--> -->

Phát tán tin giả, đi tù thật

Cơ quan quản lý Nhà nước khi phát hiện phát tán tin giả, tin sai sự thật hoặc nhận được tin báo, khiếu nại của cơ quan, tổ chức về hành vi lan truyền thông tin sai sự thật thì người phát tán sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Khởi tố vụ án phát tán tin giả về việc "nữ sinh Trường HUFLIT tự tử do bị xâm hại"Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!Cảnh báo thông tin giả liên quan đến Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh
Luật quy định phát tán tin giả, đi tù thật
Luật quy định phát tán tin giả, đi tù thật. (Ảnh minh họa)

Theo thống kê của cơ quan chức năng, tính đến đầu năm 2024 đã có 78,44 triệu người sử dụng internet (tỷ lệ tiếp cận internet của Việt Nam đạt 79,1% tổng dân số); 72,70 triệu người sử dụng mạng xã hội (chiếm 73,3% tổng dân số); 168,5 triệu kết nối di động (chiếm 169,8% tổng dân số).

Thời gian trung bình người Việt dùng internet trên điện thoại di động là 3 giờ 30 phút mỗi ngày, trong đó sử dụng chủ yếu là các nền tảng như: Facebook, Youtube, TikTok, Zalo... Những nền tảng này cũng đang là môi trường phát tán tin giả, thông tin xấu, độc phổ biến nhất hiện nay.

Luật quy định phát tán tin giả, đi tù thật
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật.

Một số vụ việc mới bị xử phạt hành chính như: Vào ngày 3/4/2024, ông N.T.V sử dụng tài khoản Facebook do ông lập để đăng tải gồm: “Việc sử dụng thức ăn tự nhiên cho chăn nuôi có bổ sung nguyên liệu chè xanh không phải là việc làm mới mẻ”; “Việc triển khai đề tài: Nghiên cứu, xây dựng quy trình nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh Thái Nguyên từ tháng 12/2023 được nhiều người coi là… muộn”; “Tiếc là nghiên cứu muộn quá khi mà các nơi đã áp dụng vào thực tiễn thành công, vậy thì chỉ nên học hỏi thôi phải không lãnh đạo?”.

Đây là thông tin sai sự thật đã làm ảnh hưởng đến uy tín của các nhà khoa học, của các cơ quan quản lý; xúc phạm đến cơ quan, tổ chức, ảnh hưởng đến uy tín của Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên và nhóm nhà khoa học đang trực tiếp thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, xây dựng quy trình nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh Thái Nguyên”; ảnh hưởng đến phát triển ngành chè, thương hiệu chè và ngành chăn nuôi của tỉnh; tác động xấu trong xã hội và người dân.

Ngày 12/4, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7,5 triệu đồng và buộc gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật đối với ông N.T.V về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức”.

Hay vụ việc "Loan tin sai sự thật về nữ tài xế vi phạm nồng độ cồn". Trước đó, PA05 phát hiện một tài khoản Facebook đăng tải thông tin liên quan đến vụ nữ tài xế vi phạm nồng độ cồn va chạm giao thông trên phố Trần Cung (Cầu Giấy, Hà Nội) vào đêm 5/3.

Bài đăng có đoạn viết: "Đã xác định chị đại được cho là con cháu Bộ trưởng T.L". Qua xác minh, PA05 Công an thành phố Hà Nội xác định anh T. là người đã chia sẻ bài đăng kể trên. Ngày 10/3, PA05 Công an thành phố Hà Nội phối hợp với Công an huyện Thanh Oai mời anh T. lên làm việc. Tại trụ sở công an, anh T. thừa nhận hành vi của mình và cam kết không tái phạm, đồng thời bị phạt 7,5 triệu vì phát tán tin giả.

Thực trạng tin giả đã và đang tác động rất nhiều đến kinh tế xã hội của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tin giả trên mạng xã hội nhưng tác động là thật, khiến cho mọi người hoang mang và ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.

Kể từ năm 2019, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phối hợp với các đơn vị liên quan, xử lý hơn 2.000 vụ đăng tải, phát tán thông tin xấu độc, tin giả, sai sự thật gây hoang mang dư luận, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Luật quy định phát tán tin giả, đi tù thật
Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phối hợp với các đơn vị liên quan, xử lý hơn 2.000 vụ đăng tải, phát tán thông tin xấu độc, tin giả..

