-->

Người phụ nữ hơn nửa thế kỷ thờ chồng nuôi con

Chiến tranh đã lùi xa, song những nỗi đau do chiến tranh để lại vẫn còn hiển hiện trong mỗi gia đình, nơi những người vợ, người mẹ liệt sĩ ngày đêm sống trong nhớ thương, mòn mỏi. Vượt lên mọi hy sinh, mất mát, họ đã và đang có nhiều đóng góp cho xã hội, sống xứng đáng với những người đã khuất.
nguoi phu nu hon nua the ky tho chong nuoi con Hạnh phúc khi được cứu người
nguoi phu nu hon nua the ky tho chong nuoi con Người “thắp lửa” cho những mảnh đời trên đảo Hòn Đốc

Hạnh phúc ngắn ngủi

Tới thăm gia đình bà Đoàn Thị Động - vợ liệt sỹ Nguyễn Văn Xưởng, ở xã Lam Điền (Chương Mỹ- Hà Nội), chúng tôi rất cảm động khi được bà kể cho nghe những kỷ niệm của thời chiến tranh nhiều vất vả, hy sinh nhưng rất đỗi tự hào.

Năm nay bà Động đã 82 tuổi nhưng còn khá nhanh nhẹn, minh mẫn. Theo lời bà Động, năm 1959, bà và ông Xưởng nên nghĩa vợ chồng. Thế nhưng “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, ông bà chỉ giành niềm vui niềm hạnh phúc trọn vẹn bên nhau được 3 tháng, bởi ông công tác ngoài Hà Nội tại đơn vị thi công cơ giới. Tiếp đó, năm 1961 theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông Xưởng lên đường nhập ngũ tại vùng 1 Hải quân nhân dân Việt Nam, bấy giờ cũng là lúc người vợ trẻ đang mang bầu.

nguoi phu nu hon nua the ky tho chong nuoi con
Bà Đoàn Thị Động, vợ liệt sỹ Nguyễn Văn Xưởng.

Việc tiễn đưa chồng đi nhập ngũ với mỗi người vợ, dù thật vinh quang và tự hào nhưng trong lòng hẳn cũng có nỗi xót xa, có sự sợ hãi mơ hồ nào đó, nhất là của một người con gái mới hưởng hạnh phúc vợ chồng một thời gian ngắn ngủi như bà Động. “Mỗi ngày xa chồng, là một ngày nhớ nhung và lo lắng. Như bao người mẹ, người vợ, hằng ngày tôi đều trông mong những cánh thư từ hải đảo gửi về. Bởi ngoài việc biết tin tức của chồng, mỗi cánh thư là một sự khẳng định rằng chồng vẫn bình yên”, bà Động chia sẻ.

Xưởng đóng quân tại Quảng Ninh, nên liên lạc của ông bà lại càng thưa thớt bởi sự xa xôi giữa đất liền và hải đảo trong điều kiện đất nước khó khăn lúc ấy. Tình yêu thương của ông bà trao gửi qua những cánh thư tay và 2 lần ông Xưởng tranh thủ về thăm gia đình trong vội vã.

Những phập phồng lo sợ của người vợ trẻ không phải là vô căn cứ. Năm 1966, như một định mệnh nghiệt ngã, bà Động nhận được tin trong một trận chiến ác liệt, ông hy sinh ngoài mặt trận. Những kỷ vật còn lại của ông Xưởng chỉ là chiếc mũ và bộ quân phục đã bạc màu. Nỗi đau khiến người thiếu phụ nhỏ nhắn ấy, tưởng chừng như không thể gượng dậy, nhưng nhìn lại hoàn cảnh gia đình, rồi giọt máu của người chồng liệt sỹ mới được 5 tuổi… bà Động đã cố gắng vượt qua nỗi đau thương sống tiếp.

