Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa trưa cho học sinh tiểu học
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, tặng quà học sinh hai trường chuyên biệt tại Hà Nội Tiếng ve mùa hè ở Hà Nội: Âm thanh gợi nhớ và nhịp điệu của thời gian |
Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội mới có tờ trình gửi Hội đồng nhân dân Thành phố về việc dự thảo Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học trên địa bàn Hà Nội năm học 2025-2026.
Tờ trình nêu rõ, mục đích ban hành nghị quyết nhằm thực hiện ý kiến gợi mở của Tổng Bí thư Tô Lâm tại cuộc tiếp xúc cử tri ngày 17/4, và để tiếp tục quan tâm chăm lo sự nghiệp giáo dục và chính sách học đường, bảo đảm chất lượng dạy và học, tạo mọi điều kiện học tập tốt nhất và toàn diện cho trẻ em.
Theo dự thảo tờ trình nghị quyết, dự kiến, khoảng 768.000 học sinh tiểu học đang theo học tại các cơ sở giáo dục (không bao gồm các trường có vốn đầu tư nước ngoài) trên toàn thành phố sẽ được thụ hưởng chính sách.
Đối tượng áp dụng là học sinh tiểu học đang theo học tại các cơ sở giáo dục công lập và tư thục, tự nguyện tham gia dịch vụ bán trú. Các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc phạm vi áp dụng chính sách này.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Mức hỗ trợ được chia làm hai nhóm: Mức hỗ trợ 30.000 đồng/ngày/học sinh đối với học sinh tại các xã miền núi và khu vực bãi giữa sông Hồng; mức hỗ trợ 20.000 đồng/ngày/học sinh đối với học sinh tại các địa bàn còn lại của Thành phố.
Trường hợp mức chi phí suất ăn tại trường cao hơn mức ngân sách thành phố hỗ trợ, phần chênh lệch sẽ do phụ huynh đóng góp theo thỏa thuận với nhà trường. Tuy nhiên, suất ăn phải bảo đảm tối thiểu 30.000 đồng/ngày/học sinh nhằm duy trì chất lượng dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.
Thời gian hỗ trợ không quá 9 tháng/năm học, tương ứng với số ngày học thực tế. Nguồn kinh phí được chi trả hoàn toàn từ ngân sách thành phố. Dự kiến, tổng kinh phí thực hiện chính sách là khoảng 3.063 tỷ đồng, trong đó hơn 2.800 tỷ đồng dành cho khối trường công lập và gần 240 tỷ đồng cho khối trường tư thục.
Về căn cứ đề xuất chính sách, theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết: Học sinh tiểu học hiện có số lượng nhiều nhất trong hệ thống giáo dục phổ thông và bắt buộc học 2 buổi/ngày. Vì vậy, hầu hết các trường đều tổ chức cho học sinh ăn bán trú.
Hạ tầng cơ sở vật chất như phòng ăn, bếp ăn, bàn ghế, thiết bị chế biến… tại các trường tiểu học công lập đã cơ bản đáp ứng được điều kiện triển khai đồng loạt chính sách hỗ trợ.
Bên cạnh việc chăm lo dinh dưỡng cho học sinh, chính sách còn mang lại thuận lợi cho phụ huynh, giảm áp lực đưa đón con giữa buổi, tiết kiệm thời gian, công sức, từ đó nâng cao hiệu quả lao động và ổn định đời sống gia đình.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

U23 Việt Nam đối đầu Philippines tại bán kết U23 Đông Nam Á: Quyết tâm bảo vệ ngôi vương

Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn

Bộ Tài chính làm rõ về đánh thuế thu nhập cá nhân 20% với lãi bán nhà
Tin khác

Điểm sàn đại học, cao đẳng năm 2025 nhóm ngành sư phạm
Giáo dục 22/07/2025 11:07

Điểm sàn đại học năm 2025 nhóm ngành sức khỏe
Giáo dục 22/07/2025 10:09

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3
Giáo dục 21/07/2025 20:40

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng
Giáo dục 21/07/2025 20:38

Phụ huynh Hà Nội phấn khởi với chính sách miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa
Giáo dục 21/07/2025 06:32

Nam sinh ung thư máu xuất sắc đạt 28 điểm thi THPT Quốc gia
Giáo dục 19/07/2025 14:51

6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Kì thi Olympic Toán quốc tế
Giáo dục 19/07/2025 10:10

Nâng cao các môn chuyên dành cho trường THPT chuyên
Giáo dục 18/07/2025 22:24

Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 THPT công lập
Giáo dục 18/07/2025 18:21

Sinh viên Việt Nam giành giải Nhất tại cuộc thi an ninh mạng quốc tế HackTheOn Sejong 2025
Giáo dục 17/07/2025 10:51