Theo Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử (được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/1/2022), quy định “phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Đối với các hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân,… thì tùy vào hành vi khách quan, khách thể, chủ thể của hành vi phạm tội cũng như hậu quả do hành vi đó gây ra mà Bộ luật Hình sự 2015 điều chỉnh, quy định trong nhiều điều luật với các tội phạm cụ thể như: Tội vu khống (Điều 156); Tội làm nhục người khác (Điều 155); Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác (Điều 159); Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân (Điều 331); Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước (Điều 337); Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước (Điều 338); Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác (Điều 361); Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác (Điều 362)…

Khi có hành vi cụ thể xảy ra, dựa trên tính chất, mức độ và hậu quả, tác hại do hành vi đó gây ra, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Nghị định 15/2020/NĐ-CP, Nghị định số 14/2022/NĐ-CP để đánh giá và có hình thức xử lý phù hợp.

Trong trường hợp nếu vi phạm nghiêm trọng, cá nhân, tổ chức có thể bị xử lý hình sự theo các tội: Tội làm nhục người khác sẽ bị phạt tù 3 tháng đến 2 năm. Người vi phạm có thể chịu hình thức xử phạt bổ sung là nộp 10-30 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề 1-5 năm.

Nếu bị tuyên tội vu khống, người vi phạm sẽ bị phạt tù 1-3 năm cùng hình thử xử phạt bổ sung gồm: 10-50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề 1-5 năm.

Với tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, người vi phạm phải chịu phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Trường hợp phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội bị phạt từ từ 2 năm. Nếu làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người vi phạm có thể bị phạt về tội làm, lưu trữ, phân phối hoặc phổ biến thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 117 Bộ luật Hình sự sẽ bị phạt tù 5-12 năm.

T.N

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia

Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân (KTTN) là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số…; Ngoài ra, Nghị quyết còn đặt ra các mục tiêu cụ thể như phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu…
Đoàn công tác Mặt trận Hà Nội kết thúc Hành trình kết nối ý nghĩa tại Hà Tĩnh và Thanh Hóa

Đoàn công tác Mặt trận Hà Nội kết thúc Hành trình kết nối ý nghĩa tại Hà Tĩnh và Thanh Hóa

Hành trình kết nối năm 2025 của Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội (gồm các nhân sĩ, trí thức, chức sắc, tôn giáo, dân tộc thiểu số tiêu biểu Thành phố) đã khép lại thành công sau 5 ngày (20-24/5) với nhiều hoạt động ý nghĩa tại các tỉnh miền Trung.
Hơn 2000 thí sinh giành 140 "vé” vào lớp 10 Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn

Hơn 2000 thí sinh giành 140 "vé” vào lớp 10 Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn

Trong hai ngày 24 - 25/5, hơn 2.000 thí sinh từ các tỉnh, thành phố đổ về Hà Nội để cạnh tranh 140 chỉ tiêu lớp 10 vào các khối chuyên: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí của Trường Trung học phổ thông (THPT) chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
100% cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã tiếp nhận đăng ký thủ tục bằng Căn cước công dân

100% cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã tiếp nhận đăng ký thủ tục bằng Căn cước công dân

Tính đến tháng 5/2025, 100% cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) đã triển khai khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp, với trên 214 triệu lượt tra cứu thành công thông tin thẻ BHYT bằng số định danh cá nhân/CCCD thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Quỳnh Lưu

Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Quỳnh Lưu

Ngày 24/5, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Quỳnh Lưu tổ chức chương trình “Tuyên truyền pháp luật, nâng cao kỹ năng và giao lưu văn hóa, văn nghệ trong công nhân, người lao động”.
Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh

Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 24/5 tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đoàn nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và Đoàn lãnh đạo Thành ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Tiến độ thi hành án đối với vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2

Tiến độ thi hành án đối với vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2

Tiến độ công tác thi hành án đến nay như thế nào, nhất là số tiền và tài sản mà cơ quan thi hành án đã thi hành được bao nhiêu để thu hồi cho nhà nước cũng như hoàn trả cho các bị hại trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm (giai đoạn 2) đang là nội dung được dư luận đặc biệt qua tâm, sau khi bản án phúc thẩm tuyên ngày 25/3/2025 có hiệu lực.

