--> -->

Nhiều quyết sách đáng nhớ của ngành Tài chính

Trong hơn 3 năm qua, dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, ngành Tài chính đã có nhiều quyết sách đáng nhớ, nhất là trong điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, ứng phó kịp thời, hiệu quả trước những tác động của dịch bệnh, thiên tai và những diễn biến phức tạp trong khu vực, thế giới.
Siết chặt khâu đào tạo kiểm toán viên Phát triển công nghiệp dược phục vụ nhân dân: Mệnh lệnh cuộc sống! Thúc đẩy quan hệ đầu tư - thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ Bộ Tài chính không đồng ý điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh

Trong đó phải kể đến ngành Tài chính đã đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19; đẩy mạnh điện tử hóa chống thất thu thuế; đưa tỷ lệ nợ công giảm liên tục; tăng cường quản lý giá, kiểm soát lạm phát; củng cố thị trường tài chính;...

Trước tác động nghiêm trọng của đợt dịch Covid-19 và khó khăn về kinh tế, trong 3 năm qua, Bộ Tài chính đã khẩn trương trình cấp có thẩm quyền thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí với tổng giá trị tiền thuế, tiền thuê đất, phí và lệ phí được miễn giảm, gia hạn năm 2021- 2022 khoảng 377,5 nghìn tỷ đồng. Năm 2023 tiếp tục miễn, giảm, gia hạn các khoản thu ngân sách Nhà nước khoảng 191,5 nghìn tỷ đồng.

Nhiều quyết sách đáng nhớ của ngành Tài chính
(Ảnh minh họa)

Đặc biệt, Bộ Tài chính đã đề xuất cấp có thẩm quyền nhiều chế độ, chính sách chi ngân sách Nhà nước cho phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo nguồn kinh phí đẩy nhanh tiến độ mua vắc xin tiêm phòng Covid-19 cho nhân dân; chủ động đề xuất, tham mưu cho Chính phủ thành lập Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19 và trực tiếp chỉ đạo, quản lý điều hành quỹ. Đến hết ngày 30/6/2024 đã huy động được 10.912,8 tỷ đồng từ các tổ chức cá nhân ủng hộ.

Với các giải pháp chính sách tài khóa nêu trên, kết hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế khác, cùng với kiểm soát được dịch Covid-19, sản xuất kinh doanh đã từng bước hồi phục, đời sống người dân đã trở lại bình thường, đà tăng trưởng kinh tế phát triển trở lại.

Có thể nói, trong hơn 3 năm qua, các giải pháp chống thất thu thuế được ngành Tài chính thúc đẩy một cách mạnh mẽ, nhất là đối với các lĩnh vực thương mại điện tử, bất động sản, thu thuế của nhà cung cấp nước ngoài; quyết liệt xử lý nợ đọng thuế; đẩy mạnh chống thất thu, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế.

Điện tử hóa, hiện đại hóa quản lý thu được đẩy mạnh triển khai ở tất cả các khâu như quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử. Việc cung cấp dịch vụ thuế điện tử cũng được triển khai trên phạm vi toàn quốc, đến hết năm 2023 đã có 99,95% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử; 99,16% doanh nghiệp đăng ký sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử; 99% doanh nghiệp tham gia hoàn thuế điện tử. Triển khai hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc từ ngày 21/4/2022 tổng số lượng hóa đơn điện tử đã tiếp nhận và xử lý từ khi triển khai đến hết năm 2023 là hơn 6,1 tỷ hóa đơn.

Cũng trong 3 năm qua, Bộ Tài chính đã đưa tỷ lệ nợ công giảm liên tục từ mức 55,9% GDP cuối năm 2020 xuống còn 42,7%GDP cuối năm 2021; khoảng 37,4% GDP năm 2022 và từ cuối năm 2023 còn khoảng 37% GDP. Năm 2022, Việt Nam được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, “triển vọng ổn định”; Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2, “triển vọng ổn định”.

