--> -->

Nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi bò chất lượng cao tại Ba Vì

Trong bối cảnh Dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi thì tình hình chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn Hà Nội lại phát triển ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Đáng chú ý, đàn bò có xu hướng tăng do giá bán ổn định, nhu cầu thị trường lớn, hiệu quả kinh tế cao. Dự kiến, thời gian tới, nhu cầu tiêu thụ thịt bò ở Việt Nam tăng từ 330.000 đến 1 triệu tấn. Ba Vì là một trong số những địa phương thuộc Hà Nội có nhiều tiềm năng để phát triển chăn nuôi bò.
nhieu tiem nang phat trien chan nuoi bo chat luong cao tai ba vi Làng chè Ba Trại: Điểm sáng kinh tế của huyện Ba Vì
nhieu tiem nang phat trien chan nuoi bo chat luong cao tai ba vi Sau Tết, người lao động chấp hành nghiêm chỉnh kỷ cương hành chính
nhieu tiem nang phat trien chan nuoi bo chat luong cao tai ba vi Xã Minh Châu (Ba Vì): Sôi nổi cuộc thi bò lần thứ 2

Từ lâu, Ba Vì được đánh giá là một trong những địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp với việc phát triển chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Đặc biệt, những năm gần đây, với sự quan tâm đặc biệt của Hà Nội và các ngành chức năng, chính quyền địa phương, ngành chăn nuôi Ba Vì đang từng ngày hướng đến chuỗi giá trị bền vững.

Theo ghi nhận, Ba Vì là địa phương có tổng đàn chăn nuôi lớn nhất thành phố Hà Nội, trong đó đàn bò thịt, bò sữa là 41.500 con. Hiện nay huyện đã quy hoạch và hình thành 10/31 xã chăn nuôi bò thịt trọng điểm, với tổng đàn bò thịt đạt trên 20.000 con, quy mô bình quân 5 con/hộ.

nhieu tiem nang phat trien chan nuoi bo chat luong cao tai ba vi
Chăn nuôi bò ở huyện Ba Vì mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Đ.L

Toàn huyện Ba Vì có gần 150 trang trại, quy mô từ 20 con trở lên. Đến nay, đàn bò cái nền có khoảng 16.500 con, cơ bản là bò lai Zebu (lai Sind, Brahman...). Hằng năm, có trên 15.000 bê lai các giống bò chuyên thịt cho năng suất, chất lượng cao (BBB, Angus, Zebu, Wagyu...) được sinh ra từ chương trình thụ tinh nhân tạo. Bê con sinh trưởng nhanh, có giá bán cao hơn so với bê thông thường cùng độ tuổi từ 5-7 triệu đồng.

Mô hình chăn nuôi bò thịt, bò sữa ở xã Minh Châu là ví dụ. Theo tìm hiểu, Minh Châu là địa phương điển hình trong phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt tập trung của huyện Ba Vì. Những năm trước đây, nông dân xã Minh Châu chủ yếu là trồng ngô, đậu các loại và rau màu. Từ năm 2010 đến nay, do thu nhập từ trồng trọt bấp bênh, người dân đã chuyển dần sang diện tích trồng cây mầu sang trồng cỏ chăn nuôi bò.

Hiện nay diện tích trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò chiếm khoảng 65% diện tích đất canh tác của xã Minh Châu. Với tổng đàn bò hiện nay là 3.986 con, trung bình hàng năm xã Minh Châu cung cấp cho các địa phương khoảng 1.000 con bò giống và bò thịt. Về thu nhập từ chăn nuôi bò trong 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu ước đạt 30 tỷ đồng từ bán bò, bê thịt các loại.

Một điểm nhấn trong hoạt động chăn nuôi ở Minh Châu là toàn bộ bò giống đều được công ty CP Chăn nuôi T&T 159 thu mua. Nông dân được hỗ trợ khép kín từ chuyển giao công nghệ về giống, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi đến thu mua sản phẩm. Giá thu mua luôn cao hơn thương lái, mua theo cân nặng thực tế, không “bán xô” theo đầu con...

