-->

Những người đưa tiếng hát Then ngân xa khỏi bản làng

Đồng bào Tày tỉnh Tuyên Quang có một điệu hát mà người đời truyền tai nhau gọi là “điệu hát thần tiên". Đó là điệu hát Then đặc trưng, trong trẻo, vui tươi và mang đậm âm sắc của núi rừng. Hiện nay, trước sự đi lên của đời sống xã hội, hát Then không những khẳng định được chỗ đứng bền vững mà đồng thời còn phát triển mạnh mẽ hơn. Sự phát triển này của nghệ thuật hát Then là cả một hành trình nỗ lực từ tất cả các thế hệ của bao người con xứ Tuyên.
Hát Then thành di sản văn hóa phi vật thể Hát Then xứng tầm di sản “Việt Nam tự hào đóng góp quan trọng vào kho tàng văn hoá của nhân loại”

Tính bản sắc của điệu hát Then

Hát Then từ lâu đã trở thành một nét văn hóa bản sắc của dân tộc người Tày ở vùng cao phía Bắc, đặc biệt tại đất Tuyên Quang, là món ăn tinh thần đậm đà không thể thiếu trong cuộc sống cộng đồng. Đây là loại hình nghệ thuật diễn xướng âm nhạc đặc sắc mang tính tín ngưỡng dân gian, đa phần xuất hiện trong các nghi lễ tâm linh liên quan đến ước nguyện của con người.

Những người đưa tiếng hát Then ngân xa khỏi bản làng
Người Tày tại đất Tuyên Quang mang trong mình tình yêu say mê đối với điệu hát Then.

Trong quan niệm của người Tày, chữ Then có nghĩa là “Thiên" hay là “Trời". Khi cất lên những điệu Then thắm thiết, họ coi đó như một phương tiện để kể câu chuyện nào đó hoặc để mong cầu cho sự hạnh phúc, bình an cho con người và cộng đồng mình. Chính vì xuất phát từ những điều gần gũi nhất từ cuộc sống lao động, hát Then phản ánh rõ những giá trị lâu đời thuộc về bản sắc văn hóa và thế giới quan của họ.

Tháng 12 năm 2019, Tổ chức UNESCO đã chính thức ghi danh hát Then vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, chứng minh những giá trị to lớn của di sản này.

Có thể nói, hát Then ngày nay đang ở trong một thời kì phát triển rực rỡ, kết nối các thế hệ trong thời hiện đại. Người Tày tại đất Tuyên Quang, từ con trẻ đến người già, từ thanh thiếu niên đến người trưởng thành, tất cả đều mang trong mình một tình yêu say mê đối với điệu hát Then. Và cũng từ đó, mỗi người với mỗi cách yêu riêng đều đang chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy hoạt động nghệ thuật vốn đã được coi là nét tinh hoa của dân tộc.

Hát Then, đàn Tính níu chân du khách

Hát Then ngày nay không chỉ nằm trong đời sống thường ngày của người Tày mà còn gắn liền với hình thức du lịch cộng đồng tại tỉnh Tuyên Quang. Nếu du khách có dịp ghé qua những căn homestay tại xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình chắc hẳn cũng sẽ bắt gặp đội văn nghệ trẻ đến từ Câu lạc bộ hát Then, đàn tính Thượng Hà, được dẫn dắt bởi cô giáo Vũ Thị Ngọc Tuyết.

Những người đưa tiếng hát Then ngân xa khỏi bản làng
Đội văn nghệ trẻ của Câu lạc bộ hát Then, đàn Tính Thượng Hà.

Chị Ngọc Tuyết hiện đang là giáo viên giảng dạy bộ môn mỹ thuật tại Trường Tiểu học Thượng Lâm. Câu lạc bộ hát Then, đàn Tính Thượng Hà trước đây thuộc Liên đội Trường Tiểu học Khuôn Hà, xã Khuôn Hà, kế bên xã Thượng Lâm - nơi chị từng giữ chức vụ Tổng phụ trách đội. Chị Tuyết vốn không phải là người dân tộc Tày. Chị là người Kinh lên vùng cao công tác và từ đó mang trong mình một tình yêu đặc biệt với tiếng hát của người Tày qua những điệu Then.

Năm 2017, chị thành lập Câu lạc bộ hát Then, đàn Tính để các bé tiểu học của hai xã Thượng Lâm và Khuôn Hà tham gia sinh hoạt. Cơ hội tình cờ đến như một cái duyên, một người bạn kinh doanh homestay của chị Tuyết đã mời đội văn nghệ của Câu lạc bộ đến để biểu diễn. Và cũng chính từ đó, hoạt động của chị cùng các em cũng được phát triển, mở rộng hơn.

