--> -->

Ôm mộng xuất cảnh làm giàu: Đem con bỏ chợ

Với hợp đồng dịch vụ tư vấn và hỗ trợ các thủ tục liên quan đến việc cấp thị thực (visa) giúp lao động đi làm việc ở nước ngoài, Công ty Cổ phần Dịch vụ quốc tế Việt - Sing đã thu tiền của hàng chục lao động khác tại Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hóa... Với những hứa hẹn, cam kết, thậm chí sau 2 năm, nếu làm tốt, ứng viên có thể được gia hạn 2 năm, tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn người lao động chúng tôi đã gặp đều không đi được, hoặc có người chỉ sang 1-3 tháng là phải về nước vì hết hạn visa.
om mong xuat canh lam giau dem con bo cho Ôm mộng xuất cảnh làm giàu: Tiền mất, việc không
om mong xuat canh lam giau dem con bo cho Cảnh báo tình trạng “lừa” người lao động xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc

Ký 2 năm... đi được 3 tháng

Tháng 6.2015, Đặng Hải Anh (xóm Kim Liên, thị trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) tìm đến Công ty Cung ứng Dịch vụ việc làm Hà Thu có địa chỉ tại số 11 Đinh Liệt, phường Lam Sơn (TP.Thanh Hóa) để tìm hiểu đi xuất khẩu lao động.

om mong xuat canh lam giau dem con bo cho
Anh Dũng kể về việc nhiều lần liên hệ với Công ty, nhưng không đòi được tiền.

Qua giới thiệu của Công ty Hà Thu, Hải Anh đã đặt cọc 10.000.000 đồng để đi làm việc ở Singapore. Sau khi nhận đặt cọc, Công ty Hà Thu, mà trực tiếp là bà Hoàng Thị Thu – Giám đốc - đã giới thiệu Hải Anh ra Công ty Cổ phần Dịch vụ quốc tế Việt - Sing. Ngày 29.9.2015, Hải Anh đã đến gặp bà Lê Thị Bình Phương đóng thêm 45.000.000 đồng.

Hải Anh kể: Khi đến công ty, bà Phương có ký cam kết sẽ làm thủ tục cho tôi sang Singapore chờ việc trong 1 tháng rồi công ty sẽ giúp tôi tìm việc làm và xin visa có thời hạn 2 năm. Ngày 29.9.2015, tôi cùng 3 lao động khác và một đại diện của Công ty Việt - Sing đến địa chỉ: Jurong West, St 42 block 407 (Singapore), nhưng trong vòng 1 tháng, Công ty Việt - Sing không liên lạc để sắp xếp việc làm cho tôi như đã hứa.

om mong xuat canh lam giau dem con bo cho
Biên nhận tiền của lao động Nguyễn Đức Dũng

Đến ngày tôi chuẩn bị xách va li về nước (29.10), Công ty Việt - Sing bảo tôi ở lại làm việc. Khi đến nơi làm việc, tôi mới biết thời hạn làm việc của tôi chỉ được 3 tháng. Tôi liên lạc với công ty, thì công ty bảo tôi cố gắng làm ở đó rồi hứa sẽ xin visa cho tôi ở lại 2 năm.

Hết thời hạn 3 tháng, không thể liên lạc với công ty, visa hết hạn, nên tôi đành phải về nước. Về nước, ngày 2.2.2016, tôi đã tìm nhiều lần hẹn gặp bà Phương để giải quyết, nhưng bà Phương cứ khất lần, đến trụ sở ở Trần Bình thì công ty đã chuyển địa điểm, dỡ bảng hiệu.

om mong xuat canh lam giau dem con bo cho
Cam kết của Công ty Việt – Sing với gia đình Đặng Hải Anh về việc sẽ trả lại tiền  nếu không xin được việc làm

Sau nhiều lần hứa hẹn mà không được giải quyết, ngày 23.3.2016, Hải Anh đã viết đơn trình báo gửi Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội). Tại cơ quan công an, bà Phương viết cam kết sẽ trả 12 triệu đồng cho Hải Anh trong vòng 15 ngày nữa (tính từ ngày 23.3). Tuy nhiên, đến nay đã gần 2 tháng, cam kết kia vẫn chỉ nằm trên giấy.

Sau nhiều lần hứa hẹn mà không được giải quyết, ngày 23.3.2016, Hải Anh đã viết đơn trình báo gửi Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội).

Tại cơ quan công an, bà Phương viết cam kết sẽ trả 12 triệu đồng cho Hải Anh trong vòng 15 ngày nữa (tính từ ngày 23.3). Tuy nhiên, đến nay đã gần 2 tháng, cam kết kia vẫn chỉ nằm trên giấy.

