--> -->

Nhiều ngành nghề vẫn tăng nhu cầu tuyển dụng

Những tháng gần đây, thị trường lao động tại Hà Nội chịu tác động, ảnh hưởng theo diễn biến của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, bên cạnh việc giảm nhẹ nhu cầu tuyển dụng ở một số ngành nghề thuộc lĩnh vực không thiết yếu, thì một số ngành nghề ở lĩnh vực khác như: Công nghệ thông tin, ngân hàng, bán lẻ, giao nhận vận tải v.v… nhu cầu tuyển dụng vẫn tăng cao.
Ngành Công nghệ thông tin có nhu cầu tuyển dụng rất lớn Ghi nhận nhu cầu tuyển dụng tăng ở một số ngành nghề Năm 2021: Nhu cầu tuyển dụng lao động tập trung ở trình độ nào?

“Nóng” nhu cầu tuyển dụng ngành ngân hàng, công nghệ

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội) cho biết, thị trường lao động tại Hà Nội trong những tháng qua bị ảnh hưởng theo các diễn biến của dịch bệnh Covid-19, tác động mạnh đến hầu hết người lao động, doanh nghiệp, đặc biệt là lao động tại các khu công nghiệp, các ngành vận tải, du lịch, dịch vụ lưu trú.

Vì vậy, trong tháng 7, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp giảm nhẹ ở một số lĩnh vực như: Công nghiệp, xây dựng, dịch vụ ở ngành không thiết yếu. Ngược lại, một số lĩnh vực như: Công nghệ thông tin, ngân hàng vẫn tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng cao trong tháng.

Nhiều ngành nghề vẫn tăng nhu cầu tuyển dụng
Kết nối việc làm trực tuyến với người lao động tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Cụ thể, theo phân tích của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, nhân lực công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số, đặc biệt với bối cảnh dịch Covid-19, các doanh nghiệp đều phải đầu tư vào nền tảng công nghệ, khiến nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp ngành này vẫn lớn và thường xuyên trong tháng 7, nhất là đối với một số vị trí đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao như: Kỹ sư, lập trình viên.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình tuyển dụng, do vậy doanh nghiệp đã có kế hoạch tuyển dụng lâu dài nhằm tìm kiếm những ứng viên tiềm năng. Mức lương doanh nghiệp sẵn sàng trả cho người lao động trong lĩnh vực này chủ yếu từ 7- 9 triệu đồng/tháng, chiếm 43,75%; trên 15 triệu đồng/tháng, chiếm 25%. Một số doanh nghiệp lớn có nhu cầu tuyển dụng nhân lực công nghệ thông tin với số lượng lớn như: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (524 chỉ tiêu), Công ty Dịch vụ Viễn thông (525 chỉ tiêu).

Tương tự, ngành ngân hàng cũng có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn trong tháng 7 cho các vị trí quan hệ khách hàng, mảng công nghệ thông tin phục vụ cho việc phát triển hệ thống và chuyển đổi số. Nhu cầu tuyển dụng cấp trung và cao trong ngành này vẫn tiếp tục tăng, trong đó tập trung nhân sự ở mảng công nghệ, dữ liệu. Mức lương nhóm ngành này chủ yếu từ 7- 11 triệu đồng/tháng, chiếm 60%; trên 15 triệu đồng/tháng chiếm 10%. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ cũng có nhu cầu tuyển dụng tăng.

Cũng theo Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội, sang tháng 8, thị trường lao động ở Hà Nội tiếp tục bị ảnh hưởng theo diễn biến của dịch Covid-19, song các doanh nghiệp, đơn vị vẫn có nhu cầu tuyển dụng lao động phục vụ cho hoạt động sản xuất theo kế hoạch.

Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội Vũ Quang Thành cho biết, từ ngày 1/8 đến 15/8/2021, Trung tâm tiếp nhận thông tin của 240 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng 2.704 chỉ tiêu. Những ngành nghề được các doanh nghiệp tập trung tuyển dụng nhiều là may mặc, cơ khí, điện, điện tử, giao nhận, vận tải hàng hóa, sản xuất bánh kẹo…với mức lương trung bình từ 7-10 triệu đồng/tháng.

Các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động nhiều là Công ty Cổ phần Yamaguchi Việt Nam tuyển 100 lao động phổ thông, 40 nhân viên Kỹ thuật vận hành máy CNC; Công ty TNHH Maxcore – May mặc tuyển 100 công nhân; Công ty Cổ phần Nghiên cứu và sản xuất Vinsmart tuyển 100 công nhân sản xuất linh kiện điện tử,... Cũng trong nửa đầu tháng 8/2021, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tiếp nhận nhu cầu tìm kiếm việc của 1.480 người lao động, tập trung chủ yếu ở mảng công việc lao động phổ thông, công nhân bốc xếp hàng hóa, nhân viên giao nhận...

