--> -->

Nghề giáo và những áp lực từ mạng xã hội

Trong thời đại công nghệ, không thể phủ nhận lợi ích mà mạng xã hội đem lại. Đối với nghề giáo viên, đôi khi chỉ nhờ một vài câu nói được ghi lại và đăng tải lên mạng xã hội mà nhiều thầy cô bỗng nhiên nổi tiếng. Tuy nhiên, những điều này lại trở thành áp lực khi mà nhiều người lấy đó làm thước đo đánh giá đạo đức, nhân phẩm, tay nghề của người giáo viên, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người đứng lớp.
Đưa giáo dục “Pháp luật về an ninh mạng” tới học sinh Thủ đôĐưa công nghệ thông tin, mạng xã hội vào truyền thông công đoànKỹ năng sử dụng mạng xã hội để bảo vệ bản thân và gia đình

Những câu chuyện “từ trên trời rơi xuống”

Hiện nay, công nghệ phát triển, nhờ có mạng xã hội mà nhiều vụ bạo lực học đường được phơi bày ra ánh sáng, nhờ đó đề cao quyền lợi chính đáng của giáo viên, học sinh; xây dựng môi trường học tập lành mạnh, công bằng, văn minh.

Bên cạnh đó, có những giáo viên bỗng dưng nổi tiếng trên mạng xã hội từ những câu nói, những đoạn clip ngắn được học sinh ghi lại trong quá trình giảng dạy, hoặc chính giáo viên tự đăng tải.

Nghề giáo và áp lực từ mạng xã hội
Nhiều giáo viên bỗng trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ những câu nói ngắn, những clip được học sinh ghi lại. (Ảnh minh họa)

Theo thời gian, sự tương tác, số người theo dõi, sự lan tỏa của những đoạn clip đó trở thành thước đo đánh giá đạo đức, nhân phẩm và tay nghề của giáo viên. Những áp lực dư luận, những câu chuyện “từ trên trời rơi xuống”, tuy nhìn thì đơn giản, nhưng lại gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của giáo viên.

Em N.T.T – học sinh lớp 10 (quận Phú Nhuận, TP.HCM) cho biết, nhiều bài giảng trên lớp nghe không kịp, nên các em sẽ dùng điện thoại để ghi âm lại lời giảng của giáo viên. Đoạn ghi âm sẽ được các bạn chia sẻ với nhau để bổ sung phần kiến thức nghe không kịp trên lớp.

Cô Nguyễn Ngọc Khánh Vân – Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho rằng, nhà trường luôn tạo điều kiện để các em có thể sử dụng các thiết bị điện tử nhằm tra cứu và tiếp cận kiến thức trên các ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ học.

Nghề giáo và áp lực từ mạng xã hội
Việc học sinh cấp THPT sử dụng điện thoại để đáp ứng nhu cầu học tập và liên lạc với gia đình là điều bình thường trong xã hội hiện nay.

“Tuy nhiên, rất khó kiểm soát việc chia sẻ ghi âm lời giảng của giáo viên. Vì vậy, trong các cuộc họp, tôi luôn trao đổi, nhắc nhở giáo viên trong tiết học phải hạn chế những câu nói đùa, hạn chế kể chuyện hài hước hay nói chuyện “teen hóa” nhằm mục đích gần gũi hơn với học sinh, tránh trường hợp học sinh sử dụng những đoạn ghi âm đó và cắt ghép lại với mục đích xấu, sẽ gây bất lợi cho chính giáo viên”, cô Vân cho hay.

Theo cô Vân, các trang mạng xã hội được lập ra dễ dàng, một học sinh có thể có 2, 3 thậm chí hơn 10 tài khoản ảo trên mạng. Chỉ cần một sự việc không vừa lòng, không đúng với ý, ngay lập tức, học sinh có thể sẽ dùng những tài khoản ảo tấn công giáo viên.

Ngoài ra, nhiều phụ huynh và học sinh thích những giáo viên có số lượt tương tác, theo dõi trên mạng xã hội lớn và đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên thông qua đó.

