--> -->

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu mở rộng chính sách nhà ở xã hội với các gia đình đông con

Ngày 22/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5/2025. Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe báo cáo, cho ý kiến xử lý các vướng mắc phát sinh trong xây dựng các nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Đặc biệt là xem xét các quan điểm về dân số phát triển và ứng phó già hóa dân số.
Quy định rõ đối tượng sau sắp xếp được mua nhà ở xã hội Vì sao Hà Nội, Hưng Yên sẽ vượt chỉ tiêu nhà ở xã hội được giao năm 2025?

Phân cấp, phân quyền triệt để

Cho ý kiến về các nội dung, Thủ tướng Phạm Minh Chính dành thời gian phân tích hàng loạt ví dụ cụ thể từ thực tiễn. Nhắc lại bài học từ nhiều vụ việc khiến nhiều cán bộ bị xử lý, kỷ luật, kể cả xử lý hình sự, Thủ tướng cho rằng có nguyên nhân từ việc cấp trên "ôm" cả những việc cụ thể mà không phân cấp, phân quyền cho cấp dưới.

Thủ tướng cũng lấy ví dụ, vừa qua Bộ Khoa học và Công nghệ đã chuyển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về Hà Nội quản lý và nhấn mạnh, Bộ phải thiết kế các chính sách và phân cấp quản lý cho địa phương để cả nước có thêm hàng chục khu công nghệ cao như vậy.

Do đó, Thủ tướng nêu rõ, phải quán triệt tinh thần phân cấp, phân quyền triệt để từ cấp trên xuống cấp dưới, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi của cấp dưới, thiết kế công cụ để tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; đồng thời chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu mở rộng chính sách nhà ở xã hội với các gia đình đông con
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quyết tâm cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những "điểm nghẽn" do quy định pháp luật ngay trong năm 2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng với phân cấp, phân quyền cho địa phương, các bộ ngành, cơ quan ở Trung ương giữ vai trò kiến tạo, không làm công việc cụ thể mà tập trung thực hiện 6 nhóm nhiệm vụ quản lý Nhà nước: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; xây dựng thể chế, pháp luật để quản lý và kiến tạo phát triển; xây dựng cơ chế, chính sách huy động nguồn lực để phát triển ngành, lĩnh vực nhanh, bền vững; thiết kế công cụ để kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; đánh giá, tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, xây dựng lý luận, nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; thực hiện công tác thi đua khen thưởng, xử lý kỷ luật kịp thời, chính xác, công bằng, hợp lý, hiệu quả.

Thủ tướng lưu ý, phải quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm chính trong các lĩnh vực quản lý và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, không để trùng chéo hoặc khoảng trống pháp lý trong các lĩnh vực quản lý. Các bộ, ngành Trung ương thiết kế quy định, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn, ví dụ quy định về thực phẩm sạch, sản xuất sạch… và tăng cường giám sát, kiểm tra, trên phạm vi cả nước thì cấp bộ kiểm tra, ở cấp tỉnh thì tỉnh làm, cấp cơ sở thì cơ sở làm.

Tiếp tục rà soát để phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế hơn, gần dân, sát dân hơn, làm tốt hơn, hiệu quả hơn, chỗ nào làm tốt nhất thì giao việc, cái gì người dân, doanh nghiệp làm tốt thì để người dân và doanh nghiệp làm.

Có chính sách khuyến khích phù hợp với việc sinh con

Cũng tại phiên họp, Chính phủ đã xem xét, cho ý kiến về: Dự án Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú; dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Giám định tư pháp (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Tiết kiệm, chống lãng phí; đề nghị xây dựng Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Dân số.

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu mở rộng chính sách nhà ở xã hội với các gia đình đông con
Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong đó, với đề nghị xây dựng Luật Tiết kiệm, chống lãng phí, Thủ tướng nêu rõ việc xây dựng luật này nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Bộ Chính trị, của đồng chí Tổng Bí thư trong đẩy mạnh phòng chống lãng phí; chuyển đổi trạng thái từ bị động xử lý sang chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi lãng phí. Thủ tướng đề xuất bổ sung các hành vi lãng phí gồm cả lãng phí thời gian và bỏ lỡ thời cơ phát triển.