“Nghe tin chồng hy sinh, tôi như chết lặng vì không dám tin vào tai mình. Suốt một thời gian dài tôi cũng buồn, cũng tủi lắm vì vừa thương chồng, thương thân và hơn ai hết là thương đứa con vừa tròn 5 tuổi đã mồ côi cha”, bà Động nghẹn ngào chia sẻ. Nhưng đất nước có chiến tranh, bà Động lại cố gắng vượt lên tất cả để sống và chăm sóc gia đình, xây dựng đất nước. “Biến đau thương thành hành động”, dường như câu khẩu hiệu của một thời chưa xa ấy lại vận vào bà Động. Bà ngậm ngùi nuốt nước mắt vào trong, lao vào công việc. Bà Động cũng luôn tâm nguyện, việc bà chăm lo cuộc sống gia đình chu đáo là tình thương yêu và trách nhiệm của bà với người chồng đã hy sinh vì Tổ quốc.

Tấm gương “Trung hậu đảm đang”

Theo ông Đặng Tiến Dũng - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Lam Điền: Bà Đoàn Thị Động là vợ của liệt sỹ, vượt qua khó khăn, bà đã kiên cường nuôi dạy con cái trưởng thành. Bên cạnh đó, bà Động còn tích cực tham gia công tác ở địa phương. Đặc biệt, trước đây bà từng có thời gian là đại biểu Hội đồng nhân dân xã. Bà Động xứng đáng là một tấm gương sáng về tinh thần “Kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang” của phụ nữ Việt Nam.

Theo bà Động: “Gác lại hạnh phúc cá nhân, mỗi người dân đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Bởi vậy, vượt qua mất mát cá nhân, tôi không nề hà gì cả, vẫn công tác và lao động sản xuất, để hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước và hỗ trợ tiền tuyến. Bản thân vừa phải chăm sóc bà nội chồng, mẹ chồng và nuôi con nhỏ”. Trong suốt khoảng thời gian dài, bà không những chèo chống để giữ ổn định kinh tế cho gia đình, mà hơn cả, là trụ cột để giữ được sự ổn định về tinh thần, giữ được sự an tâm và niềm tin tưởng đối với gia đình bên chồng.

Trong thời điểm gian khó, vừa lo chu toàn cho gia đình, bà Động vẫn tích cực tham gia công tác xã hội. Bà say làm như thể để cho quên đi nỗi đau thương, mất mát. Bà là đại biểu Hội đồng nhân dân xã, cán bộ Hợp tác xã mua bán và hăng hái lao động sản xuất hỗ trợ cho tiền tuyến. Với những cố gắng và nỗ lực không mệt mỏi của bản thân, trong quá trình công tác, bà Động được tặng Huy chương kháng chiến hạng Nhất, được Tỉnh hội Phụ nữ tặng Bằng khen và 10 năm liên tục bà được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua.

Tự hào và nối tiếp truyền thống của cha, con trai bà Động dù là độc nhất trong gia đình, nhưng giữa thời điểm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc diễn ra ác liệt vẫn xung phong lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. “Chồng tôi đã hy sinh, nhưng đất nước vẫn còn chiến tranh, nên khi có lệnh tổng động viên lực lượng để bảo vệ Tổ quốc, dù là con độc nhất tôi cũng không cấm cản khi cháu xung phong ra chiến trường. Bởi lẽ, tôi hiểu gia đình sẽ chẳng còn khi đất nước tan hoang mùi khói súng quân xâm lược”- bà Động nhớ lại. Được biết, hiện nay các con, cháu của bà Động đều đã trưởng thành và có công việc ổn định… làm rạng danh cho gia đình, quê hương.

Năm tháng trôi đi, hơn nửa thế kỷ thờ chồng, nuôi con, bà Động luôn vượt qua khó khăn của cuộc sống, giữ trọn đạo hiếu của người con dâu, người vợ liệt sỹ. Bởi vậy bà luôn được bà con lối xóm cảm phục bởi sự thủy chung, son sắt, là tấm gương sáng cho mọi lớp người trên quê hương Chương Mỹ noi theo. Chúng tôi chia tay bà Động khi những tia nắng chiều thu đã dần tắt trên con đường làng. Xã Lam Điền đang xây dựng nông thôn mới, đường bê tông thênh thang, san sát nhà kiên cố cao tầng. Đâu đó ti vi nhà ai vẳng ra lời bài hát: “Có người lính mùa thu ấy ra đi từ mái tranh nghèo.