Chị T.M.L (38 tuổi, ngụ quận Tân Bình) khẳng định, giáo viên có lượt tương tác tốt, là giáo viên dạy giỏi.

“Bản thân tôi còn thích và cảm thấy hấp dẫn từ những bài giảng qua các đoạn clip, thì ở ngoài đời chắc chắn sẽ không gây cho con sự nhàm chán khi học. Do đó, tôi thường tìm giáo viên trên mạng và theo dõi trang cá nhân, đọc bình luận, xem lượt tương tác. Nếu giáo viên nào có lượt tương tác nhiều, được nhiều người biết đến trên mạng xã hội tôi sẽ cho con theo học ở đó”, chị T.M.L nói.

Nghề giáo và áp lực từ mạng xã hội
Nhiều phụ huynh lựa chọn giáo viên để cho con theo học dựa trên độ "hot" của giáo viên đó trên mạng xã hội.

Chính vì nhận thức của phụ huynh và học sinh khiến cho bản thân giáo viên dần có những chuyển biến để thay đổi cách tiếp cận và sử dụng mạng xã hội. Nhưng cũng từ đây, "con dao hai lưỡi" của mạng xã hội phát huy tác dụng với nhà giáo. Nhiều thầy cô không làm chủ được việc sử dụng mạng xã hội đã bị “sa lầy” vào thế giới ảo, tự biến mình thành những KOL, liên tục cập nhật xu thế, đăng những bài giảng bắt theo trend, nhằm mục đích câu lượt xem, lượt tương tác. Việc quá tập trung vào "bài giảng" trên mạng sẽ làm giáo viên mất cân bằng với việc dạy trực tiếp tại lớp, gây ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của giáo viên.

Chưa kể, khi nổi tiếng trên mạng xã hội, thầy cô cũng sẽ bị các áp lực là "người của công chúng" và có nhiều nguy cơ rủi ro bởi các cuộc "tấn công" trên mạng xã hội.

Vừa dạy vừa bất an, sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng

Ở môi trường giáo dục, khi học sinh vi phạm nội quy, theo quy định của nhà trường, giáo viên bắt buộc phải xử lý. Hình thức xử lý từ nhắc nhở, khiển trách, viết bản kiểm điểm, hoặc thậm chí đình chỉ học tập tùy theo mức độ vi phạm của học sinh. Tuy nhiên, nếu hình thức xử lý không được sự đồng thuận, cảm thông và thấu hiểu từ học sinh và phụ huynh, những vấn đề sau đó sẽ được đẩy thành những câu chuyện nghiêm trọng.

Thầy Lê Thanh Phú – giáo viên Trường Tiểu học Đặng Trần Côn (quận 4, TP.HCM) nhận định, thực tế, chỉ cần học sinh không đạt được kỳ vọng của phụ huynh thì sẽ là lỗi của giáo viên. Điển hình như học sinh không hiểu bài, bị điểm kém, lỗi tại giáo viên dạy dở; ngại giao tiếp, lỗi tại giáo viên không quan tâm; thường xuyên vi phạm nội quy, lỗi do giáo viên không nghiêm khắc; không theo kịp tập thể, lỗi vì giáo viên không tinh tế; không nghe theo định hướng (môn học, ngành học, nghề nghiệp) của gia đình, lỗi tại giáo viên không hỗ trợ.

Nghề giáo và áp lực từ mạng xã hội
Thầy Lê Thanh Phú – giáo viên Trường Tiểu học Đặng Trần Côn (quận 4, TP.HCM) trong giờ sinh hoạt ngoài trời cùng các em học sinh.

“Học tập và giao tiếp của học sinh là quá trình cần có sự nỗ lực đến từ ba phía: Nhà trường, gia đình và nhất là bản thân học sinh. Không thể nào học sinh ngoan hay hư đều là lỗi của nhà trường, của giáo viên”, thầy Phú khẳng định.

Đồng quan điểm đó, cô Nguyễn Ngọc Khánh Vân cho rằng, đối với học sinh cấp THPT, không thể tránh khỏi những tình yêu tuổi học trò, nhưng để bảo vệ các em, giáo viên bắt buộc phải nhắc nhở các em không được thể hiện tình cảm quá mức, cần tập trung vào học tập, nhưng lại bị học sinh cho rằng, giáo viên đang xâm phạm quyền tự do cá nhân, cư xử không tinh tế.

