--> -->

Tháng Năm ở Làng Sen

Tháng Năm trên quê hương Bác, màu xanh của lúa, màu hồng của sen, màu nâu trầm của mái nhà tranh xưa cũ hòa quyện tạo nên một bức tranh đồng quê đầy cảm xúc. Và cũng trong những ngày tháng Năm lịch sử, người dân muôn phương lại trào dâng niềm xúc động, tự hào nhớ về người cha già kính yêu của dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lễ hội Làng Sen năm 2025: Dấu ấn văn hóa đặc sắc Trang trọng khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025

Nơi linh thiêng, thân thuộc

Nằm cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 15 km, làng Sen - một làng quê trù phú là địa danh thiêng liêng trong lòng mỗi người con đất Việt. Mỗi độ tháng Năm, từng đoàn người từ khắp mọi miền đất nước lại đổ về mảnh đất thiêng liêng này. Dù đã hơn một thế kỷ trôi qua, làng Sen vẫn giữ được những nét nguyên sơ, mộc mạc của một làng quê Việt truyền thống, đó là con đường nhỏ uốn quanh, hàng cau thẳng tắp, những rặng tre xanh, bờ ao, bến nước...

Đặc biệt, ngôi nhà tranh năm gian đơn sơ nơi Bác cất tiếng khóc chào đời vẫn được gìn giữ nguyên trạng. Tất cả không gian, vật dụng, từ chiếc phản gỗ, mâm cơm, chiếc giường tre, mảng tường đất đều gắn với câu chuyện tuổi thơ đầy nghị lực, về nhân cách lớn được vun đắp từ những điều giản dị nhất.

Tháng Năm ở Làng Sen
Người dân khắp mọi miền tổ quốc về thăm quê Bác trong những ngày tháng Năm.

Tháng Năm, nắng xứ Nghệ bắt đầu gay gắt. Nhưng khi bước chân vào làng Sen, du khách muôn phương đều có cảm giác mát lành, dịu nhẹ, tĩnh lặng, thiêng liêng. Hoa sen trong làng nở rộ, loài hoa tượng trưng cho sự thanh cao, thuần khiết, từ lâu đã gắn liền với hình ảnh Bác Hồ. Người sinh ra giữa hương sen, lớn lên giữa hương quê dân dã và suốt đời sống giản dị như chính cánh sen quê nhà.

Một trong những điều khiến mỗi người thêm xúc động, trân quý mỗi lần về với Kim Liên chính là sự mến khách của người dân nơi đây. Từ các cụ già, người trẻ, cô bán hàng ai cũng vui vẻ đón chào, nhiệt tình chỉ dẫn và sẵn lòng kể cho du khách nghe những câu chuyện về Bác bằng cả niềm tự hào và tình yêu tha thiết. Giọng nói xứ Nghệ mộc mạc, chân chất, thấm đượm nghĩa tình, làm ấm lòng những người nơi xa đến.

Về Kim Liên, du khách lắng mình trong không gian của làng Sen, làng Hoàng Trù, khu mộ bà Hoàng Thị Loan; thăm núi Chung - nơi thơ ấu, Bác và các bạn thường lên chăn trâu, thả diều, đánh trận giả, ngắm nhìn phong cảnh quê hương; thăm Đền Chung Sơn tọa lạc trên núi Chung, đền thờ gia tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh, được khánh thành đúng dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Người.

Nơi vun đắp đạo đức và lý tưởng

Trong hành trình về với quê hương Bác, ai cũng dừng chân tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong không gian của Nhà tưởng niệm, hình ảnh Bác hiện lên giữa hoa sen, giữa những hiện vật và tư liệu quý giá, đưa mỗi người về với thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc.

Về Kim Liên để gặp những cựu chiến binh lặng lẽ cúi đầu rất lâu trước ảnh Bác, xúc động run run cầm nén hương dâng lên bàn thờ bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn đối với công lao to lớn của Người; để gặp những người con miền Nam quàng chiếc khăn rằn đứng khóc nức nở khi nghe những câu chuyện về cuộc đời của Bác; gặp những cháu nhỏ nhìn những tư liệu của Bác đầy háo hức và ngưỡng mộ.

