Nguyên tắc đóng gói ba lô trong quân đội giúp bạn du lịch dễ dàng hơn
Kinh nghiệm du lịch Phú Quốc | |
Kinh nghiệm du lịch Nha Trang | |
Mách bạn kinh nghiệm cho con đi du lịch |
Có những người mà đóng gói hành lý đối với họ giống như một bộ môn nghệ thuật. Đó là những người lính, thủy quân lục chiến và thủy thủ. Họ chắc chắn bắn giỏi hơn bạn, đứng nghiêm lâu hơn và sắp xếp đồ nhanh, gọn gàng và đúng kỹ thuật hơn bất kỳ người nào bạn biết. Vì vậy, hãy tham khảo những lời khuyên của các binh lính phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ để chuẩn bị cho chuyến đi tiếp theo của mình.
1. Có không gian sắp xếp đồ
Bạn muốn biết tại sao các nhân viên phục vụ trong quân đội có thể thành thạo việc sắp xếp hành lý đến thế không? Họ thực hành. Lời khuyên của họ dành cho bạn nghe khá kì cục nhưng đó là: đóng gói hành lý, dỡ ra, rồi đóng gói lại. Lặp đi lặp lại vài lần trước khi bạn bắt đầu đi. Việc này không chỉ giúp bạn làm tốt hơn mà còn giúp bạn nhớ vị trí của các đồ vật trong vali, vì thế, bạn có thể nhanh chóng lấy ra khi cần.
Dọn dẹp một không gian đủ rộng, có thể trên giường hoặc sàn nhà để bạn có thể để những đồ cần mang theo ra. Nói như một Thủy quân lục chiến thì “Có một không gian xếp đồ giúp bạn suy nghĩ cẩn thận hơn những gì bạn sẽ cần và sắp xếp theo thứ tự dễ dàng hơn”.
2. Sắp xếp theo thứ tự ngược
Cách tốt nhất để xếp đồ theo lời khuyên của một người lính là thực hiện theo thứ tự ngược. Tức là, đồ đạc nào cần đầu tiên sẽ là món đồ xếp cuối cùng. Vì thế, chiếc áo ngủ bạn sẽ cần trong đêm đầu khi bạn đến khách sạn thì hãy xếp tất cả mọi thứ xong mới xếp đến nó, tức là chiếc áo sẽ nằm trên cùng. Chiếc quần jeans bạn có thể không cần tới? Hãy xếp chúng vào vali ở thứ tự đầu tiên, nằm ở dưới cùng.
3. Có chiến lược về trọng lượng
Nếu bạn đi phượt và mang theo một chiếc ba lô lớn thì hãy ghi nhớ mẹo sắp đồ này: “Những món đồ nào nặng nhất xếp ở khu trung tâm của ba lô, gần xương sống của bạn nhất. Như vậy, nó sẽ tập trung trọng lượng vào cơ thể thay vì kéo trĩu người bạn xuống”.
Nguyên tắc này cũng có thể áp dụng đối với vali. Chia vali ra làm ba phần. 1/3 dưới cùng là những đồ nặng vừa, ở giữa là đồ nặng nhất và trên cùng là những đồ vật nhẹ.
4. Gập, cuộn và buộc
Sau khi bạn đã nghĩ xong về trọng lượng đồ vật, hãy chú ý tới hình dáng của chúng. Bạn nên gấp đồ lót, tất, áo phông thành cùng một kích cỡ và hình dáng, như vậy sẽ giúp xếp chúng bên cạnh nhau phẳng hơn và tốn ít diện tích hơn.
Với những quần áo to như ác khoác, thay vì gấp thì hãy cuộn lại. Một cựu chiến binh đã chia sẻ rằng, ông cuốn những quần áo to thật chặt rồi buộc lại bằng một sợi dây để chúng không thể bung ra trong ba lô.
