Người giữ hồn tranh sơn khắc Hạ Thái
Người hơn 20 năm băng rừng tìm hài cốt đồng đội | |
Người muốn đưa sáo trúc Việt ra thế giới | |
Chuyện về người “vác tù và”… |
Suốt bao năm, để dòng tranh này không bị rơi vào quên lãng, mỗi ngày người ta đều thấy ông Đạt cặm cụi làm nên những bức tranh từ mũi dao, cán đục. Ông bảo, tranh sơn khắc ở nước ta ra đời sớm nhất và còn đẹp hơn cả tranh sơn khắc của Nhật. Quý giá như vậy nên ông chẳng thể để nghề mai một trong sự chông chênh của thời cuộc.
Một trong những sản phẩm sơn khắc của ông Đạt được trả 25 triệu |
Theo ông Đạt, thời điểm năm 1945 đến 1995 là lúc tranh sơn khắc ở nước ta phát triển mạnh nhất. Thời điểm đó, các sản phẩm của Hạ Thái chiếm tới 70% hàng xuất khẩu, giải quyết được công ăn việc làm cho người dân trong làng và cả các địa phương khác, đem lại cuộc sống khấm khá cho nhiều hộ gia đình.
Say mê hội họa từ nhỏ, nên chuyện ông Đạt đến với tranh sơn khắc như một mối duyên tiền định. Khi mới tiếp xúc với những bức tranh này, ông Đạt như bị lôi cuốn chẳng thể nào dứt ra được. “Học hết cấp 3, tôi thi vào Đại học sư phạm nhưng sức khỏe không đảm bảo nên xin vào làm thợ vẽ trong xưởng của hợp tác xã.
Năm 1979, tôi được hợp tác xã cử đi học thêm ở trường Mỹ Nghệ. Khi về lại xưởng, nhờ năng khiếu hội họa nên tôi được chuyển sang khâu đoạn khảm trai rồi sang tranh khắc. Tôi làm tranh khắc từ đó đến giờ” – ông Đạt chia sẻ.
Theo lời ông Đạt, học sơn khắc khó bởi cách vẽ của dòng tranh này khác hẳn với sơn mài. Nếu như sơn mài người ta có thể vẽ bằng chổi hay bút lông, cũng có khi là chất liệu mềm rồi mới quét sơn lên vóc thì sơn khắc khâu đoạn lại làm khác hẳn. Sơn khắc là nghệ thuật của đồ họa, sự hoàn thiện của bức tranh phụ thuộc vào những nét chạm khắc và những mảng hình tinh tế, giàu cảm xúc. Cuối cùng mới là việc tô màu nhằm tạo sự khắc họa mạnh.
Như một lẽ xoay vần tự nhiên, sự phát triển của làng nghề Hạ Thái dần chùng xuống. Làng nghề bước vào thời kỳ suy thoái, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế Đông Âu từ 1984 đến 1990 đã làm hợp tác xã tan rã. Ông Đạt khi đó cũng như bao người thợ khác đều phải quay về làm ruộng.
Ông Đạt giải thích, tranh sơn khắc xuất phát từ gốc tranh sơn mài. Nếu như ở tranh sơn mài thông thường, để có một tấm vóc vẽ người ta phủ sơn ta, vải lên tấm gỗ và mài phẳng thì tranh sơn khắc độc đáo ở chỗ, phải sử dụng kỹ thuật thủ công để khắc lên tấm vóc sơn mài.
“Tranh sơn khắc từ phôi thai, phác thảo đến lúc hoàn thành có khi kéo dài cả năm trời. Chẳng hạn, riêng công khắc ở bức tranh khổ nhỏ thường tôi làm cả ngày lẫn đêm thì mất 2 ngày, phối màu mất 3 ngày. Để người trẻ học được nghề cũng sẽ mất khoảng 6 tháng đến 1 năm” - ông Trần Thành Đạt chia sẻ.
Tranh sơn khắc đòi hỏi rất kỹ về phác thảo, bố cục, cũng như mảng màu sáng tối mà màu đen của vóc là chủ đạo. Dù trên diện tích bức tranh khổ lớn bao nhiêu nó vẫn rất cần kỹ càng và chính xác đến từng xen-ti-met. Nếu sai, bức tranh sẽ gần như bị hỏng, các đường nét phải khắc họa lại từ đầu.
Kỳ công là vậy nên giá thành mỗi sản phẩm sơn khắc thường khá cao, trung bình từ 4 đến 25 triệu đồng/bức tranh. Giá thành cao lại yêu cầu khắt khe về mặt kỹ thuật, mỹ thuật nên theo Nghệ nhân Trần Thành Đạt, nhiều người trong làng đã từ bỏ, không làm dòng tranh này nữa.
“Tranh sơn khắc làm mất nhiều thời gian và công sức nhưng khó bán. Họ đều tập trung làm tranh sơn mài, với chất liệu ngoại nhập cho rẻ và ít tốn công sức. Hầu như cả làng đã quay lưng, bỏ rơi dòng tranh sơn khắc vào lãng quên” – ông Đạt buồn bã kể.
Được biết, hiện xưởng sản xuất tranh của ông Đạt chủ yếu là các thành viên trong gia đình. Ông khoe, hai con trai và con gái đều tốt nghiệp Trường Đại học Mĩ thuật, con rể và các con dâu cũng là họa sĩ của trường. Tất cả các thành viên trong gia đình ông đều chung niềm say mê với sơn khắc.
Đinh Luyện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Tin khác
Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn
Gương sáng 21/01/2025 17:54
Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật
Gương sáng 31/12/2024 20:22
Chuyện về người tuần đường mẫn cán
Gương sáng 31/12/2024 08:17
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37