Có người lính mùa xuân ấy ra đi từ ấy không về. Dòng tên anh khắc vào đá núi. Mây ngàn hoá bóng cây tre…”. Bất giác tôi chợt nghĩ, những người lính như ông Xưởng, chồng bà Động dù một đi không trở lại, hiến dâng xương máu cho Tổ quốc nhưng vẫn ấm lòng nơi cực lạc, bởi đất nước này còn có những người vợ, người phụ nữ thảo hiền, đảm đang như bà Động.

Nguyễn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn Viên chức Việt Nam giao ban công tác tài chính năm 2025

Công đoàn Viên chức Việt Nam giao ban công tác tài chính năm 2025

Ngày 22/4, Công đoàn Viên chức Việt Nam đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác tài chính năm 2025.
Hưng Yên sẽ thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước

Hưng Yên sẽ thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước

Với việc các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng như một số trường đại học lớn của Việt Nam mong muốn tỉnh Hưng Yên dành quỹ đất để phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo, tương lai không xa sẽ biến tỉnh này thành một trong những trung tâm đào tạo lớn của cả nước.
Những cầu thủ xuất sắc nhất Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X

Những cầu thủ xuất sắc nhất Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X

Sáng 22/4, tại Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 và kỷ niệm 10 năm tổ chức Giải, Ban Tổ chức đã tặng Bằng khen và trao giải cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc nhất. Trong đó, có giải Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất, giải, Thủ môn xuất sắc nhất giải...
Hà Nội: Nhanh chóng khống chế đám cháy tại tầng tum khách sạn

Hà Nội: Nhanh chóng khống chế đám cháy tại tầng tum khách sạn

Khoảng 10h ngày 22/4, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại khách sạn trong ngõ Trạm (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đáng chú ý, vụ cháy sát bên trường tiểu học nên phải sơ tán học sinh ra ngoài.
Hơn 3,3 triệu người sẽ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 sớm hơn thường lệ

Hơn 3,3 triệu người sẽ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 sớm hơn thường lệ

Hơn 3,3 triệu người trong toàn quốc sẽ nhận được lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hằng tháng của kỳ tháng 5/2025 từ ngày 25/4 đến 28/4/2025, sớm hơn so với thường lệ.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 155 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 155 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Nhân kỷ niệm 155 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870 - 22/4/2025), sáng 22/4, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài dẫn đầu đã tới dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin ở Công viên Lênin (đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội).
Người lính gần 80 tuổi lái xe máy đến Thành phố Hồ Chí Minh để chứng kiến lễ diễu binh

Người lính gần 80 tuổi lái xe máy đến Thành phố Hồ Chí Minh để chứng kiến lễ diễu binh

Những ngày gần đây, mạng xã hội lan truyền hình ảnh gây xúc động mạnh. Đó là hình ảnh một cụ ông gần 80 tuổi tự mình điều khiển xe máy, vượt chặng đường hơn 1.500 km từ thành phố Vinh (Nghệ An) vào Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) để mong muốn tận mắt chứng kiến lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.

Tin khác

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Bộ Công an đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải; đề nghị Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận Liệt sĩ và cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải.
Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Hơn 20 năm khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì người bệnh đúng như lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Không những vậy, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền, bác sĩ Thắng luôn nhiệt huyết, năng nổ góp phần đưa Công đoàn đơn vị thành điển hình của ngành Y tế Thủ đô.
Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Cách đây gần 20 năm, đã có một thời người nông dân hoang mang không biết canh tác cái gì trên mảnh ruộng của mình. Cũng như nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Bùi Văn Khá buồn bã nhìn đồng ruộng xơ xác trong khi đời sống kinh tế luôn khó khăn, thiếu thốn. Phải làm gì để đất “nở hoa”, những bông hoa của sự no đủ, dồi dào? Và rồi trải qua biết bao khó khăn vất vả cùng trăn trở, anh đã thành công “gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời”.
Xem thêm
Phiên bản di động