--> -->
Công ty Cổ phần Phát triển nguồn nhân lực và Dịch vụ dầu khí Việt Nam

Nhiều vi phạm trong xuất khẩu lao động

Ngày 10/3, Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ TB&XH) đã có kết luận về việc chấp hành các quy định của pháp luật về người lao động (NLĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Công ty Cổ phần Phát triển nguồn nhân lực và Dịch vụ dầu khí Việt Nam (Petromanning).
nhieu vi pham trong xuat khau lao dong Cơ hội cho 500 lao động thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản
nhieu vi pham trong xuat khau lao dong Để xuất khẩu lao động không bị cản trở: Cần loại bỏ giấy phép con
nhieu vi pham trong xuat khau lao dong Thanh tra pháp luật XKLĐ: Xử phạt gần 4 tỉ đồng

Theo Kết luận số 04/KL-TTr, Petromanning chưa thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cụ thể: Chưa đổi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài khi thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Chưa báo cáo danh sách NLĐ đi làm việc ở nước ngoài gửi cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước sở tại; Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài ký với NLĐ của công ty này có các nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật: Hợp đồng đưa 5 lao động đi làm việc tại Đài Loan, tại Điều 2 của hợp đồng quy định tiền môi giới NLĐ có trách nhiệm tự chi trả cho đối tác nước ngoài khi nhập cảnh; Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc tại Ả rập - Xê út không ghi nội dung NLĐ được nghỉ hàng năm 15 ngày theo nội dung hợp đồng cung ứng đã đăng ký với Cục Quản lý lao động ngoài nước.

nhieu vi pham trong xuat khau lao dong

Thời gian qua, cơ quan chức năng phát hiện nhiều vi phạm trong lĩnh vực XKLĐ. Ảnh chỉ có tính minh họa.

Bên cạnh đó, hợp đồng với một số lao động đi làm việc ở Ả rập - Xê út của Petromanning không đảm bảo ít nhất 5 ngày trước khi NLĐ xuất cảnh như: Công ty này thông báo tuyển dụng NLĐ đi làm việc tại Đài Loan không ghi số lượng người cần tuyển, nơi làm việc, quyền và nghĩa vụ cơ bản của NLĐ trong thời gian làm việc tại nước ngoài. Ngoài ra, giáo viên bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài chưa đảm bảo đủ điều kiện theo quy định (11 giáo viên chưa có chứng nhận tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn và sư phạm do Cục Quản lý Lao động ngoài nước tổ chức).

Cũng theo kết luận thanh tra, Petromanning đơn phương thanh lý hợp đồng khi chưa gửi thông báo bằng thư bảo đảm 3 lần đến NLĐ trong thời gian 180 ngày kể từ ngày NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động; Thu tiền của lao động Trương Thị Nhang đi làm việc ở Ả rập - Xê út về nước trước thời hạn số tiền là 3.000 USD, nhiều hơn mức quy định của Bộ LĐ TB&XH. Petromanning không thu tiền môi giới của NLĐ, NLĐ nộp trực tiếp tiền môi giới cho đối tác nước ngoài khi nhập cảnh đi làm việc; Công ty thu tiền dịch vụ của 4 lao động đi làm việc ở Đài Loan trước khi ký hợp đồng dịch vụ. Một sai phạm nữa theo kết luận thanh tra là Petromanning chưa thanh lý hợp đồng với 25 lao động (23 lao động bỏ trốn tại Đài Loan và Nhật Bản; 2 lao động làm việc tại Ả rập - Xê út về nước trước thời hạn)…

Trước hàng loạt sai phạm trên, Chánh Thanh tra Bộ LĐ TB&XH đã yêu cầu Tổng Giám đốc Petromanning thực hiện thủ tục đề nghị đổi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài khi công ty được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định. Đồng thời báo cáo danh sách NLĐ đi làm việc ở nước ngoài gửi cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước sở tại theo quy định. Thanh tra Bộ cũng yêu cầu Tổng Giám đốc Petromanning ký hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài phải có đầy đủ nội dung Thông tư 22/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/10/2013 của Bộ LĐ TB&XH (Qui định mẫu và nội dung của Hợp đồng cung ứng lao động và Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài). Nội dung thông báo tuyển chọn NLĐ đi làm việc nước ngoài phải đầy đủ thông tin theo quy định. Giáo viên bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho NLĐ phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 1 Mục IV, Chương trình kiến thức cần thiết cho NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 18/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/7/2007 của Bộ trưởng Bộ LĐ TB&XH.

H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tận tâm chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Tận tâm chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Bám sát chủ đề công tác năm 2025 là “Tận tâm chăm lo, vững vàng bảo vệ, phát huy sức mạnh đoàn kết và phát triển tổ chức Công đoàn”, Liên đoàn Lao động quận Long Biên đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa vì đoàn viên, người lao động.
Hà Nội: Danh sách phương tiện bị "phạt nguội" mới nhất tháng 4/2025

Hà Nội: Danh sách phương tiện bị "phạt nguội" mới nhất tháng 4/2025

Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội vừa công bố danh sách các phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông qua hệ thống camera giám sát trong tháng 4/2025; có 467 lượt phương tiện vi phạm bị phát hiện và xử lý "phạt nguội".
Kiên quyết không để phương tiện không bảo đảm an toàn lưu thông trên đường

Kiên quyết không để phương tiện không bảo đảm an toàn lưu thông trên đường

Thực hiện kế hoạch bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và xây dựng văn minh đô thị, thời gian qua, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đội Cảnh sát giao thông địa bàn tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các phương tiện xe ba bánh tự chế, xe chở hàng cồng kềnh tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn.
Tri ân cán bộ Công đoàn nhân kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Công đoàn quận

Tri ân cán bộ Công đoàn nhân kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Công đoàn quận

Ngày 13/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức Hội nghị gặp mặt, tri ân cán bộ Công đoàn nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Công đoàn quận Tây Hồ (1995 - 2025).
Hà Nội: Công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 của từng trường

Hà Nội: Công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 của từng trường

Chiều 13/5, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 các trường trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên và chuyên năm học 2025 - 2026.
Doanh nghiệp rất hào hứng chờ đợi Nghị quyết 68-NQ/TW đi vào cuộc sống

Doanh nghiệp rất hào hứng chờ đợi Nghị quyết 68-NQ/TW đi vào cuộc sống

Doanh nghiệp rất kỳ vọng khi thực hiện được đúng Nghị quyết 68-NQ/TW, thì kinh tế tư nhân sẽ trở thành một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.
Biểu dương gương Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu làm theo lời Bác

Biểu dương gương Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu làm theo lời Bác

Sáng nay (13/5), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiêu biểu Phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác, giai đoạn 2016 - 2025 và Tổng kết Kế hoạch số 210/KH-UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội về tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố, giai đoạn 2022 - 2025.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Xem thêm
Phiên bản di động