-->

Nỗ lực giữ ổn định thị trường lao động

Dịch bệnh Covid-19 đã khiến thị trường lao động ở nước ta có nhiều biến động, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nhân lực khi số lao động mất việc làm, giảm việc làm, giảm thu nhập ngày càng tăng. Trước thực trạng này, các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nỗ lực giữ ổn định thị trường lao động, chủ động cung ứng nguồn nhân lực phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh được dự báo sẽ dần phục hồi.
Tạo điểm tựa cho lao động mất việc Nhiều ngành nghề vẫn tăng nhu cầu tuyển dụng Dịch Covid-19 tạo áp lực cho thị trường lao động

Nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nhân lực

Theo Cục Việc làm (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH)), từ đầu năm 2021 đến nay, gần 13 triệu người trong độ tuổi lao động của cả nước đã bị ảnh hưởng về việc làm, thu nhập. Đặc biệt, từ tháng 6 đến tháng 8, các địa phương ghi nhận gần 10% số đơn vị, doanh nghiệp phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh, tương đương gần 4 triệu lao động phải tạm ngừng việc...

Tình trạng này kéo dài buộc người lao động phải tìm công việc khác để làm, hoặc rời các khu công nghiệp về quê. Việc lao động trở ồ ạt về quê thời gian qua tạo thêm áp lực cho thị trường lao động, tạo nên nghịch lý lớn về cung - cầu lao động. “Nguy cơ thiếu hụt lao động trong trường hợp dịch bệnh được kiểm soát sẽ xảy ra ở các tỉnh, thành tập trung nhiều ở khu công nghiệp chế xuất. Trong khi đó, một số địa phương có nguồn cung lao động lớn, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu thì lại dôi dư lao động, tiềm ẩn nguy cơ đứt gãy tạm thời chuỗi cung ứng nguồn nhân lực”, Cục trưởng Cục Việc làm Vũ Trọng Bình bày tỏ lo ngại.

Nỗ lực giữ ổn định thị trường lao động
Kết nối việc làm trực tuyến tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Đáng chú ý là, khi việc làm tại các đơn vị, doanh nghiệp (khu vực chính thức) giảm, người lao động phải tìm kiếm việc làm ở khu vực phi chính thức (không có hợp đồng lao động), dẫn đến số người làm công việc tự do tăng lên. Theo Tổng cục Thống kê, cả nước hiện có hơn 20 triệu lao động làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức, chiếm hơn 57% số người tham gia lao động xã hội, cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia về lao động thì lao động ở khu vực phi chính thức còn chịu nhiều thiệt thòi. Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội Nguyễn Hồng Dân đánh giá, người lao động làm việc ở khu vực kinh tế phi chính thức dễ bị tổn thương. Bởi, đa số họ làm việc trong điều kiện không bảo đảm an toàn so với khu vực kinh tế chính thức, lại không được bảo vệ bởi các chính sách an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chế độ ốm đau, thai sản...).

Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp

Để trợ giúp người lao động, người sử dụng lao động vượt qua khó khăn, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với các bộ, ngành chức năng, các địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, giải pháp cấp bách là hỗ trợ an sinh xã hội cho người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo các nghị quyết, quyết định của Chính phủ, bảo đảm đời sống cho lao động tạm trú, lao động tự do, giúp họ yên tâm “ai ở đâu, ở yên đó”. Triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội với tinh thần quyết liệt, khẩn trương, đến nay, hàng chục triệu lao động trên cả nước đã được tiếp cận, thụ hưởng chính sách, nguồn lực hỗ trợ.

Ngoài ra, các tỉnh, thành phố cũng bổ sung nhiều chính sách hỗ trợ đặc thù. Tại Hà Nội, đến hết ngày 12/9, các sở, ngành có liên quan và các quận, huyện, thị xã đã ra quyết định hỗ trợ cho trên 1,603 triệu người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 3642/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội với kinh phí 516,447 tỷ đồng (trong đó, đã thực hiện hỗ trợ cho trên 1,574 triệu người lao động, người sử dụng lao động với kinh phí 465,77 tỷ đồng). Ngoài ra, các cấp, ngành, địa phương của thành phố Hà Nội đã chung tay trợ giúp khẩn cấp về lương thực, thực phẩm, tiền chi tiêu... cho hàng vạn lao động.