Cùng “đi” qua môi giới của Công ty Hà Thu ở Thanh Hóa, cùng xuất cảnh ngày 29.9.2015 như Hải Anh còn có chị Lê Thị Minh Nguyệt ở Nông Cống (Thanh Hóa). “Khi tôi đến Công ty Hà Thu nói là đi làm 9 tháng, nhưng sau khi đặt cọc 10.000.000 đồng cho Công ty Hà Thu, ra Công ty Việt – Sing, lại nói là tôi phải đi học 3 tháng, 6 tháng đi làm.

Biết mình bị lừa, tôi quyết định không đi nữa, nhưng Lê Thị Bình Phương – Phó Giám đốc Công ty Việt – Sing đã thuyết phục sẽ đổi visa sang đi làm cho tôi nên tôi đã nộp thêm 58.700.000 đồng. Sang 1 tháng không có việc làm, nên đến 29.10.2015, tôi về nước.

Từ đó đến nay, sau nhiều lần chầu chực, bà Phương chỉ trả cho tôi, lần 2.000.000 đồng, lần 5.000.000 đồng đến nay được khoảng 30.000.000 đồng, nhưng không thành 1 đợt nên chỉ đủ trả lãi, chứ khoản gốc vay gần 70.000.000 đồng vẫn còn nguyên” - chị Nguyệt cho biết.

Cho chúng tôi xem 2 phiếu thu tiền của Công ty Việt - Sing,  anh Nguyễn Đức Dũng (ở Quốc Oai - Hà Nội) cho biết đã phải vay mượn cho đủ số tiền 91.200.000 đồng và 2.000 USD nộp vào công ty Việt - Sing để đi làm công nhân phun sơn ở gara ôtô.

“Số tiền đó tôi nộp từ tháng 12.2015, công ty hứa tuần sau sẽ bay. Đến hẹn, công ty lại trả lời đã xếp đơn hàng đó cho người khác và hẹn với tôi đi đơn hàng nấu ăn. Tuy nhiên, sau đó tôi cũng không đi được, nên tôi quyết định đòi lại tiền nhưng sau rất nhiều lần hẹn, Công ty vẫn không trả.

Đến ngày 3.6 mới đây, chỉ đến khi anh Dũng gửi đơn đến cơ quan công an, bà Phương mới chịu ngồi lại với anh Dũng và tạm trả 30.000.000 đồng, đồng thời viết giấy cam kết trước công an sẽ trả hết số tiền còn lại trong 3 tháng nữa.

Lao động tự nguyện đến và tự nguyện đi

Tại buổi làm việc với PV Báo Lao động Thủ đô chiều 7.6, bà Lê Thị Bình Phương cho biết, Công ty Cổ phần Dịch vụ quốc tế Việt - Sing không có chức năng xuất khẩu lao động, không làm dịch vụ xuất khẩu lao động mà làm dịch vụ tư vấn và hỗ trợ xin thị thực tại Singapore.

Tuy nhiên, khi phóng viên yêu cầu bà Phương cho xem giấy phép kinh doanh và làm dịch vụ của công ty thì bà Phương không thể cung cấp vì “cán bộ quản lý hồ sơ” đang xin nghỉ. Bà Phương hẹn đến ngày 8.6 sẽ cung cấp, nhưng đến ngày 8.6, chúng tôi liên hệ lại thì bà Phương tiếp tục khất lần.

“Các bạn ấy tự nguyện đến và tự nguyện đi và công ty giúp các bạn ấy thực hiện được điều đó. Khi lao động đồng ý, công ty sẽ dịch sơ yếu lý lịch, bằng cấp của người lao động gửi sang cho môi giới bên Singapore để họ nộp lên Bộ Nhân lực Singapore trong thời gian 3-4 tuần để cấp visa cho lao động sang làm việc. Công ty chỉ được phép ứng cử người lao động sang Singapore, còn chủ sẽ chọn người lao động” - đại diện Công ty Việt – Sing cho biết.

Về lý do 17 lao động không thực hiện được hợp đồng, công ty phải có trách nhiệm trả lại tiền, nhưng chưa thể trả, theo bà Phương là lý do bất khả kháng. “Công ty có sai với người lao động, nhưng là do yếu tố khách quan đưa lại”. Lý do mà công ty đưa ra là có 2 lao động sang trước đó có hành vi ăn cắp nên toàn bộ lao động của Việt - Sing sau này bị đình chỉ.