Về đề nghị xây dựng Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi), Thủ tướng cho rằng cần khẳng định lĩnh vực an toàn thực phẩm liên quan trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của người dân, do đó Bộ Y tế phải chủ trì, các bộ, ngành khác phải phối hợp trong công tác này, bảo đảm quản lý được nhưng đáp ứng yêu cầu phát triển.

Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan khẩn trương trình ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm…

Về đề nghị xây dựng Luật Dân số, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển trạng thái từ quan điểm "dân số kế hoạch hóa" sang quan điểm dân số phát triển và ứng phó già hóa dân số, các chính sách phải thúc đẩy điều này, vừa quan tâm số lượng, vừa nâng cao chất lượng dân số, có chính sách khuyến khích phù hợp với việc sinh con và phát triển con người toàn diện cả về "đức - trí - thể - mĩ", như nghiên cứu mở rộng chính sách nhà ở xã hội cho cả các gia đình đông con, các đối tượng yếu thế khi có con…

Kết luận chung, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan cần tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn thể chế, năm 2025, quyết tâm cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những "điểm nghẽn" do quy định pháp luật.

Việc sửa đổi, bổ sung các luật được thực hiện theo tinh thần 6 rõ: Những nội dung kế thừa, lược bỏ, vì sao; những nội dung sửa đổi, hoàn thiện, vì sao; những nội dung bổ sung, vì sao; những nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, vì sao; những nội dung phân cấp, phân quyền, cụ thể là gì, cho ai, vì sao; những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những vấn đề khác cần báo cáo Thường trực Chính phủ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo…

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý Nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực phát triển; luôn lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chuyển từ tư duy "quản lý" sang "phục vụ", từ bị động sang chủ động, linh hoạt kiến tạo sự phát triển; cải cách triệt để, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính rườm rà, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của địa phương theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", xóa bỏ cơ chế "xin - cho" và tư duy "không biết mà vẫn quản, không quản được thì cấm".

Xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, tăng cường tính dự báo, phù hợp với thực tiễn, giải quyết hiệu quả, kịp thời những vấn đề thực tiễn đặt ra và yêu cầu của sự phát triển nhanh chóng.

Ưu tiên nguồn lực và có chế độ, chính sách đặc thù, vượt trội cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đặc biệt là đội ngũ nhân lực trực tiếp, thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ này. Tận dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển đổi số, các công cụ trợ lý ảo, cơ sở dữ liệu… trong xây dựng, thi hành pháp luật…

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cháy cư xá ở TP.HCM, 8 người chết

Cháy cư xá ở TP.HCM, 8 người chết

Vụ hỏa hoạn khiến 8 người chết, hiện các lực lượng chức năng của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang điều tra làm rõ nguyên nhân.
The New Saints vs Shkendija: Đụng độ nảy lửa tại vòng loại Champions League 2025/26

The New Saints vs Shkendija: Đụng độ nảy lửa tại vòng loại Champions League 2025/26

Vào lúc 1h00 ngày 9/7, giới mộ điệu túc cầu sẽ hướng về sân Park Hall, nơi chứng kiến màn đối đầu đầy duyên nợ và kịch tính giữa The New Saints (TNS) và Shkendija trong khuôn khổ vòng loại UEFA Champions League 2025/26. Đây là một trận đấu mang nhiều ý nghĩa, không chỉ là cuộc chiến giành quyền đi tiếp mà còn là cơ hội để cả hai đội khẳng định vị thế của mình trên bản đồ bóng đá châu Âu.
Giá xăng dầu hôm nay (7/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (7/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Hôm nay 7/7/2025, giá dầu thế giới tiếp tục giảm. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,51 USD/thùng, giảm 0,73%, giá dầu WTI ở mốc 66,5 USD/thùng, giảm 0,50%.
Giá vàng hôm nay (7/7): Vàng nhẫn tăng, vàng miếng vẫn "bất động"

Giá vàng hôm nay (7/7): Vàng nhẫn tăng, vàng miếng vẫn "bất động"

Giá vàng hôm nay (7/7): Trong nước, giá vàng miếng SJC bán ra vẫn giữ mức 120,9 triệu đồng/lượng trong suốt 2 ngày qua.
Tỷ giá USD hôm nay (7/7): Giá USD "chợ đen" biến động liên tục

Tỷ giá USD hôm nay (7/7): Giá USD "chợ đen" biến động liên tục

Tỷ giá USD hôm nay (7/7), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giữ nguyên, hiện ở mức 25.116 đồng.
Bán kết FIFA Club World Cup 2025: “Liên minh châu Âu” và đại điện Brazil đơn độc