Chị Nguyễn Thị Hải, quê ở Hà Nam, hiện sinh sống tại phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng đã phải nghỉ việc ở công ty tư nhân về may mặc từ vài tháng nay do ảnh hưởng của dịch bệnh. Khi được hỏi sẽ về quê tìm việc khác hay tiếp tục ở lại Hà Nội khi mà dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, chị Hải chia sẻ: “Trong thời gian tôi buộc phải ngừng việc vì dịch bệnh, Công ty đã hướng dẫn và hoàn thiện các thủ tục để tôi được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Ở địa phương thì quan tâm hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm, cũng cho tiêm vắc xin phòng dịch. Vì thế, dù dịch bệnh vẫn phức tạp và cuộc sống còn khó khăn nhưng cơ bản tôi yên tâm ở lại Hà Nội, chờ dịch bệnh được kiểm soát sẽ tiếp tục trở lại Công ty làm việc”.

Chị Nguyễn Thị Hà - quê ở Phú Thọ, công nhân một doanh nghiệp dệt may trên địa bàn quận Hà Đông cũng cho biết, chị sẽ tiếp tục ở lại Hà Nội để chờ khi dịch bệnh được kiểm soát, Công ty gọi trở lại làm việc. “Công ty vẫn lo đủ việc làm cho người lao động, nhưng do thực hiện yêu cầu giãn cách phòng, chống dịch nên chúng tôi phải nghỉ việc suốt gần 2 tháng qua.

Trong thời gian này, dù không có lương nhưng chúng tôi được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho lao động ngừng việc, phía Công ty và địa phương cũng quan tâm chăm lo hỗ trợ thêm nhu yếu phẩm thiết yếu nên cuộc sống không quá khó khăn. Tôi hy vọng dịch bệnh sẽ sớm lắng xuống và chúng tôi lại trở lại Công ty làm việc”- chị Hà nói.

Cùng với hỗ trợ an sinh trước mắt, các cơ quan chức năng còn quan tâm bảo đảm việc làm bền vững cho người lao động. Cụ thể, để người lao động rộng mở cơ hội việc làm, gần 2.000 cơ sở giáo dục nghề nghiệp của cả nước đang đẩy mạnh tuyển sinh và có nhiều chính sách ưu tiên, hỗ trợ người lao động bị mất việc làm tham gia học nghề. “Chúng tôi phối hợp với nhiều doanh nghiệp để tuyển sinh, đào tạo nghề sát nhu cầu của xã hội cho lực lượng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19”, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề cơ điện Hà Nội Đồng Văn Ngọc cho hay.

Song song đó, công tác tư vấn, giới thiệu việc làm được 63/63 tỉnh, thành phố chú trọng. Tại Hà Nội, đại diện Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở LĐ-TB&XH Hà Nội) cho biết: Trung tâm tiếp tục triển khai công tác thu thập việc làm trống, cập nhật thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp, nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động vào cơ sở dữ liệu cung- cầu, đồng thời tổng hợp phân tích dữ liệu để cung cấp thông tin thị trường lao động, tăng cường kết nối online cho doanh nghiệp và người lao động qua zalo, facebook…

