--> -->

Nhà ở xã hội vẫn vượt quá xa khả năng của người lao động

Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về Dự thảo Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội ngày 24/5, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương) đã chia sẻ những gửi gắm của người lao động đến Quốc hội.
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu mở rộng chính sách nhà ở xã hội với các gia đình đông con 4 tháng đầu năm 2025 có 15.614 căn hộ nhà ở xã hội được hoàn thành

Đại biểu nêu rõ: “Hàng triệu người lao động đang ngày đêm làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và đô thị lớn trên cả nước, với những suy nghĩ rất đơn giản, sống làm việc, có gia đình và có một mái nhà nhỏ để an cư, yên tâm làm việc, nuôi dạy con cái và phụng dưỡng cha mẹ.

Dù chỉ đơn giản như thế nhưng là cả một ước mơ của chúng tôi, bởi một thực tế, đó là tiền lương thì không tăng nhưng giá nhà và giá tiêu dùng thì cứ tăng liên tục, nên dù chỉ là một mong muốn bình thường nhưng vẫn chỉ là mơ ước.

Dù Luật Nhà ở đã ban hành, dù nhiều chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội đã được triển khai nhưng với mức thu nhập chỉ trên dưới hơn 10 triệu đồng mỗi tháng, chúng tôi phải lo toan đủ mọi khó khăn, khoản tiền ăn, tiền học cho con, viện phí điện nước, tiền thuê nhà... nên việc được tiếp cận một căn nhà, trong đó có nhà ở xã hội là điều ngoài tầm với.

Giá nhà dù đã gọi là nhà ở xã hội thì vẫn vượt quá xa khả năng người lao động cùng với tiêu chí, quy trình, quy định thủ tục được xét duyệt đưa ra không phải dành cho những người có mức thu nhập như chúng tôi. Nhiều người muốn đăng ký nhưng đành từ bỏ vì không đủ điều kiện hoặc không dám gánh thêm nợ trong cuộc sống vốn đã quá chật vật.

Nhà ở xã hội vẫn vượt quá xa khả năng của người lao động
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương). Ảnh: Quốc hội

Nghị quyết thí điểm lần này nếu được xây dựng thực chất khả thi chính là niềm hy vọng lớn nhất mà người lao động thu nhập thấp như chúng tôi đang trông chờ.

Chúng tôi không cần một căn hộ cao cấp, một căn nhà đầy đủ tiện nghi mà chỉ mong có được một nơi ở tươm tất để nghỉ ngơi, vui đùa cùng con cái sau những giờ làm việc cực nhọc với giá cả hợp lý để thuê, để thuê mua hoặc sở hữu trong khả năng của mình.

Chúng tôi tha thiết kiến nghị Quốc hội xem xét bổ sung các cơ chế hỗ trợ thật sự thiết thực như được trợ giá, bù giá từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ nhà ở quốc gia đảm bảo giá nhà, giá thuê tương xứng với thu nhập thực tế của người lao động, đồng thời cần bảo đảm công khai, minh bạch trong phân bổ, xét duyệt để người lao động có cơ hội công bằng tiếp cận nhà ở xã hội.

Một chính sách nhân văn nếu đi vào cuộc sống sẽ không chỉ giúp người lao động an cư mà còn giúp đất nước phát triển bền vững. Vì chỉ khi người lao động có chốn đi về ổn định, họ mới có thể an tâm lao động, tái tạo sức lao động, đóng góp nhiều hơn cho xã hội.

Đừng để những khu nhà ở xã hội phải bị bỏ hoang, xuống cấp với sự tiếc rẻ và khát khao của bao người lao động; xin đừng để giấc mơ có nhà của người lao động mãi mãi là giấc mơ không thành”.

Nữ đại biểu cho hay, đó là những lời chia sẻ, gửi gắm của cử tri là những người lao động thu nhập thấp nhờ bà gửi đến các đại biểu Quốc hội để cùng suy ngẫm, cảm thông và chia sẻ.

Góp ý vào nội dung dự thảo Nghị quyết, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân đồng tình cao với việc cần thiết thành lập Quỹ nhà ở quốc gia tại trung ương và địa phương, đồng thời mở rộng nguồn thu từ ngân sách và xã hội hóa, đây là cơ sở tài chính quan trọng để thực hiện mục tiêu an sinh lo chỗ ở cho hàng triệu người lao động có thu nhập thấp.