Tháng Năm ở Làng Sen

Và về với Kim Liên để gặp những gia đình ba thế hệ cùng đi thăm quê Bác; gặp những đoàn học sinh, sinh viên đến để học tập và làm lễ kết nạp Đoàn, kết nạp Đảng ngay tại nơi Bác đã sinh ra. Tất cả mọi người về Kim Liên không chỉ để hiểu thêm về lịch sử, mà để bồi đắp, tiếp thêm tinh thần học tập và làm theo phong cách, đạo đức, tư tưởng của Người.

Tháng Năm ở Kim Liên và khắp mọi miền đất nước đã trở thành tháng hành động, tháng tri ân và làm theo lời Bác. Khắp nơi đều tổ chức các hoạt động ý nghĩa để bày tỏ niềm thành kính và tri ân công lao to lớn của Bác, đó là lễ kỷ niệm, triển lãm tư liệu, thi kể chuyện về Bác, hội thi viết nhật ký làm theo gương Bác, phát động các phong trào thi đua yêu nước… Tại các cơ quan, doanh nghiệp, phong trào “Làm theo Bác”, “Học tập đạo đức công vụ của Bác Hồ” được triển khai rộng rãi.

Năm nay, chuỗi hoạt động của Lễ hội Làng Sen đã được tổ chức chu đáo, ấn tượng, xúc động và lan tỏa sâu sắc. Nhìn hàng vạn người về với Kim Liên, về với Nghệ An trong những ngày tháng Năm càng thêm xúc động, hân hoan, tự hào.

Bác đã đi xa, nhưng Người chưa bao giờ khuất bóng trong lòng dân tộc. Người hiện diện trong từng tấm gương học sinh ngoan, cán bộ mẫu mực, công nhân chăm chỉ, nông dân cần cù... Người hiện diện trong mỗi con đường mới mở, mỗi cây cầu mới bắc, mỗi bản làng vươn lên từ gian khó.

Tháng Năm về Kim Liên nhắc nhở mỗi người không chỉ nhớ đến sinh nhật Bác bằng hoa, bằng hội, bằng lễ mà còn bằng những hành động, bằng cách sống, cách làm việc và cách phụng sự nhân dân như Bác luôn căn dặn.

Rời Kim Liên, đi dưới những con đường rải nhựa rộng rãi, rợp cờ hoa và những hàng cây xanh mát, mỗi người càng tự hào và quyết tâm thực hiện những tâm nguyện của Bác.

Tháng Năm ở Kim Liên và khắp mọi miền đất nước đã trở thành tháng hành động, tháng tri ân và làm theo lời Bác. Khắp nơi đều tổ chức các hoạt động ý nghĩa để bày tỏ niềm thành kính và tri ân công lao to lớn của Bác, đó là lễ kỷ niệm, triển lãm tư liệu, thi kể chuyện về Bác, hội thi viết nhật ký làm theo gương Bác, phát động các phong trào thi đua yêu nước… Tại các cơ quan, doanh nghiệp, phong trào “Làm theo Bác”, “Học tập đạo đức công vụ của Bác Hồ” được triển khai rộng rãi.

Năm nay, chuỗi hoạt động của Lễ hội Làng Sen đã được tổ chức chu đáo, ấn tượng, xúc động và lan tỏa sâu sắc. Nhìn hàng vạn người về với Kim Liên, về với Nghệ An trong những ngày tháng Năm càng thêm xúc động, hân hoan, tự hào Bác đã đi xa, nhưng Người chưa bao giờ khuất bóng trong lòng dân tộc. Người hiện diện trong từng tấm gương học sinh ngoan, cán bộ mẫu mực, công nhân chăm chỉ, nông dân cần cù... Người hiện diện trong mỗi con đường mới mở, mỗi cây cầu mới bắc, mỗi bản làng vươn lên từ gian khó.