Chị Tuyết cho biết, tiêu chí của Câu lạc bộ khi nhận thành viên là các bé phải thực sự yêu thích bộ môn này. Các em đều đang trong độ tuổi tiểu học, có những bé mới chỉ chập chững 7 tuổi đã say mê đến lớp học hát. Các ngày trong tuần, các em vẫn đi học bình thường và cuối tuần tập trung tại thôn bản, trường lớp để hoạt động và học tập cùng nhau.

Theo chị Tuyết: “Nghệ nhân hát Then hiện nay còn rất ít, để họ đi biểu diễn là rất khó vì họ đã lớn tuổi”. Tuy vậy, chị vẫn thường xuyên động viên và mời những nghệ nhân, người già trong thôn bản để truyền dạy cách hát Then, đàn Tính cho các em. Có những bé nhà ở xa nhưng vẫn chủ động đạp xe để đi học và biểu diễn vì đam mê mãnh liệt với hát Then. Các bé lớn hơn sẽ dạy cho những em mới. Những gì các em được học không chỉ là cách hát, cách đàn, mà còn là cách các em kể chuyện văn hoá quê hương mình đã những điệu Then của dân tộc.

Nhiều du khách Tuyên Quang đặc biệt ấn tượng với cách mà những em trẻ cất lên những lời ca ngọt ngào, trong trẻo và đầy tình yêu quê hương, yêu “cái hồn" của dân tộc qua điệu hát Then như “Đường về Lâm Bình", “Mời trầu" hay “Quê em đổi mới"... Lời hát, tiếng đàn của các em đã níu chân bao nhiêu du khách đến với mảnh đất này và kéo họ đến gần hơn với văn hoá bản địa nơi các em sống.

Những người đưa tiếng hát Then ngân xa khỏi bản làng
Câu lạc bộ hát Then, đàn Tính Thượng Hà có sự tham gia của hơn 50 em và 20 nghệ nhân.

Cho đến thời điểm hiện tại, Câu lạc bộ hát Then, đàn Tính Thượng Hà do chị Tuyết dẫn dắt đã có sự tham gia của hơn 50 em. Ngoài việc biểu diễn ở các homestay cộng đồng, Câu lạc bộ cũng có nhiều dịp được biểu diễn trong các chương trình của xã, tham gia các chương trình về văn hoá truyền thống tại huyện Lâm Bình. Những cột mốc đặc biệt đáng nhớ là khi các em đạt giải Xuất sắc tại Cuộc thi hát Then, đàn Tính cấp tỉnh năm 2021, hay tham gia biểu diễn tại Phố đi bộ, Hà Nội trong Chương trình Học bổng gạo năm 2019.

Chị Tuyết chia sẻ, chị và các em trong Câu lạc bộ muốn đi nhiều nơi hơn nữa để lan tỏa tiếng hát của người Tày, tiếng hát đến từ quê hương Tuyên Quang. “Khi đã tự hào về dân tộc và tự tin về bản sắc dân tộc thì đó sẽ là nòng cốt và nền tảng để các em phát triển bản thân mình" - chị Tuyết tự hào.

Chàng Then làm Youtube

Giữ gìn Then cổ đi đôi với tinh thần đổi mới - đó là hành trình đầy cảm hứng của nghệ nhân Chu Văn Thạch - người đã “thổi hồn" vào di sản ngàn đời của dân tộc mình. Trong ngôi nhà sàn đơn sơ tại thôn Buôn, xã Hà Lang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, anh Thạch đã mở cho mình một xưởng làm đàn Tính nho nhỏ cùng những người bạn, ghi hình những bài học hát Then trực tuyến tải lên Youtube và sáng tạo ra những “nét mới" cho nghệ thuật hát Then.

Những người đưa tiếng hát Then ngân xa khỏi bản làng
Nghệ nhân Chu Văn Thạch.

Từ nhỏ, khi mới chỉ là một cậu bé người Tày, anh Thạch đã nuôi dưỡng trong mình niềm say mê điệu then lúc nghe đài và sau đó gặp được người thầy mà cho đến nay anh vẫn vô cùng trân quý, biết ơn. Từ thời điểm đã học thành thạo đàn Tính, hát Then, anh Thạch đã tìm nhiều cách để cải tiến âm thanh của chiếc đàn vì bản thân anh cảm thấy chưa đủ thỏa mãn. Trong hành trình làm ra cây đàn cho riêng mình, anh cũng đã gặp được những người bạn, những người cùng chia sẻ đam mê và yêu thích cây đàn Tính mới lạ của anh. Nhờ điểm gặp gỡ này, nghệ nhân Chu Văn Thạch đã thực hiện được ước mơ mở xưởng chế tác đàn Tính tại chính quê nhà của mình.