Đặc biệt, giai đoạn 2022 - 2023 trước biến động tăng giá mạnh của các mặt hàng chiến lược như dầu, than… trên thị trường thế giới, gây áp lực lên lạm phát trong nước, Bộ Tài chính với vai trò thường trực Ban chỉ đạo điều hành giá đã thường xuyên đánh giá, chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan chủ động tính toán và dự báo các yếu tố tác động đến lạm phát; xây dựng các kịch bản, kiến nghị các giải pháp điều hành giá cả thị trường, phù hợp với từng mặt hàng, nhất là đối với các mặt hàng xăng, dầu và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu Nhà nước quản lý điều hành giá.

Thường xuyên cập nhật diễn biến theo sát tình hình thực tế báo cáo Chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá; đẩy mạnh kiểm tra chấp hành pháp luật về giá, xử lý các sai phạm trong quản lý, điều hành giá; tránh việc lợi dụng giá xăng dầu tăng để kết cấu thêm các khoản chi phí, tăng giá hàng hóa bất hợp lý .

Với các giải pháp đã thực hiện, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của tác động tăng giá trên thị trường thế giới, song chỉ số giá tiêu dùng năm 2021, 2022 và 2023 chỉ tăng lần lượt 1,84% và 3,21% và 3,2% so với cùng kỳ năm trước, góp phần kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Để kinh tế Việt Nam có thể trụ vững và tiếp tục tăng trưởng, doanh nghiệp được tiếp sức vượt qua khó khăn, Bộ Tài chính đã nỗ lực triển khai hàng loạt giải pháp nhằm duy trì ổn định và phát triển bền vững, đồng bộ các thị trường tài chính, tiếp tục khơi thông nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đến cuối tháng 8/2023, quy mô thị trường vốn đạt khoảng 100,1% GDP, trong đó thị trường cổ phiếu đạt khoảng 66,1% GDP, thị trường trái phiếu đạt 34% GDP, tổng tài sản các doanh nghiệp bảo hiểm đạt khoảng 9,1%GDP.

Trong bối cảnh thị trường tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước có nhiều biến động, tính tuân thủ pháp luật của một bộ phận doanh nghiệp, nhà đầu tư chưa cao, hành vi thao túng giá phức tạp trên thị trường chứng khoán, việc phân phối sản phẩm bảo hiểm có bất cập trong hoạt động bán chéo qua các ngân hàng, Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

Đồng thời tiếp tục đa dạng hóa nhà đầu tư, hàng hóa trên thị trường; hiện đại hóa cơ sở hạ tầng; nâng cao năng lực quản trị rủi ro, lành mạnh hóa thị trường chứng khoán, trái phiếu. Mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn, thị trường tài chính, tiền tệ thế giới vẫn diễn biến phức tạp nhưng thị trường cổ phiếu, trái phiếu, thị trường bảo hiểm trong nước đã dần ổn định.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc triển khai công tác phòng chống, ứng phó cơn bão số 3, bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thị trường lao động Hà Nội trong tháng 7/2025 tăng trưởng ổn định nhờ sự tăng trưởng tích cực của các nhóm ngành dịch vụ, du lịch lữ hành, đầu tư công và FDI. Dự báo một số ngành sẽ có nhu cầu nhân lực cao như dịch vụ du lịch, lữ hành, y tế - chăm sóc sức khỏe, công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại dịch vụ.
Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội đề ra mục tiêu phát triển nông thôn thông minh, bền vững. Để hiện thực hóa, cần cụ thể hóa mô hình chuyển đổi, cải cách đất đai và phát huy vai trò người dân, tạo đột phá cho Thủ đô.
Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Dưới tác động của cơn bão số 3 đang tiến gần đất liền, các địa phương ngoại thành Hà Nội đã và đang chủ động triển khai nhiều biện pháp ứng phó, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra. Với phương châm “4 tại chỗ”, chính quyền cơ sở tăng cường kiểm tra các khu vực xung yếu, sẵn sàng phương tiện, nhân lực, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng tránh thiên tai.
Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Ngày 21/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có Văn bản số 3022/SVHTT-QLDSVH gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, các đơn vị quản lý di tích, danh thắng tại Hà Nội về việc phòng chống thiên tai tại các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cả nước hiện còn hơn 8,6 triệu đoàn viên công đoàn

Cả nước hiện còn hơn 8,6 triệu đoàn viên công đoàn

Sau sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 60-NQ/TW đến ngày 15/7/2025, cả nước còn 8.642.169 đoàn viên công đoàn, giảm 3.665.175 đoàn viên, trong đó có 2.513.569 người thuộc đối tượng thôi là đoàn viên công đoàn, giảm khác là 1.151.606 đoàn viên.
Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, các tỉnh Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh quyết định cấm biển, ngư dân khẩn trương chống bão.