Tin khác

Tiến độ thi hành án đối với vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2

Tiến độ thi hành án đối với vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2

Tiến độ công tác thi hành án đến nay như thế nào, nhất là số tiền và tài sản mà cơ quan thi hành án đã thi hành được bao nhiêu để thu hồi cho nhà nước cũng như hoàn trả cho các bị hại trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm (giai đoạn 2) đang là nội dung được dư luận đặc biệt qua tâm, sau khi bản án phúc thẩm tuyên ngày 25/3/2025 có hiệu lực.
Vụ buôn lậu đất hiếm: Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bị tuyên phạt 3 năm tù

Vụ buôn lậu đất hiếm: Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bị tuyên phạt 3 năm tù

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc cùng 26 bị cáo khác trong vụ khai thác trái phép đất hiếm ở mỏ Phù Yên (tỉnh Yên Bái).
Ông Lưu Bình Nhưỡng được giảm án

Ông Lưu Bình Nhưỡng được giảm án

Ngày 16/5, Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã tuyên án vụ án "Cưỡng đoạt tài sản" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" đối với hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân và cựu chuyên viên Văn phòng Chủ tịch nước Nguyễn Văn Vương.
Ông Lưu Bình Nhưỡng được đề nghị giảm nhẹ hình phạt

Ông Lưu Bình Nhưỡng được đề nghị giảm nhẹ hình phạt

Tại phiên tòa phúc thẩm, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của bị cáo Lưu Bình Nhưỡng và giảm mức án phạt cho bị cáo từ 3 đến 6 tháng tù đối với tội "Cưỡng đoạt tài sản", giảm từ 9 tháng đến 1 năm tù đối với tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn".
Vụ buôn lậu đất hiếm: Cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc bị đề nghị từ 30-36 tháng tù treo

Vụ buôn lậu đất hiếm: Cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc bị đề nghị từ 30-36 tháng tù treo

Ngày 14/5, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã công bố bản luận tội, đề nghị mức án đối với cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc cùng 26 bị cáo liên quan đến vụ án đất hiếm ở Yên Bái.
Xét xử phúc thẩm cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân

Xét xử phúc thẩm cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân

Sáng mai (15/5), Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân.
Viện lý do đang làm đề tài nghiên cứu để bán đất hiếm không hóa đơn

Viện lý do đang làm đề tài nghiên cứu để bán đất hiếm không hóa đơn

Trình bày tại Tòa bị cáo Lưu Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Đất hiếm Việt Nam thừa nhận, bán đất hiếm không xuất hóa đơn. Tuy nhiên, bị cáo cho rằng mình không cần phải hợp thức hóa đầu vào vì đang làm đề tài nghiên cứu sản xuất đất hiếm cấp Nhà nước.
Vụ buôn lậu đất hiếm: Chủ tịch Công ty Thái Dương Đoàn Văn Huấn thừa nhận sai phạm

Vụ buôn lậu đất hiếm: Chủ tịch Công ty Thái Dương Đoàn Văn Huấn thừa nhận sai phạm

Tại phiên tòa, trả lời Hội đồng xét xử, bị cáo Đoàn Văn Huấn, Chủ tịch Công ty Cổ phấn tập đoàn Thái Dương (Công ty Thái Dương) bật khóc, thừa nhận sai phạm trong khai thác đất hiếm và trình bày do năng lực hạn chế.
Vụ án Xuyên Việt Oil: Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ được giảm án

Vụ án Xuyên Việt Oil: Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ được giảm án

Nhờ khắc phục hậu quả và chấp hành tốt, nhiều bị cáo trong đại án Xuyên Việt Oil đã được giảm án.
Cựu sinh viên kiện Đại học Kinh tế Quốc dân vì "học xong 30 năm mới được cấp bằng"

Cựu sinh viên kiện Đại học Kinh tế Quốc dân vì "học xong 30 năm mới được cấp bằng"

Ngày 6/5, Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) mở phiên sơ thẩm xét xử vụ kiện dân sự về yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nguyên đơn là ông Dương Thế Hảo (66 tuổi, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) khởi kiện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, yêu cầu bồi thường số tiền hơn 43 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động