liên kết giữa các DN công nghiệp hỗ trợ và các DN sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm thị trường trong nước và ngoài nước đặc biệt với một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc… Hỗ trợ các DN nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý sản xuất, chuyển giao công nghệ, phát triển khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực công nghiệp hỗ trợ.
Để thúc đẩy việc liên kết giữa các DN, theo ông Dương Hồng Quân, đại diện Hiệp hội Cơ khí Việt Nam chia sẻ, trong bối cảnh Việt Nam loay hoay với công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô, thì cần phải có một DN "anh cả" đứng ra tập hợp các DN nhỏ và vừa để kết nối và hình thành các chuỗi cung ứng, thực hiện vấn đề này để phòng trường hợp các DN không thể gia nhập vào các chuỗi của các DN ôtô nước ngoài hiện nay.
Ở một khía cạnh khác, do yếu về năng lực sản xuất, khó cạnh tranh nên các DN công nghiệp hỗ trợ rất thiếu vốn và khó tiếp cận với các gói tín dụng ưu đãi với cơ chế tương tự như gói tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao để phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển. Theo Phó Giám đốc Toyota Việt Nam - Shinjiro Kajikawa, sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô không thể đạt được nếu thiếu sự tăng trưởng của thị trường, sản xuất lắp ráp xe trong nước và công nghiệp hỗ trợ.
Để ủng hộ cho công nghiệp hỗ trợ, linh kiện nội địa cần cạnh tranh hơn so với linh kiện nhập khẩu về chất lượng, chi phí và giao hàng, trong đó, chi phí, sản lượng đóng vai trò quan trọng. Do đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng cần tiếp tục xác định công nghiệp hỗ trợ là lĩnh vực ưu tiên và chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối nguồn vốn cho vay theo trần lãi suất quy định.
Hình thành các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp hạ nguồn, thu hút đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là thu hút đầu tư FDI từ các tập đoàn sản xuất linh kiện hàng đầu thế giới. Để đưa ngành công nghiệp ôtô phát triển, đòi hỏi Chính phủ có chính sách hỗ trợ các DN sản xuất trong nước theo hướng rõ ràng, minh bạch và có lộ trình đủ dài để các DN yên tâm đầu tư.
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

"Lật tẩy" chiêu trò che biển số của shipper Hà Nội: CSGT "ra tay" không khoan nhượng

Lấy người lao động làm trung tâm trong mọi hoạt động

Những dấu mốc, con số đáng nhớ của Ngày Chiến thắng tại Liên bang Nga

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy

Khi Công đoàn lắng nghe và thấu hiểu

Triển lãm đặc biệt tôn vinh 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Không thu thuế với máy điều hoà có công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU
Tin khác

Giá vàng thế giới giảm mạnh trong khi giá USD tăng "phi mã"
Thị trường 09/05/2025 08:03

Tỷ giá USD hôm nay (9/5): Giá USD thế giới tăng "phi mã"
Thị trường 09/05/2025 07:14

Giá xăng dầu hôm nay (9/5): Thế giới bật tăng, trong nước giảm
Thị trường 09/05/2025 07:10

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá
Thị trường 09/05/2025 05:41

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn
Thị trường 08/05/2025 22:19

Giá vàng miếng SJC bất ngờ "bốc hơi" gần 2 triệu đồng/lượng
Thị trường 08/05/2025 18:17

Giá xăng dầu giảm đến hơn 600 đồng/lít từ 15h ngày 8/5
Thị trường 08/05/2025 15:48

Đàm phán thương mại “dĩ bất biến, ứng vạn biến”
Thị trường 08/05/2025 10:30

Giá xăng dầu hôm nay (8/5): Dầu thế giới vẫn trên đà giảm
Thị trường 08/05/2025 07:35

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm
Thị trường 08/05/2025 06:47