Hát Then xứng tầm di sản
Quảng bá, giới thiệu tới người dân Cà Mau về di sản văn hóa Thủ đô | |
Phát huy hơn nữa giá trị di sản khu Hoàng thành Thăng Long |
Loại hình văn hóa dân gian kỳ diệu
Di sản Thực hành hát Then của người Tày, Nùng, Thái tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng Đông Bắc như Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang; ở vùng Tây Bắc như Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và một số địa phương khác ở Việt Nam.
Nghi lễ Then thể hiện bản sắc văn hóa của các dân tộc này, từ phong tục đến nhạc cụ, múa và âm nhạc. Nhờ các chức năng văn hóa xã hội, Then góp phần giáo dục đạo đức, lối sống nhân đạo và bảo vệ các phong tục và truyền thống văn hóa ở Việt Nam. Nghi lễ Then cũng phản ánh các quan niệm về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ.
Hát Then tại Ngày Văn hóa di sản Việt Nam |
Các lễ Then diễn tả hành trình của “thầy Then” điều khiển đoàn âm binh đi từ Mường Đất lên Mường Trời để dâng lễ vật và thỉnh cầu trong lễ: Cầu an, chữa bệnh, cầu mùa, chúc mừng năm mới... Khi các “thầy Then” cất tiếng hát, gảy tính tẩu là khởi đầu cuộc hành trình. Tùy theo mục đích của việc cầu cúng mà “thầy Then” sẽ bày mâm cúng và cầu khấn trước bàn thờ Then những vị thần bản địa khác nhau. “Thầy Then” thường sử dụng các đồ vật như: Kiếm trừ tà, thanh âm dương, chuông... để thực hiện lễ Then tại nhà tín chủ, ở ngoài trời hoặc tại bàn thờ Then ở nhà của “thầy Then”. “Thầy Then” mặc lễ phục và vừa hát tiếng dân tộc mình vừa gảy tính tẩu, xóc chùm xóc nhạc, phất quạt; có buổi lễ còn có tốp nữ múa phụ họa.
Âm nhạc là yếu tố xuyên suốt cuộc hát Then. Hát Then có nhiều bài bản, làn điệu, người hát cũng không kể dân tộc, giới tính, tuổi tác. Lời hát Then theo hình thức diễn xướng tổng hợp ca nhạc đàn tính, múa, diễn với nhiều tình huống khác nhau. Đảm nhiệm chức năng của một diễn viên tổng hợp, nghệ nhân hát Then vừa hát, tự đệm, vừa múa và diễn để thể hiện nội dung câu hát, đôi khi còn biểu diễn cả những trò nhai chén, dựng trứng, dựng gươm...
Trong hát Then mỗi làn điệu Then tuân theo một bài bản nhất định, “đường đi” nhất định như một cuộc hành trình dài lên rừng xuống núi, lên thiên xuống biển. Theo quan niệm của nhiều dân tộc, tiếng hát Then thần kì đến mức người đang ốm đau chỉ nghe thấy thôi coi như thấy nhẹ người.
Năm 2018 có 16 địa phương sở hữu hát Then. Trung tâm hát then ở 13 tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Hiện tại đã xuất hiện hát then ở các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk và Thành phố Hồ Chí Minh khi người Tày và người Nùng di cư đến.
Mỗi vùng làn điệu Then lại có những nét độc đáo riêng. Then Cao Bằng dìu dặt tha thiết, Then Lạng Sơn tươi vui, rộn ràng, Then Tuyên Quang dồn dập như thúc quân ra trận, Then Hà Giang nhấn nhá từng tiếng một, Then Bắc Kạn như chuyện kể thầm thì…
Nghệ nhân hát Then |
Nhìn chung, làn điệu Then lúc trầm, lúc bổng, lúc thiết tha, dìu dặt, lúc lại dồn dập… hòa quyện với tiếng đàn tính đã tạo cho Then có sức lôi cuốn kỳ lạ, khích lệ tinh thần mọi người thêm vui vẻ, xua tan phiền muộn, sự cực nhọc trong cuộc sống, hướng tới những điều tốt đẹp, hoàn thiện.
Thời gian qua, được sự quan tâm của ngành chức năng cùng với sự nỗ lực của những người đam mê hát Then, làn điệu Then của người Tày, Nùng khu vực các tỉnh phía Bắc đã được bảo tồn, gìn giữ và ngày càng có sức lan tỏa mãnh liệt, từ người già đến trẻ nhỏ; từ Bắc vào Nam đến vùng đất đỏ Ba zan Tây Nguyên, nơi có đông đồng bào Tày, Nùng sinh sống…
Trong tín ngưỡng dân gian của người Tày, Nùng, Then là chiếc cầu nối giữa con người với thế giới thần linh và đất trời. Chính vì thế, Then là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào. Những câu lạc bộ Then-Tính ở khắp mọi miền đất nước đang bền bỉ hoạt động để điệu Then ngày càng lan tỏa, vang xa.
Khẳng định bản sắc phong phú
Theo Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam đáp ứng những tiêu chí để đăng ký vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại: Thực hành Then ở Việt Nam tạo thành một phần cơ bản trong đời sống tinh thần của người Tày, Nùng, Thái, phản ánh mối quan hệ giữa con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ. Nghi lễ Then thể hiện bản sắc văn hóa của các dân tộc này, từ phong tục đến nhạc cụ, múa và âm nhạc. Nhờ các chức năng văn hóa xã hội, Then góp phần giáo dục đạo đức, lối sống nhân đạo và bảo vệ các phong tục và truyền thống văn hóa ở Việt Nam.
Ngay sau khi Ủy ban xem xét ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Việt Nam cũng đã cam kết thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ các giá trị của thực hành Then với UNESCO.
Tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của UNESCO diễn ra tại Bogotá, Thủ đô nước Cộng hòa Colombia, thay mặt Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và cộng đồng thực hành nghi lễ Then của người Tày, Nùng, Thái, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Tiến sĩ Lê Thị Thu Hiền đã đọc bản cam kết thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ các giá trị của thực hành Then.
Bà Hiền khẳng định: “Việc UNESCO ghi danh Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa, khuyến khích đối thoại giữa các cá nhân, các cộng đồng và các dân tộc khác nhau vì sự khoan dung, tình yêu và lòng bác ái. Thực hành nghi lễ Then thể hiện tình đoàn kết giữa các tộc người... theo mục tiêu của UNESCO; giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản các cộng đồng dân tộc không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới”.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân
Văn hóa 18/01/2025 15:11