Mai Liễu

Nên xem

Phong trào thi đua góp phần khơi gợi sáng tạo, nhân rộng các điển hình

Phong trào thi đua góp phần khơi gợi sáng tạo, nhân rộng các điển hình

Chiều 22/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây tổ chức Hội nghị biểu dương phong trào thi đua “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo” và “Gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu” thị xã Sơn Tây năm 2025; phát động phong trào thi đua “Bình dân học vụ số” trong CNVCLĐ thị xã.
Thu phí vệ sinh môi trường qua ví điện tử: Tiện lợi, minh bạch

Thu phí vệ sinh môi trường qua ví điện tử: Tiện lợi, minh bạch

Thay vì dùng tiền mặt, người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có thể thanh toán phí vệ sinh môi trường qua phần mềm thu trung gian, bao gồm các ứng dụng ngân hàng và ví điện tử như VN Pay, Momo, Payoo. Quản lý chi tiêu qua các ứng dụng thanh toán đã dần trở thành thói quen, với nhiều lợi ích, tiện lợi cho người dân Thủ đô.
Covid-19 trở lại: Không chủ quan nhưng cũng không nên quá hoang mang

Covid-19 trở lại: Không chủ quan nhưng cũng không nên quá hoang mang

Sau một thời gian dài tưởng chừng như đã lui vào quá khứ, Covid-19 đang có dấu hiệu quay trở lại tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dù không ghi nhận các ổ dịch lớn nhưng các cơ sở khám chữa bệnh đã sẵn sàng phương án thu dung, điều trị và cách ly ca bệnh Covid-19.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 cho CNVCLĐ

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 cho CNVCLĐ

Nhân dịp Tháng Công nhân năm 2025, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn một số điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 đến công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) ngành Xây dựng Hà Nội.
Cuộc thi Ảnh/Video clip “Công đoàn Thủ đô vững bước tiến vào kỷ nguyên mới” sắp kết thúc nhận bài dự thi

Cuộc thi Ảnh/Video clip “Công đoàn Thủ đô vững bước tiến vào kỷ nguyên mới” sắp kết thúc nhận bài dự thi

Cuộc thi Ảnh/Video clip “Công đoàn Thủ đô vững bước tiến vào kỷ nguyên mới” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động sẽ kết thúc nhận tác phẩm dự thi vào 24h ngày 30/5/2025. LĐLĐ Thành phố yêu cầu các cấp Công đoàn căn cứ tình hình thực tế tổ chức cuộc thi ở cấp, đơn vị mình hoặc triển khai tới cấp dưới và đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) đồng thời xét chọn các tác phẩm xuất sắc gửi dự thi cấp Thành phố.
Để công nghệ không còn xa lạ với người dân

Để công nghệ không còn xa lạ với người dân

Từ những thao tác thanh toán không tiền mặt, sử dụng dịch vụ công trực tuyến đến việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào học tập, sản xuất - tất cả đang diễn ra một cách sống động và gần gũi tại Hà Nội thông qua phong trào “Bình dân học vụ số”. Không còn những khẩu hiệu trừu tượng, chuyển đổi số được cụ thể hóa bằng hành động: Dễ học, dễ hiểu, dễ làm, dễ áp dụng. Đây là bước chuyển mạnh mẽ để Hà Nội hướng tới một xã hội số toàn diện, bao trùm và không ai bị bỏ lại phía sau.
Triển khai Cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp”

Triển khai Cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp”

Thực hiện Chỉ thị 30-T/TU ngày 19/12/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; thiết thực kỷ niệm các sự kiện trọng đại, các ngày lễ lớn của Đảng, đất nước, của tổ chức Công đoàn trong năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã phát động Cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp”.