5. Tưởng tượng như bạn đang xây một bức tường
Một cách khác để hình dung về việc đóng gói là hãy sắp xếp đồ đạc theo cách mà bạn xây một bức tường gạch. Giày và túi nhỏ đóng vai trò như các viên gạch. Áo sơ mi, áo phông, đồ lót, quần dài đóng vai trò như vữa lấp đầy không gian ở giữa. Như vậy, đồ đạc vali của bạn sẽ được lèn chặt, không bị xê dịch trong chuyến đi.
6. Khi băn khoăn, hãy mang thêm tất
Nếu vali vẫn còn không gian trống, bạn có thể nhét thêm vài đôi tất đã cuộn lại. Tất không những giữ hành lý của bạn chặt hơn mà còn cần cho đôi chân, nhất là những chuyến đi phải đi bộ nhiều vì chúng sẽ ẩm ướt sau một ngày dài đi bộ, khiến chân bạn phồng rộp và khó chịu.
7. Túi trong túi
Để đóng gói một túi đồ lớn, bạn cần các túi nhỏ hơn. Ví dụ, bạn sẽ cần một túi đựng các loại dây, xạc và đồ điện tử, một túi đồ cá nhân, một túi mũ và găng tay. Bạn không cần mua các loại túi đắt tiền làm gì, túi Ziploc bằng nilon hoặc túi vải có khóa kéo đều rất hữu ích.
Chiếc túi đặt trên cùng sẽ là túi đựng những đồ vật mà bạn cần nhanh nhất và thường xuyên nhất. Ví dụ như tài liệu (cho một chuyến đi công tác), xạc điện thoại, tai nghe, snack, một vài đồ vệ sinh cá nhân hay một chiếc áo khoác mỏng tùy vào điều kiện thời tiết.
8. Chỉ mang theo những gì bạn cần
Hãy mạnh dạn để lại nhà những thứ mà bạn nghĩ là “có thể” cần đến. Khi chuẩn bị không gian để xếp đồ, bạn hãy đặt tất cả những vật “có thể” cần sang một bên. Việc này sẽ giúp bạn xếp những đồ đạc cần thiết trước tiên và xếp vào chỗ trống còn lại những thứ “có thể” cần kia.
9. Đầu tư vào balô tiện dụng
Các quân nhân rất trung thành với đồ vật cá nhân của họ nên không có gì ngạc nhiên nếu họ ủng hộ bạn mua một chiếc ba lô hay vali mà bạn thật sự thích. Một người lính nói “Nếu có một cái ba lô kiểu dáng hợp lý, một túi đựng đồ tiện dụng, hay một dụng cụ trọng lượng nhẹ, tôi sẽ mua vì chúng giúp tôi tiết kiệm thời gian, khối lượng và không gian”. Mặc dù anh không đề cập đến giá cả, nhưng di chuyển nhanh, chất lượng sử dụng và đóng gói gọn gàng là những lợi ích mà bạn nên đầu tư khi nói tới túi đựng đồ du lịch. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra những lợi ích mà chúng mang lại cho mình.
Theo H.Nguyên/Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Cộng đồng 03/02/2025 09:36
Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa
Cộng đồng 01/02/2025 17:39
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ
Cộng đồng 01/02/2025 16:06
Mâm cỗ Tết đậm chất Hà Nội
Cộng đồng 01/02/2025 06:11
Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lì xì online dịp Tết
Xã hội 30/01/2025 09:12
Ngày hóa vàng năm Ất Tỵ và những điều cần biết
Cộng đồng 30/01/2025 06:38
Đầu năm mới nên mua gì để rước may mắn vào nhà?
Cộng đồng 29/01/2025 22:17
Tại sao đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi?
Cộng đồng 29/01/2025 22:15
Thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Trà Bản
Cộng đồng 29/01/2025 14:46
Cầu thủ Nguyễn Xuân Son và gia đình hân hoan đón Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 29/01/2025 14:30