Mặc khác, phụ huynh luôn yêu cầu giáo viên phải giám sát kỹ con cái mình về vấn đề yêu đương và học tập. Nhưng khi đứng trước một vấn đề chưa hiểu nhau giữa phụ huynh và giáo viên, thay vì phản ánh với đường dây nóng của trường, liên hệ trực tiếp Ban giám hiệu nhà trường hoặc trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên đứng lớp, nhiều phụ huynh lại chọn cách đăng lên mạng xã hội dưới hình thức ẩn danh.

Theo cô Vân, mọi người hay quan tâm nhiều đến sức khỏe tinh thần của học sinh, nhưng trên thực tế, giáo viên cũng là nạn nhân của bạo lực học đường, bạo lực mạng. Có nhiều giáo viên phải nghỉ dạy để điều trị tâm lý sau một vài cú sốc đã gây tổn thương lớn cho bản thân. Trước yêu cầu ngày càng cao của thời đại, của phụ huynh, học sinh và nhất là trách nhiệm nghề nghiệp của chính mình, người làm nghề giáo viên đang bị bủa vây bởi vô vàn những thước đo, khiến giáo viên dễ rơi vào những tình huống bị khép tội, lại không biết phải làm thế nào cho đúng.

Nghề giáo và áp lực từ mạng xã hội
Ai cũng mong muốn học sinh của mình thành công - thành nhân, nhưng để đạt được điều đó, giáo viên cũng mong muốn nhận được sự thấu hiểu từ gia đình, xã hội và chính học trò của mình.

“Không tránh khỏi những trường hợp giáo viên không kiềm chế cảm xúc của bản thân mà để xảy ra những điều đáng tiếc, nhưng mỗi người khi chọn nghề giáo đều đã và đang nỗ lực dùng khả năng sư phạm, kiến thức chuyên ngành, tình yêu nghề, yêu trẻ của mình để góp phần xây đắp một thế hệ trẻ thành công – thành nhân. Hạnh phúc của mỗi giáo viên là tạo niềm hạnh phúc cho học trò mình. Mỗi ngày đến trường là một ngày vui – đó là mong cầu của cả xã hội đối với ngành giáo dục và cũng chính là mong cầu của mỗi người làm nghề giáo”, cô Vân nhấn mạnh.

"Giữ vững đạo đức nghề nghiệp, chuẩn mực sư phạm"

Liên quan đến vấn đề áp lực từ mạng xã hội đối với giáo viên hiện nay, ThS Lê Minh Huân - Giảng viên tâm lý học cho rằng, “cây ngay không sợ chết đứng”, nếu xảy ra bất kì mâu thuẫn, xung đột nào không đến từ sự chủ quan của giáo viên, cán bộ giáo dục, thì việc giải quyết vấn đề đỡ rối ren hơn, mọi người từ đó cũng thông cảm cho các giáo viên hơn.

“Bên cạnh đó, việc xem xét đề xuất các điều luật cần thiết liên quan đến việc tấn công, bạo lực ngôn từ, xâm hại quyền riêng tư của giáo viên trên mạng xã hội, internet, nhà trường, các đơn vị liên quan cần thiết lập nội quy nâng cao tinh thần “tôn sư trọng đạo” của học sinh và phụ huynh. Cần quyết liệt xử lý các sai phạm và chấn chỉnh học sinh; làm việc nghiêm túc với phụ huynh nhằm đảm bảo hình ảnh người làm nghề dạy học”, ThS Huân nhấn mạnh.

Theo ThS Huân, cần tuyên truyền các tác hại xấu, các hành động vi phạm đạo đức, pháp luật trong việc ứng xử với giáo viên trên các phương tiện truyền thông, nhằm giáo dục ý thức toàn xã hội trong việc giao tiếp, ứng xử phù hợp với giáo viên.