Dự thảo đã có bước tiến tích cực khi quy định quỹ nhà ở quốc gia được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước cấp và các nguồn hợp pháp khác, đặc biệt là khoản trích tối thiểu 50% từ số tiền, tương đương giá trị quỹ đất đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội cùng với nguồn thu từ bán nhà thuộc tài sản công.

Nhà ở xã hội vẫn vượt quá xa khả năng của người lao động
Với nhiều người lao động thu nhập thấp, mua được nhà ở xã hội vẫn là điều rất khó khăn...

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, quy định này vẫn còn thiếu một số yếu tố then chốt cần làm rõ và hoàn thiện.

Thứ nhất, chưa xác định cụ thể tỷ lệ tối thiểu phân bổ từ chi đầu tư phát triển hàng năm của ngân sách nhà nước cả ở trung ương và địa phương để hình thành và vận hành quỹ nhà ở quốc gia.

Việc này dẫn đến nguy cơ nguồn quỹ không ổn định, phụ thuộc vào các khoản thu không cố định như tiền bán tài sản công hoặc đóng góp tự nguyện. Trong khi đó, nhu cầu nhà ở xã hội là nhu cầu cấp thiết, lâu dài và liên tục của hàng triệu người lao động có thu nhập thấp.

Vì vậy, đại biểu đề nghị Quốc hội và cơ quan soạn thảo xem xét bổ sung quy định ngân sách nhà nước hằng năm, bao gồm cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương phải bố trí tối thiểu 1% đến 2% tổng chi đầu tư phát triển để hình thành và vận hành quỹ nhà ở quốc gia.

Đồng thời, cần quy định rõ trách nhiệm đóng góp cụ thể giữa trung ương và địa phương theo tỷ lệ dân số lao động, tình trạng nhà ở xã hội hiện có và nhu cầu thực tế trên địa bàn. Việc này sẽ tạo sự công bằng, minh bạch và bảo đảm hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn lực.

Thứ hai, theo đại biểu, quy định hiện hành chưa phân biệt giữa các vùng có nhu cầu nhà ở xã hội khác nhau ở các khu đô thị lớn, nơi tập trung đông khu công nghiệp như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai với hàng trăm nghìn công nhân đang sống trong nhà trọ chật hẹp, tạm bợ.

Đại biểu cho rằng, cần xem xét bổ sung quy định về phân loại địa phương theo nhóm có nhu cầu cao, trung bình, thấp theo mật độ dân số tại từng địa phương để từ đó có cơ chế phân bổ nguồn lực quỹ phù hợp, tránh dàn trải, thiếu hiệu quả.

Thứ ba, cần xem xét bổ sung quy định về khung giá trần hoặc giá sàn nhà ở xã hội theo từng khu vực, nếu không quy định, người lao động có thể tiếp tục rơi vào cảnh nhà ở xã hội không thể chạm tới được vì giá vẫn vượt xa thu nhập và giá nhà ở xã hội phải tương xứng với đồng lương của người lao động cả khi mua hoặc thuê...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông trên cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông trên cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 106/CĐ-TTg ngày 9/7/2025 của Thủ tướng Chính phủ về khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông trên cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo, thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng.
Khởi công giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Bắc - Nam vào dịp 19/8

Khởi công giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Bắc - Nam vào dịp 19/8

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc ra quân đồng loạt giải phóng mặt bằng tuyến đường sắt tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự án đường sắt Bắc - Nam dịp 19/8/2025 để hoàn thành chậm nhất vào cuối năm 2026.
Từ ngày 10/7, thí sinh tự do được cấp tài khoản xét tuyển đại học

Từ ngày 10/7, thí sinh tự do được cấp tài khoản xét tuyển đại học

Từ ngày 10/7 đến ngày 20/7, các thí sinh tự do sẽ đến 6 địa điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội để được hỗ trợ cấp tài khoản phục vụ việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025.
Mặt trận Tổ quốc xã Phù Đổng: Tăng cường giám sát, phản biện xã hội

Mặt trận Tổ quốc xã Phù Đổng: Tăng cường giám sát, phản biện xã hội

Thời gian tới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Phù Đổng sẽ tăng cường phối hợp với chính quyền và các tổ chức đoàn thể, đặc biệt trong thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Bàn các giải pháp để Mặt trận và các tổ chức thành viên hoạt động thông suốt, hiệu quả sau sắp xếp

Bàn các giải pháp để Mặt trận và các tổ chức thành viên hoạt động thông suốt, hiệu quả sau sắp xếp