Chu Văn Thạch còn được biết đến là một “thầy giáo” vô cùng tâm huyết trên nền tảng mạng xã hội Youtube. Cho đến nay, anh sở hữu 2 kênh Youtube chính thức là “Chu Thạch Official” và “Đàn tính Chuthach” với gần 15 nghìn lượt theo dõi.

Kể chuyện về nguồn cảm hứng làm Youtube, anh Thạch cho biết xuất phát từ tình yêu của anh với nghệ thuật hát Then. Trong quá trình tự nghiên cứu và tìm hiểu, anh nhận thấy những thay đổi trong khuynh hướng của những người cùng đam mê. Ngày xưa, người đam mê hát Then phải biết chơi đàn Tính mới hát được Then. Càng về sau, nhiều người muốn hát Then nhưng lại bỏ cuộc vì không biết đàn cây đàn Tính. Từ đây, anh Thạch nảy ra ý tưởng làm nhạc để người ta hát Then mà không cần phải đắn đo nữa.

Với nghệ nhân Chu Văn Thạch, sự phát triển của công nghệ số thời đại ngày nay vừa là thách thức, nhưng cũng là cơ hội mới cho hành trình giữ gìn và phát huy loại hình nghệ thuật của dân tộc. Chính bởi suy nghĩ này, anh đã nhanh chóng nắm bắt những cơ hội mà mạng xã hội đem lại, dựa vào đó để lan tỏa kiến thức, chia sẻ những gì mà bản thân anh học được cho những người chưa biết cũng đam mê hát Then và đàn Tính.

Những video trên Youtube của anh Thạch đang làm không chỉ là những bài giảng từ cơ bản đến nâng cao về hát Then, đàn Tính mà còn là những video anh giao lưu với các nghệ nhân hát Then đến từ nhiều địa phương, tỉnh thành khác trên Tổ quốc. Nhưng nổi bật hơn cả, những thước phim nghệ nhân Chu Văn Thạch biểu diễn trên các sân khấu lớn cả trong nước và quốc tế luôn thu hút được nhiều lượt quan tâm nhất.

Ở thôn Buôn nói riêng và xứ Tuyên nói chung, anh Thạch nổi tiếng được biết đến như một nghệ nhân hát Then tuy trẻ nhưng đã có nhiều thành tích xuất sắc. Khi có cơ hội được đứng trên những sân khấu tầm cỡ, được biểu diễn trước biết bao công chúng quốc tế, anh thấy vô cùng tự hào. Anh Thạch chia sẻ, đó là những kỉ niệm vô cùng ý nghĩa khi được mang âm hưởng, tiếng hát của dân tộc mình lan tỏa đến bạn bè nước ngoài, để họ hiểu về văn hoá, nét đẹp của dân tộc mình.

Nhìn lại hành trình tự học, tự làm nghề của mình, nghệ nhân Chu Văn Thạch thấy rằng anh đã sống và nỗ lực lan tỏa giá trị của hát Then, đàn Tính một cách tâm huyết nhất. Chàng Then ấy đã viết nên câu chuyện của một người trẻ mang trong mình khát khao truyền lửa, truyền năng lượng tích cực cho các bạn trẻ khác về tinh thần gìn giữ tiếng hát Then cổ của dân tộc. Và trên con đường này, anh Thạch vẫn luôn mong muốn sẽ có nhiều hơn những người trẻ có thể bước cùng mình để thực hiện sứ mệnh quảng bá văn hoá của dân tộc đến với bạn bè bốn phương.

Ngọc Linh - Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, dự kiến quận Tây Hồ sẽ có 2 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Tây Hồ, Phú Thượng.
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

Ngày 18/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025, tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024; trao chứng nhận “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2023 - 2024.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Nhằm thiết thực chăm lo và nâng cao sức khỏe cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), nhân dịp Tháng Công nhân, sáng 19/4/2025, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho CNVCLĐ.
Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Hiện nay việc đặt phòng đi du lịch trên mạng đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Nắm bắt nhu cầu đó, các đối tượng lừa đảo đã lập các trang facebook giả mạo hoặc trang web của khách sạn để lừa nạn nhân chuyển tiền đặt cọc.

Tin khác

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tối 18/4, Festival Phở 2025 với chủ đề “Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số” đã chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị tổ chức.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Xem thêm
Phiên bản di động