Thị trường lao động phụ thuộc vào kịch bản chống dịch

Dù ghi nhận nhu cầu tuyển dụng tăng ở một số nhóm ngành, song theo đánh giá của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, dịch bệnh bùng phát đã đẩy nhiều lao động vào tình trạng bị giảm lương, tạm nghỉ, không có việc làm, rơi vào cảnh thất nghiệp. Với Hà Nội, dịch đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến đời sống, việc làm của người lao động trên địa bàn thành phố. Trong bối cảnh đó, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội xây dựng 3 kịch bản dự báo thị trường lao động trong thời gian tới, với các mức độ khác nhau.

Phó Giám đốc Vũ Quang Thành cho biết, để thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển thị trường lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tiếp tục triển khai công tác thu thập thông tin việc làm trống, cập nhật thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp và nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động vào cơ sở dữ liệu cung - cầu đồng thời, tổng hợp phân tích dữ liệu để cung cấp thông tin thị trường lao động và tăng cường kết nối online cho doanh nghiệp và người lao động qua zalo, facebook,...

Kịch bản 1 là dịch bệnh được khống chế, không bùng phát ca nhiễm mới trong cộng đồng, Hà Nội sớm kết thúc giãn cách xã hội và chuyển sang trạng thái bình thường mới; việc tiêm vắc xin tiếp tục được đẩy nhanh và tiến tới miễn dịch cộng đồng. Như vậy, một số ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn nhất do dịch bệnh như: Vận tải, du lịch sẽ dần được phục hồi. Nhu cầu tuyển dụng lao động có những chuyển biến tích cực, hạn chế được tình trạng lao động bị mất việc, ngừng việc. Dự kiến số lao động mất việc làm hàng tháng sẽ còn khoảng 3 – 4 nghìn người, số doanh nghiệp bị ảnh hưởng là 12- 15%.

Kịch bản 2 là Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội do còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh, xuất hiện một số ca F0 mới, việc tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 được triển khai nhanh chóng nhưng còn chậm, khiến tốc độ phục hồi của nền kinh tế tiếp tục bị ảnh hưởng. Dự báo số lao động bị tác động thuộc các ngành như: Công nghiệp chế biến, chế tạo, bán buôn, bán lẻ, vận tải, du lịch. Dự kiến số lao động mất việc làm hàng tháng sẽ khoảng 5 - 6 nghìn người, số doanh nghiệp bị ảnh hưởng là 20 - 25%.

Kịch bản 3 là dịch bệnh chưa thể kiểm soát, số ca mắc ngoài cộng đồng ngày càng tăng và các hoạt động kinh tế chưa thể trở lại bình thường, quá trình tiêm vắc xin được triển khai chậm do thiếu nguồn cung. Tình thế này có thể khiến thành phố Hà Nội tiếp tục phải giãn cách xã hội và áp dụng nhiều biện pháp mạnh hơn để phòng, chống dịch, dẫn đến nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh tạm dừng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phục hồi của nền kinh tế.

Một số ngành tiếp tục chịu ảnh hưởng lớn như: Thương mại - dịch vụ, bán lẻ, vận tải, nhà hàng - khách sạn, dịch vụ lưu trú và ăn uống. Thị trường lao động sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề, nhiều nhóm lao động sẽ rơi vào tình trạng mất việc làm, giảm giờ làm, giảm thu nhập… Thất nghiệp gia tăng, số lao động mất việc làm hàng tháng sẽ tăng cao, dự kiến khoảng 7- 8 nghìn người. Dự kiến số doanh nghiệp bị ảnh hưởng có thể lên đến 30- 40%.

Phó Giám đốc Vũ Quang Thành cho biết, để thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển thị trường lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tiếp tục triển khai công tác thu thập thông tin việc làm trống, cập nhật thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp và nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động vào cơ sở dữ liệu cung - cầu đồng thời, tổng hợp phân tích dữ liệu để cung cấp thông tin thị trường lao động và tăng cường kết nối online cho doanh nghiệp và người lao động qua zalo, facebook,...

Đồng thời, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đảm bảo "mục tiêu kép", qua đó, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh, vừa đảm bảo hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp thực hiện những hoạt động dịch vụ việc làm. Nhất là hoạt động hỗ trợ giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thông qua hình thức gián tiếp như đường bưu điện, email, zalo, điện thoại.../.