Tin khác

Bảo tồn di sản thế giới tại Thủ đô: Lấy cộng đồng làm trung tâm

Bảo tồn di sản thế giới tại Thủ đô: Lấy cộng đồng làm trung tâm

Hội thảo quốc tế "Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới: Tiếp cận dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững" không chỉ là diễn đàn trao đổi học thuật, mà còn là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của Việt Nam, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội, trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới theo định hướng phát triển bền vững.
Gần 200 hình ảnh, tài liệu quý tại triển lãm “Tài liệu xuất xứ cá nhân”

Gần 200 hình ảnh, tài liệu quý tại triển lãm “Tài liệu xuất xứ cá nhân”

Ngày 21/5, nhân kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập (10/6/1995 - 10/6/2025), Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước - Bộ Nội vụ) tổ chức tọa đàm và triển lãm chuyên đề "Tài liệu xuất xứ cá nhân".
Ký ức về chiếc mâm đồng cũ

Ký ức về chiếc mâm đồng cũ

Chiếc mâm là vật dụng để xếp, bày thức ăn trong bữa cơm gia đình người Việt. Đây là một nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống, ẩn chứa nhiều ý nghĩa thiêng liêng. Việc ăn chung mâm cũng là cách tinh tế để mỗi người trong gia đình hiểu khẩu vị của nhau mà tôn trọng nhau hơn…
Kéo dài thời hạn chiêm bái xá lợi Đức Phật tại Việt Nam sau 21/5

Kéo dài thời hạn chiêm bái xá lợi Đức Phật tại Việt Nam sau 21/5

Theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam với sự tham mưu của Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Chính phủ Ấn Độ đã đồng ý gia hạn tôn trí xá lợi Đức Phật tại Việt Nam sau ngày 21/5 và đề xuất cung cấp lịch trình các địa điểm trưng bày tiếp theo.
Nhà hát Tuổi trẻ công diễn vở kịch "Không gia đình" dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6

Nhà hát Tuổi trẻ công diễn vở kịch "Không gia đình" dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6

Nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Nhà hát Tuổi trẻ giới thiệu đến khán giả yêu nghệ thuật vở nhạc kịch “Không gia đình”, chuyển thể từ kiệt tác văn học cùng tên của nhà văn Pháp Hector Malot - một tác phẩm đã làm say lòng hàng triệu độc giả trên toàn thế giới suốt hơn một thế kỷ qua.
Tăng cường quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch trên nền tảng TikTok

Tăng cường quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch trên nền tảng TikTok

Ngày 19/5, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) và nền tảng TikTok đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về truyền thông, quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch Việt Nam trên nền tảng TikTok.
Hà Nội bảo tồn làng nghề gắn liền với phát triển du lịch

Hà Nội bảo tồn làng nghề gắn liền với phát triển du lịch

Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề và các nghệ nhân nhiều nhất cả nước với 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống. Mỗi làng nghề có một nét đặc trưng, không chỉ mang tới cho du khách những sản phẩm thủ công mỹ nghệ hấp dẫn mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa. Do vậy, phát triển làng nghề bền vững gắn với văn hóa, du lịch đang là hướng đi được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn.
Lưu giữ hồn dân tộc qua di sản văn hóa dân gian

Lưu giữ hồn dân tộc qua di sản văn hóa dân gian

Là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, không chỉ nổi bật với các làng nghề truyền thống mà còn là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo. Từ hò cửa đình, múa bài bông đến hát trống quân, những di sản này không chỉ là sản phẩm của quá khứ mà còn là sự sống động của văn hóa cộng đồng, được duy trì qua nhiều thế hệ.
Dấu ấn cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật tạo hình

Dấu ấn cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật tạo hình

Ngày 16/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Khai mạc triển lãm số về nghệ thuật Phật giáo thời Lý

Khai mạc triển lãm số về nghệ thuật Phật giáo thời Lý

Ngày 16/5, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã khai mạc triển lãm chuyên đề "Vũ khúc Thiền môn - Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và Công nghệ".
Xem thêm
Phiên bản di động