Đối với sức khỏe tinh thần của giáo viên khi bị tấn công, BS.CKI Hoàng Thị Phượng, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 (tỉnh Đồng Nai) cho biết, việc bị tấn công trên không gian mạng có thể xảy ra đối với tất cả mọi người, tất cả mọi lĩnh vực.

“Vì vậy, mỗi người cần chuẩn bị kiến thức an toàn khi sử dụng mạng; chuẩn bị thái độ bình tĩnh để giải quyết sự việc khi bị tấn công từ không gian mạng”, BS Phượng cho hay.

BS Phượng lưu ý, mỗi giáo viên cần tránh xa các mạng xã hội không chính thống và tập trung cố gắng trau dồi chuyên môn giảng dạy; mỗi giáo viên cần giữ vững đạo đức nghề nghiệp, chuẩn mực sư phạm.

“Cốt yếu ở mỗi giáo viên cần giữ nhân phẩm trong sạch, có nghiệp vụ, chuyên môn vững thì sẽ hạn chế tối đa việc liên quan đến những vấn đề tiêu cực; giảm được sự không hài lòng từ học sinh và phụ huynh; hạn chế được việc trả thù trên không gian mạng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần”, BS Phượng lưu ý.

Lâm Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Bồi dưỡng năng lực cán bộ công đoàn trong kỷ nguyên mới

Bồi dưỡng năng lực cán bộ công đoàn trong kỷ nguyên mới

Những năm qua, đội ngũ cán bộ công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội luôn được đào tạo, rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành cùng với hoạt động Công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động. Tuy nhiên, cùng với sự đổi thay của các hoạt động kinh tế cũng như yêu cầu ngày càng cao của tổ chức nhằm tiếp tục đáp ứng các yêu cầu mới, trong tình hình mới… vấn đề nâng cao năng lực, trình độ và bản lĩnh cán bộ Công đoàn tiếp tục là trọng tâm mà Ban Thường vụ Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội hướng đến.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân đến Hà Nội bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân đến Hà Nội bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, tối nay (25/5), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân cùng đoàn quan chức cấp cao Cộng hòa Pháp đã đến Hà Nội bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 25-27/5.
Hà Nội: Cháy lớn tại chung cư C2 Xuân Đỉnh, cư dân hoảng loạn tháo chạy

Hà Nội: Cháy lớn tại chung cư C2 Xuân Đỉnh, cư dân hoảng loạn tháo chạy

Một vụ hỏa hoạn vừa xảy ra tại tòa nhà chung cư C2 Xuân Đỉnh, nằm trên phố Đỗ Nhuận, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, khiến nhiều cư dân hoảng loạn bỏ chạy xuống tầng trệt để thoát thân.
Hệ thống thẻ vé liên thông: Đột phá trong giao thông công cộng

Hệ thống thẻ vé liên thông: Đột phá trong giao thông công cộng

Hà Nội đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, trong đó giao thông công cộng đóng vai trò then chốt. Hệ thống thẻ vé điện tử liên thông Hà Nội đang hướng đến là một minh chứng cho nỗ lực đó.
Quận Nam Từ Liêm thực hiện hai dự án liên quan đến đường Trịnh Văn Bô

Quận Nam Từ Liêm thực hiện hai dự án liên quan đến đường Trịnh Văn Bô

Quận Nam Từ Liêm thực hiện hai dự án liên quan đến đường Trịnh Văn Bô
Chuyện người trẻ và khát vọng sáng tạo trên nền giấy dó

Chuyện người trẻ và khát vọng sáng tạo trên nền giấy dó

Trong nhịp sống hiện đại, khi công nghệ và những tiện nghi mới đang phủ bóng lên từng góc phố, vẫn có những người trẻ lặng lẽ đi tìm lại những giá trị xưa cũ nhưng đầy sức sống. Họ tìm đến giấy dó - thứ giấy mỏng manh nhưng bền bỉ, thấm đẫm hơi thở truyền thống để gieo mầm cho khát vọng sáng tạo của mình.
Thành đoàn Hà Nội ra mắt 3 đội hình tình nguyện

Thành đoàn Hà Nội ra mắt 3 đội hình tình nguyện

Với mục tiêu bảo vệ môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp, Thành đoàn Hà Nội đã ra mắt 3 đội hình tình nguyện gồm: Đội hình "Sắc xanh tình nguyện - sạch từ ngõ tới phố"; Đội hình “Thanh niên hành động - Nói không với rác thải nhựa”; Đội hình “Mùa hè tình nguyện xanh”.