Riêng trong tháng 8/2021, Trung tâm Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tư vấn và cung cấp thông tin thị trường lao động cho 6.845 lượt người lao động, đã có 1.763 lao động được phỏng vấn kết nối việc làm; 682 lao động được nhận hồ sơ, tuyển dụng. Theo đại diện Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, những kết quả này cho thấy, nếu tích cực tìm kiếm việc làm, người lao động vẫn có thể nắm bắt được những cơ hội tốt”.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng còn tạo điều kiện để người lao động, doanh nghiệp được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi, nhằm duy trì việc làm đang có, đồng thời tạo ra các vị trí việc làm mới. Thông qua nhiều chính sách đang được triển khai, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh tin tưởng, mức độ tác động của dịch Covid-19 đến thị trường lao động, việc làm sẽ giảm dần, cả nước có thể đạt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho hơn 1 triệu người lao động trong năm 2021.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định bóng đá trận Tottenham vs Nottingham Forest trong khuôn khổ vòng 33 Ngoại hạng Anh sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 22/4. Trận đấu này nhiều khả năng sẽ có thế trận cởi mở, nhưng đội khách với khát khao và phong độ ổn định hơn có thể là những người nở nụ cười sau cùng.
Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Trận đấu giữa Parma vs Juventus diễn ra vào lúc 01h45 ngày 22/4 trong khuôn khổ vòng 33 Serie A 2024/25. Cuộc đối đầu diễn ra trong bối cảnh Juventus đang phải dàn trải lực lượng để chuẩn bị cho FIFA Club World Cup sắp tới, còn Parma lại ở thế chẳng còn gì để mất, cuộc so tài này hứa hẹn sẽ là một thử thách không hề dễ dàng cho đội khách.
Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Sau một tuần tăng giá mạnh liên tục rồi lao dốc tới 6 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước đã dần ổn định.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 21/4, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông.
Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…

Tin khác

Bí quyết chinh phục "ông lớn" ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp

Bí quyết chinh phục "ông lớn" ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp

Trong bối cảnh hiện nay, những ngành nghề có nền tảng ổn định, môi trường chuyên nghiệp và lộ trình phát triển rõ ràng đang trở thành lựa chọn ưu tiên của lực lượng lao động trẻ.
Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Theo Cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên từ 15 - 24 tuổi quý 1/2025 là 7,93%, so với quý trước và cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này có giảm nhưng không đáng kể.
AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

Ngày 13/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp - việc làm (AJC Open Day - Job Fair 2025) với chủ đề "Phá thạch khai hoa". Sự kiện là cơ hội để học sinh THPT tìm hiểu về các chuyên ngành đào tạo tại Học viện, đồng thời giúp sinh viên tiếp cận với các nhà tuyển dụng uy tín.
Hàn Quốc thu hút lao động nước ngoài đến làm việc

Hàn Quốc thu hút lao động nước ngoài đến làm việc

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) thông tin, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã công bố Kế hoạch thực hiện thị thực chuyên biệt khu vực năm 2025, nhằm thu hút lao động nước ngoài đến làm việc tại các vùng có dân số giảm.
3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

Thông tin từ Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 54.131 người lao động, đạt 32,03% kế hoạch năm.
Bình Dương: Thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn lao động

Bình Dương: Thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn lao động

Ngày 11/4, đại diện Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương cho biết, đang phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh và các địa phương thực hiện các giải pháp nhằm kéo giảm số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) trên địa bàn.
Hơn 12.000 vị trí tuyển dụng trong Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 tại Nghệ An

Hơn 12.000 vị trí tuyển dụng trong Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 tại Nghệ An

Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 sẽ được tổ chức vào ngày Chủ nhật (27/4/2025) tại Khu công nghiệp WHA Industrial Zone Nghệ An.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM

Phát triển, đào tạo nhân lực chất lượng cao là chiến lược của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh, bền vững, xứng đáng với vị trí “đầu tàu kinh tế” của cả nước.
Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp

Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp

Tham gia Ngày hội việc làm năm 2025 tại Học viện Phụ nữ Việt Nam có 50 doanh nghiệp, trong đó có 34 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ, chiếm 68%. Ngoài ra, còn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác như: Sản xuất, nhà hàng - khách sạn, công nghệ thông tin… với gần 2.200 chỉ tiêu tuyển dụng.
Thêm yêu cầu đối với cán bộ, công chức

Thêm yêu cầu đối với cán bộ, công chức

Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi mới nhất được Bộ Nội vụ gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Dự thảo Luật sửa đổi gồm 8 Chương, 54 Điều dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 tới đây.
Xem thêm
Phiên bản di động