Chiều ngày 9/7, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố (mở rộng) để cùng trao đổi, nắm thông tin, những khó khăn, vướng mắc và thống nhất những giải pháp cho công tác Mặt trận trong giai đoạn tới.
Hà Nội hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học

Hà Nội hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học

Dự kiến kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ bữa ăn bán trú cho 100% học sinh tiểu học năm học 2025 - 2026 khoảng 3.063 tỷ đồng; số đối tượng được hỗ trợ khoảng 768.000 học sinh (công lập 707.727 học sinh; tư thục khoảng 60.273 học sinh).
Hà Nội ưu tiên phát triển hạ tầng, môi trường, chuyển đổi số và hỗ trợ doanh nghiệp

Hà Nội ưu tiên phát triển hạ tầng, môi trường, chuyển đổi số và hỗ trợ doanh nghiệp

Chiều 9/7, tại kỳ họp 25 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, với 83/84 đại biểu có mặt bấm nút tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và thu chi ngân sách trong 6 tháng cuối năm 2025.

Tin khác

Bàn các giải pháp để Mặt trận và các tổ chức thành viên hoạt động thông suốt, hiệu quả sau sắp xếp

Bàn các giải pháp để Mặt trận và các tổ chức thành viên hoạt động thông suốt, hiệu quả sau sắp xếp

Chiều ngày 9/7, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố (mở rộng) để cùng trao đổi, nắm thông tin, những khó khăn, vướng mắc và thống nhất những giải pháp cho công tác Mặt trận trong giai đoạn tới.
Hội Đồng Bầu cử quốc gia họp Phiên toàn thể lần thứ nhất, cho ý kiến về công tác chuẩn bị bầu cử

Hội Đồng Bầu cử quốc gia họp Phiên toàn thể lần thứ nhất, cho ý kiến về công tác chuẩn bị bầu cử

Ngày 9/7, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã họp Phiên toàn thể lần thứ nhất để cho ý kiến về công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử. Theo Chủ tịch Quốc hội, công tác bầu cử có phạm vi cả nước, khối lượng công việc rất lớn, thời gian ngắn, do đó phải được chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại đầu mối tổ chức thuộc Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại đầu mối tổ chức thuộc Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Sáng 9/7, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ tư khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Đồng bộ các giải pháp để bảo đảm tốt hơn việc thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị

Đồng bộ các giải pháp để bảo đảm tốt hơn việc thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị

Với phương châm đặt con người ở vị trí trung tâm, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, thời gian qua, Việt Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy, đảm bảo thực thi một cách tốt nhất quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.
Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công

Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công

Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ của công chức được áp dụng trong việc thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý mang tính chất chiến lược, đột xuất, cấp bách, không thường xuyên.
Công chứng điện tử có giá trị như văn bản giấy, thuận tiện giao dịch

Công chứng điện tử có giá trị như văn bản giấy, thuận tiện giao dịch

Luật Công chứng 2024 và Nghị định 104/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 với rất nhiều thay đổi, người dân cần nắm rõ để thuận tiện khi thực hiện các giao dịch.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nêu rõ mục tiêu dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nêu rõ mục tiêu dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Nhấn mạnh, vừa qua với việc triển khai một số dự án đường sắt đô thị, có lẽ đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tốt hơn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết, nếu sắp tới chúng ta bỏ ra gần 70 tỷ USD (tổng vốn đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam) mà chỉ được công trình như tuyến đường sắt đô thị ở 2 thành phố lớn, thì người dân phấn khởi, nhưng vẫn chưa thành công.
Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, để kiểm soát an toàn thực phẩm, việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát cần làm “lặng lẽ”, thường xuyên, tránh tình trạng khi có chuyện xảy ra thì cơ quan chức năng ngay lập tức lên đợt cao điểm kiểm tra, rà soát, còn những người vi phạm ngay lập tức giấu biến đi chờ “trời yên biển lặng”...
Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Đoàn Việt Nam sẽ tham gia Phiên đối thoại trên tinh thần cởi mở, chân thành, hợp tác và xây dựng. Phiên đối thoại sẽ tập trung vào một số thông điệp như Việt Nam đang tập trung thực hiện nhiều đột phá có tính cách mạng để đưa đất nước Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới, trong đó có việc đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
Rút ngắn thời gian, giảm chi phí và thủ tục thi hành án dân sự

Rút ngắn thời gian, giảm chi phí và thủ tục thi hành án dân sự

Ngày 4/7, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật đã tổ chức hội thảo khoa học Góp ý dự thảo Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) năm 2025, do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo.
Xem thêm
Phiên bản di động