“Vì là công ty tư vấn dịch vụ, nên chúng tôi đã phải trả khoản phí để môi giới Singapore tìm đơn hàng cho lao động, đến nay, tiền chúng tôi chưa được trả lại, nên công ty phải có thời gian khắc phục hậu quả’ - bà Phương cho hay.

Tuy nhiên, đã gần 1 năm nay, hàng chục lao động “khóc đứng khóc ngồi” trên những món nợ lãi cao chồng chất, tốn bao nhiêu thời gian, công sức, kể cả đến cơ quan công an cũng chỉ biết chờ đợi trong vô vọng. “Mất tiền đã là một chuyện, còn những tổn thương về tinh thần, thời gian và lỡ hết công việc, những xáo trộn cuộc sống gây ra cho những lao động như chúng tôi thì ai bù đắp được đây” - Hải Anh bức xúc.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ảo tưởng quyền lực mạng: Cái giá phải trả cho những TikToker “ngông cuồng”

Ảo tưởng quyền lực mạng: Cái giá phải trả cho những TikToker “ngông cuồng”

Thời gian gần đây, dư luận xôn xao trước việc hàng loạt TikToker sở hữu lượng người theo dõi “khủng” bất ngờ bị lực lượng chức năng “sờ gáy” và xử lý theo quy định pháp luật. Những cái tên như Lê Việt Hùng hay Mai Văn Dưỡng (Dưỡng Dướng Dường) là những ví dụ điển hình, cho thấy “thế giới ảo” không phải là vùng đất “miễn nhiễm” với pháp luật, và sự nổi tiếng trên mạng xã hội không đồng nghĩa với quyền lực vượt ra ngoài khuôn khổ đời thực.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: "Xây" nên những điển hình tiên tiến từ các phong trào thi đua

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: "Xây" nên những điển hình tiên tiến từ các phong trào thi đua

Giai đoạn 2020 - 2025, đã có hơn 3.500 sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến kỹ thuật được ứng dụng trong sản xuất kinh doanh; 280 sáng kiến sáng tạo được Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội biểu dương khen thưởng; 121 sáng kiến tiêu biểu được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và UBND Thành phố biểu dương… Kết quả này đã thúc đẩy đoàn viên, người lao động hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Hàng nghìn người ken đặc quanh Hồ Gươm chiêm bái Xá lợi Phật

Hàng nghìn người ken đặc quanh Hồ Gươm chiêm bái Xá lợi Phật

Sau khi được tôn trí tại chùa Quán Sứ, tối 13/5, Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tiếp tục hành trình thiêng liêng qua trung tâm Hà Nội, đi qua các tuyến phố cổ kính và quanh Hồ Gươm - trái tim của Thủ đô.
Công đoàn quận Long Biên: Đậm nghĩa tình qua Chương trình “Cảm ơn người lao động”

Công đoàn quận Long Biên: Đậm nghĩa tình qua Chương trình “Cảm ơn người lao động”

Tháng Công nhân năm 2025 đã ghi dấu ấn đậm nét của Công đoàn quận Long Biên với chuỗi các hoạt động thiết thực, ý nghĩa dành cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn quận. Trong đó, Chương trình “Cảm ơn người lao động” và “Hát cho công nhân nghe” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức đã trở thành điểm sáng nổi bật, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của tổ chức Công đoàn đối với người lao động - lực lượng nòng cốt, tiên phong trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Khẩn trương chuẩn bị, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh

Khẩn trương chuẩn bị, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh

Chỉ còn hơn 20 ngày nữa là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026 tại Hà Nội sẽ chính thức diễn ra. Hiện, các đơn vị, địa phương đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện tổ chức nhằm bảo đảm kỳ thi diễn ra an toàn, không gây xáo trộn.
Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Tháng 5 là tháng tri ân, tôn vinh công nhân, người lao động đang ngày đêm cống hiến cho xã hội. Và giữa muôn vàn nghề nghiệp, có một công việc đặc biệt mà ít ai để ý, nhưng lại không thể thiếu trong nhịp sống đô thị: Công nhân vệ sinh môi trường. Hãy cùng chúng tôi theo chân những người công nhân môi trường - những “người hùng áo phản quang” - để hiểu hơn về công việc, cuộc sống và cả những trăn trở phía sau lớp bụi đường họ đi qua mỗi ngày của họ nhé!
Công an Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người

Công an Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người

Tối 13/5, Công an thành phố Hà Nội cho biết, đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ Nguyễn Đức Tâm - Công an phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), bị tố cáo hành hung một cô gái để điều tra, xác minh. Nếu có vi phạm, cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Xem thêm
Phiên bản di động