Tin khác

Chứng khoán Việt sôi động chinh phục đỉnh mới

Chứng khoán Việt sôi động chinh phục đỉnh mới

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua giai đoạn khởi sắc rõ nét khi VN-Index liên tục bứt phá và tiến sát mốc kháng cự tâm lý 1.500 điểm. Trong tuần giao dịch từ 14 đến 18/7, chỉ số này đã tăng gần 40 điểm, đạt 1.497,28 điểm, mức cao nhất từ đầu năm 2025 đến nay. Điểm nhấn của thị trường nằm ở dòng tiền mạnh mẽ, lan tỏa đều khắp các nhóm ngành, đặc biệt là bất động sản, ngân hàng, bán lẻ và chứng khoán.
Từ năm 2026, những trường hợp nào được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?

Từ năm 2026, những trường hợp nào được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 14/6/2025 quy định một số trường hợp người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế đã nộp và các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ ngày 1/1/2026.
GDP lập đỉnh: Giải mã động cơ tăng trưởng

GDP lập đỉnh: Giải mã động cơ tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam đang ghi nhận đà phục hồi ấn tượng, với mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025 đạt 7,52% - cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2025. Trong bức tranh tươi sáng đó, sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ được xem là những “mũi nhọn” góp phần quan trọng, đồng thời phản ánh nỗ lực mạnh mẽ của toàn nền kinh tế trong bối cảnh còn nhiều thách thức từ thị trường quốc tế.
Cảnh báo thủ đoạn giả danh cơ quan thuế

Cảnh báo thủ đoạn giả danh cơ quan thuế

Nhằm hỗ trợ cơ sở kinh doanh trong quá trình kê khai thông tin địa chỉ khi sử dụng hóa đơn điện tử theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, cơ quan thuế đã tích cực triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, tuyên truyền sâu rộng, hướng dẫn chi tiết, đồng thời kịp thời cảnh báo nguy cơ giả mạo.
Hỗ trợ sử dụng hóa đơn điện tử theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Hỗ trợ sử dụng hóa đơn điện tử theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Trước những thay đổi về địa giới hành chính khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, ngành Thuế đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử thuận lợi, không gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời cảnh báo các hành vi giả mạo nhằm bảo vệ người nộp thuế.
Cục Thuế khẳng định không yêu cầu hộ kinh doanh nộp căn cước để cập nhật thông tin

Cục Thuế khẳng định không yêu cầu hộ kinh doanh nộp căn cước để cập nhật thông tin

Cục Thuế cho biết, hiện nay có hiện tượng một số đối tượng giả danh cơ quan thuế yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cập nhật thông tin theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, để tránh tình trạng trên, Cục Thuế thông báo cho người nộp thuế một số lưu ý.
FDI đăng ký tăng mạnh tạo kỳ vọng mới cho nền kinh tế

FDI đăng ký tăng mạnh tạo kỳ vọng mới cho nền kinh tế

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt trên 21,5 tỷ USD, tăng mạnh 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại Shinhan Bank Việt Nam

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại Shinhan Bank Việt Nam

Shinhan Bank Việt Nam bị Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chỉ ra nhiều tồn tại trong quản trị, tín dụng, ngoại hối và bị yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục toàn hệ thống.
Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Chiếc Boeing B727-200 của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines “bỏ quên” ở Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài được 18 năm và cơ quan quản lý Nhà nước đang đưa ra các giải pháp xử lý.
Techcombank Investment Summit: “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”

Techcombank Investment Summit: “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa tổ chức thành công Techcombank Investment Summit 2025 với chủ đề “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”.
Xem thêm
Phiên bản di động