Tin khác

Đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, bao gồm: Tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, đánh giá, điều động - thống nhất toàn tỉnh.
Học sinh cần rà soát kỹ thông tin trên Phiếu báo dự thi vào lớp 10

Học sinh cần rà soát kỹ thông tin trên Phiếu báo dự thi vào lớp 10

Để tránh nhầm lẫn, sai sót, sau khi nhận Phiếu báo dự thi vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026, học sinh cần kiểm tra toàn bộ thông tin in trên Phiếu.
Hơn 2000 thí sinh giành 140 "vé” vào lớp 10 Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn

Hơn 2000 thí sinh giành 140 "vé” vào lớp 10 Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn

Trong hai ngày 24 - 25/5, hơn 2.000 thí sinh từ các tỉnh, thành phố đổ về Hà Nội để cạnh tranh 140 chỉ tiêu lớp 10 vào các khối chuyên: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí của Trường Trung học phổ thông (THPT) chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tạo điều kiện tốt nhất để ngành GD&ĐT Thủ đô phát triển toàn diện

Tạo điều kiện tốt nhất để ngành GD&ĐT Thủ đô phát triển toàn diện

Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo xây dựng, ban hành nhiều cơ chế, chính sách, đồng thời đầu tư nguồn lực phát triển sự nghiệp giáo dục; tạo điều kiện tốt nhất để ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thủ đô có những bước tiến mạnh mẽ và phát triển toàn diện.
Ngày 24/5 bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển lớp 1 và lớp 6 tại TP.HCM

Ngày 24/5 bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển lớp 1 và lớp 6 tại TP.HCM

Ngày mai (24/5) cho đến ngày 29/5, các trường đặc thù, các trường "nóng" ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ nhận hồ sơ xét tuyển đầu cấp lớp 1 và lớp 6.
Tuyên dương học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô năm học 2024 - 2025

Tuyên dương học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô năm học 2024 - 2025

Sáng nay (23/5), tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô năm học 2024 - 2025. 851 học sinh giỏi tiêu biểu, đại diện cho gần 2,3 triệu học sinh các cấp học thuộc ngành GD&ĐT Hà Nội vinh dự có mặt tại buổi Lễ.
Tổ chức thi, tuyển sinh đúng quy chế, đảm bảo an toàn, công bằng, khách quan, công khai

Tổ chức thi, tuyển sinh đúng quy chế, đảm bảo an toàn, công bằng, khách quan, công khai

Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2025 - 2026 vừa ban hành Kế hoạch số 01/KH-BCĐ về tổ chức thi, tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông và tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 thành phố Hà Nội năm học 2025 - 2026.
Chung tay phát triển, sẻ chia trách nhiệm

Chung tay phát triển, sẻ chia trách nhiệm

Qua gần 3 năm triển khai, đến nay, phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã có sức lan tỏa mạnh mẽ; góp phần hình thành triết lý cao đẹp, nhân văn về tinh thần đoàn kết, sẻ chia trong cộng đồng giáo viên, học sinh và toàn xã hội.
Công bố 19 phương thức xét tuyển đại học năm 2025

Công bố 19 phương thức xét tuyển đại học năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức công bố 19 phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2025, kèm theo mã số cụ thể cho từng phương thức nhằm đảm bảo minh bạch, đồng bộ trong tổ chức tuyển sinh.
Nhà trường không tổ chức dạy thêm, dạy trước cho học sinh trong dịp hè

Nhà trường không tổ chức dạy thêm, dạy trước cho học sinh trong dịp hè

Liên quan đến hoạt động ôn tập văn hóa trong hè cho học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường không tổ chức dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào; không tổ chức dạy trước chương trình...
Xem thêm
Phiên bản di động