Bán kết FIFA Club World Cup 2025: “Liên minh châu Âu” và đại điện Brazil đơn độc

FIFA Club World Cup 2025 đang dần đi đến hồi kết với những diễn biến kịch tính và đầy bất ngờ. Sau loạt trận tứ kết đầy cảm xúc, bốn cái tên xuất sắc nhất đã lộ diện, sẵn sàng cho những cuộc đối đầu nảy lửa tại vòng bán kết: Real Madrid, Paris Saint-Germain, Chelsea và Fluminense. Trong số đó, đại diện Brazil - Fluminense sẽ đơn độc chống lại “liên minh châu Âu” trong hành trình chinh phục ngôi vương.
Ngày 30/8, công bố Quyết định đặc xá đợt 2 năm 2025

Ngày 30/8, công bố Quyết định đặc xá đợt 2 năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá, vừa ký Hướng dẫn số 94/HD-HĐTVĐX triển khai thực hiện Quyết định số 1244/2025/QĐ-CTN ngày 3/7/2025 của Chủ tịch nước về đặc xá đợt 2 năm 2025.

Tin khác

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện cơ chế điều hành tín dụng theo thị trường trong tháng 7

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện cơ chế điều hành tín dụng theo thị trường trong tháng 7

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025.
Trình Chính phủ mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Trình Chính phủ mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Bộ Nội vụ sẽ phối hợp cùng các Bộ, Ban, ngành Trung ương và địa phương để hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định quy định chi tiết Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, dự kiến vào quý 4/2025.
Ban Bí thư ra chỉ thị mới về nhân sự, tiến độ tổ chức Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp

Ban Bí thư ra chỉ thị mới về nhân sự, tiến độ tổ chức Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Chỉ thị số 48 của Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Kết luận số 174-KL/TW: Một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp

Kết luận số 174-KL/TW: Một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp

Theo TTXVN, ngày 4/7/2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận số 174-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả (gọi tắt là Kết luận số 174).
Chuẩn bị Triển lãm thành tựu đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh

Chuẩn bị Triển lãm thành tựu đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Tài chính đôn đốc các bộ, ngành, địa phương phải gửi báo cáo đề xuất dự toán kinh phí phục vụ Triển lãm thành tựu đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh để tổng hợp, trình báo cáo lãnh đạo Chính phủ ngày 5 - 6/7.
Mã vùng điện thoại cố định của các tỉnh, thành phố thay đổi thế nào từ 1/7?

Mã vùng điện thoại cố định của các tỉnh, thành phố thay đổi thế nào từ 1/7?

Ngày 4/7, Bộ Khoa học và Công nghệ phát hành thông cáo về việc thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất kể từ 1/7/2025.
Tuyển chọn tác phẩm báo chí chất lượng cao dự Giải Búa liềm vàng

Tuyển chọn tác phẩm báo chí chất lượng cao dự Giải Búa liềm vàng

Ngày 3/7, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội ban hành Kế hoạch số 30-KH/BTGDVTU và Công văn số 368-CV/BTGDVTU, triển khai tổ chức sơ tuyển, tuyên truyền, vận động tham gia Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ X - năm 2025 trên địa bàn Hà Nội.
Người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn

Người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn

Chiều 3/7, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà đã thông tin về hiệu quả trong những ngày đầu cả nước chính thức vận hành chính quyền 2 cấp (1/7/2025) và triển khai giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.
Đánh giá công chức theo KPI, không kỷ luật giáng chức, hạ bậc lương

Đánh giá công chức theo KPI, không kỷ luật giáng chức, hạ bậc lương

Luật Cán bộ, công chức quy định nguyên tắc, thẩm quyền, nội dung, phương thức đánh giá, xếp loại chất lượng công chức trên cơ sở theo dõi, đánh giá thường xuyên, liên tục, đa chiều, định lượng bằng các tiêu chí cụ thể gắn với tiến độ, số lượng, chất lượng của kết quả, sản phẩm theo vị trí việc làm (KPI).
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương

Chiều 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ Trụ sở Chính phủ tới 34 tỉnh, thành phố và hơn 3.300 xã, phường, đặc khu trong cả nước.
Xem thêm
Phiên bản di động