Tú Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tối 23/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ tai nạn liên hoàn tại trước số nhà 87 phố Khâm Thiên, phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), cơ quan chức năng xác định xe ô tô bán tải đã va chạm với 8 xe mô tô, 1 xe máy điện và một nam giới đang đứng dưới lòng đường (được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức)...
Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, phường Đống Đa đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là sự kiện thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố (CATP) Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp, tạo nền tảng chính trị vững chắc, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh -những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chiều ngày 23/7, tại Hà Nội, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Tai nạn liên hoàn trên phố Khâm Thiên, nhiều xe máy bị xe bán tải húc đổ

Tai nạn liên hoàn trên phố Khâm Thiên, nhiều xe máy bị xe bán tải húc đổ

Chiều 23/7, một vụ tai nạn giao thông xảy ra trên phố Khâm Thiên khi một chiếc ô tô bán tải bất ngờ tông vào nhiều xe máy đang lưu thông trên đường, khiến các phương tiện đổ ngổn ngang, gây ùn tắc cục bộ.
Hà Nội: Lãnh đạo MTTQ Việt Nam Thành phố thăm, tặng quà chức sắc tôn giáo là thân nhân liệt sĩ

Hà Nội: Lãnh đạo MTTQ Việt Nam Thành phố thăm, tặng quà chức sắc tôn giáo là thân nhân liệt sĩ

Chiều 23/7, thay mặt lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Dung đã tới thăm, tặng quà các chức sắc tôn giáo tiêu biểu là thân nhân liệt sĩ.

Tin khác

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Trong số 26 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức ngày 21/7 có 18 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ, chiếm tỷ lệ cao nhất: 69,2%.
Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thị trường lao động Hà Nội trong tháng 7/2025 tăng trưởng ổn định nhờ sự tăng trưởng tích cực của các nhóm ngành dịch vụ, du lịch lữ hành, đầu tư công và FDI. Dự báo một số ngành sẽ có nhu cầu nhân lực cao như dịch vụ du lịch, lữ hành, y tế - chăm sóc sức khỏe, công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại dịch vụ.
Giăng “bẫy” việc làm, mặt tối của thị trường lao động số

Giăng “bẫy” việc làm, mặt tối của thị trường lao động số

Gần đây, trên các nhóm chia sẻ việc làm qua TikTok, Facebook, Zalo,... liên tục xuất hiện tin tuyển dụng hấp dẫn. Nhiều sinh viên và lao động phổ thông rơi vào “bẫy” việc làm tinh vi trên mạng xã hội chỉ sau vài cú nhấp chuột.
Tạo việc làm cho người lao động để giữ nhịp tăng trưởng

Tạo việc làm cho người lao động để giữ nhịp tăng trưởng

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm, qua đó giới thiệu và tạo cơ hội việc làm mới cho hàng chục nghìn người lao động (NLĐ) trên địa bàn.
Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh rằng lời kêu gọi chung chung "về nước đóng góp" sẽ không hiệu quả nếu thiếu những dự án. Bà kiến nghị cần có những cơ chế, đơn đặt hàng cụ thể.
Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Đối với người lao động, việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ giúp họ có thêm khoản chi tiêu, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, còn đối với doanh nghiệp, mặc dù có áp lực nhưng việc tăng lương cũng sẽ mang lại lợi ích thiết thực khi giữ được chân người lao động và góp phần thúc đẩy năng suất lao động. Chính bởi vậy, thông tin Hội đồng lương Quốc gia đã chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng với mức 7,2%, thực hiện từ 1/1/2026 đã thu hút sự quan tâm, chú ý của cả doanh nghiệp và người lao động, cả hai bên đều cho rằng đây là mức tăng hợp lý.
Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Với mục tiêu giúp người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội có cơ hội tìm hiểu, lựa chọn việc làm phù hợp, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với lãnh đạo 5 Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh: Ninh Bình, Thái Nguyên, Quảng Bình, Cao Bằng và Lạng Sơn tổ chức Phiên giao dịch việc làm theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, qua đó kết nối hiệu quả cung - cầu lao động.
Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức năm 2025.
Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Luật Việc làm năm 2025 đã đưa vào một nội dung quan trọng về đăng ký lao động. Theo đó, tất cả lao động Việt Nam từ 16 tuổi trở lên đều được đăng ký gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đây là nền tảng xây dựng cơ sở dữ liệu lao động quốc gia.
Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Sau khi nghỉ hưu, nhiều người cao tuổi có sức khỏe, khả năng và điều kiện vẫn mong muốn được tiếp tục đóng góp trí và lực cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận không nhỏ người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp xã hội có nhu cầu làm việc để tự nuôi sống bản thân. Những yếu tố này đòi hỏi Việt Nam cần có những chính sách phù hợp để tận dụng, phát huy nguồn lực người cao tuổi, bảo đảm quyền, chế độ cho họ đồng thời cũng để thích ứng với thời kỳ dân số già đang diễn ra mạnh mẽ.
Xem thêm
Phiên bản di động