Sự vào cuộc của các cấp chính quyền Hà Nội đã thêm động lực giúp ngành chăn nuôi của huyện Ba Vì trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế. Hy vọng, thời gian tới ngành chăn nuôi bò tại huyện Ba Vì sẽ sớm từng bước củng cố vị trí mũi nhọn trong phát triển kinh tế, từng bước hướng đến chuỗi giá trị bền vững.

Với những ưu thế nhất định, hiện chăn nuôi bò thịt đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều hộ dân trong huyện Ba Vì. Sau nhiều năm triển khai mô hình chăn nuôi khép kín, đã chứng minh đây là hướng đi đúng trong chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng đối với một huyện miền núi. Nuôi bò lấy thịt đã và đang góp phần gia tăng giá trị cuộc sống của người nông dân, trở thành động lực để địa phương sớm cán đích trong xây dựng nông thôn mới.
Đ.L

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi

Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi

Ngày Dân số thế giới 11/7 năm nay có chủ đề “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”. Thông điệp này nhằm nhấn mạnh đến quyền cơ bản của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và thanh niên được tiếp cận thông tin, dịch vụ y tế để chủ động, tự do và có trách nhiệm trong quyết định về sinh sản.
EVNHANOI cảnh báo thủ đoạn mạo danh ngành điện lợi dụng sắp xếp tổ chức để lừa đảo

EVNHANOI cảnh báo thủ đoạn mạo danh ngành điện lợi dụng sắp xếp tổ chức để lừa đảo

Hiện nay, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã thực hiện tổ chức lại mô hình các Công ty Điện lực, từ 30 đơn vị cấp quận/huyện, thành 12 Công ty Điện lực khu vực, phù hợp với địa giới hành chính mới của Thủ đô. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội cho những tổ chức lừa đảo, lợi dụng thông tin sáp nhập để giả danh nhân viên ngành điện, thực hiện hành vi lừa đảo tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Hàng tỷ đồng "bốc hơi" vì chiêu trò lừa đảo sàn vàng quốc tế siêu lợi nhuận

Hàng tỷ đồng "bốc hơi" vì chiêu trò lừa đảo sàn vàng quốc tế siêu lợi nhuận

Hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng của nhiều người dân Hà Nội đã "bốc hơi" chỉ sau vài cú nhấp chuột vì tin những lời mời gọi "rót vốn" siêu lợi nhuận vào các sàn giao dịch vàng quốc tế ảo. Công an thành phố Hà Nội tiếp tục cảnh báo về chiêu thức lừa đảo tinh vi này, khi các đối tượng lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết để chiếm đoạt tài sản.
Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng quy định pháp luật

Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng quy định pháp luật

Thời gian qua tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục được giữ ổn định. Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp Thành phố phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp và chính quyền địa phương giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công

Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công

Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ của công chức được áp dụng trong việc thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý mang tính chất chiến lược, đột xuất, cấp bách, không thường xuyên.
Góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Sau chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025 và hoạt động song phương tại Brazil của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về những kết quả nổi bật của chuyến công tác.
Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án

Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án

Trong 6 tháng năm 2025, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội thụ lý 27.283 vụ việc, giải quyết 16.990 vụ việc, đạt tỷ lệ 62,27%. So với cùng kỳ năm 2024, số thụ lý tăng 3.456 vụ; giải quyết tăng 2.295 vụ. Đặc biệt Tòa thụ lý vụ án vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân (cũ); các vụ án liên quan đến trung tâm đăng kiểm; vụ án liên quan đến “Nhận hối lộ"...

Tin khác

Huyện Hưng Nguyên công bố Quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Hưng Nguyên công bố Quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 7/6, huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.
Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Việc đổi mới ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số từ lâu đã được nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) thực hiện bài bản. Việc đầu tư công nghệ không chỉ đơn thuần là đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà màng, nhà lưới để sản xuất mà còn làm chủ được những công nghệ mới trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường liên kết.
Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Sáng nay (9/1), Hội Nông dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Xem thêm
Phiên bản di động