--> -->

Ngân hàng không hỗ trợ lãi suất, doanh nghiệp bất động sản "thở oxy"

Nhiều ngân hàng tung ra các gói giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng lại "bỏ qua" lĩnh vực bất động sản.
Nguyên tắc chuyển nhượng dự án bất động sản HoREA: Nhiều doanh nghiệp bất động sản phải vay nóng để trả lãi ngân hàng Bất động sản có còn là kênh trú ẩn an toàn của dòng tiền?

Ngân hàng "lạnh nhạt" với bất động sản

Tháng 7/2021, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) có thông báo giảm lãi suất cho vay lên tối đa 1%/năm, đồng loạt đối với tất cả các khoản dư nợ hiện hữu của khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đến giữa tháng 8/2021, VietinBank tiếp tục thông tin về việc tung ra gói tín dụng bổ sung cho vay đối với khu vực phía Nam có quy mô lên tới 20.000 tỷ đồng, với lãi suất cho vay chỉ từ 4%/năm. Như vậy, tổng quy mô của các gói hỗ trợ lãi suất lên tới 150.000 tỷ đồng.

Các đơn vị được ưu đãi hoạt động trong những ngành nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch như dệt may, da giày, dược, vật tư y tế, thương mại phân phối, bán lẻ; lúa gạo, thủy sản, vật tư nông nghiệp; vận tải; hàng tiêu dùng thiết yếu…

Tháng 8/2021, ngân hàng Vietcombank thông báo giảm lãi suất tới 0,5%/năm cho toàn bộ dư nợ vay của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương; giảm lãi suất 0,3%/năm cho toàn bộ dư nợ vay của khách hàng tại 17 tỉnh, thành phố phía nam khác. Thời gian đến ngày 31/12/2021. Mức lãi suất giảm này không áp dụng với các khoản vay chứng khoán, kinh doanh bất động sản, vay cầm cố giấy tờ có giá…

Không chỉ 2 "ông lớn" trên, hàng loạt ngân hàng khác cũng liên tục thông báo giảm lãi suất cho vay và bổ sung gói tín dụng lãi suất ưu đãi hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. Tuy nhiên, điều dễ thấy là các ngân hàng lớn đều lần lượt “bỏ” lĩnh vực bất động sản ra ngoài đối tượng ưu tiên.

Ông Lê Ngọc Ninh - Tổng Giám đốc Công ty CP Rich Real Holdings chia sẻ, không phải mới bây giờ mà từ lâu nay các ngân hàng luôn có sự “dè chừng” nhất định với các doanh nghiệp bất động sản.

Mặc dù bất động sản đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của nền kinh tế, nhưng các doanh nghiệp thời gian qua lại khó tiếp cận với các gói tín dụng. Nguyên nhân được các ngân hàng đưa ra là do không chứng minh được nguồn thu nhập ổn định, cũng như tính pháp lý của các dự án.

Ngân hàng không hỗ trợ lãi suất, doanh nghiệp bất động sản
Mặc dù liên tục tung gói hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhưng Vietcombank lại không áp dụng cho lĩnh vực chứng khoán, bất động sản,...

“Mặc dù bất động sản góp phần xây dựng lại bộ mặt đô thị từ thành phố đến nông thôn, cũng như đóng góp thuế cho Nhà nước nhưng các dự án lại khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để xây dựng các dự án từ giai đoạn đầu. Đa số doanh nghiệp khi hoàn thành tương đối thì các ngân hàng mới cấp tín dụng”, ông Ninh cho biết.

Theo ông Ninh, trong đại dịch Covid-19, bất động sản không phải mặt hàng thiết yếu, cũng không nằm trong danh sách những mặt hàng xuất nhập khẩu, do vậy đã làm tê liệt hoàn toàn doanh thu. Nhiều doanh nghiệp bất động sản không xoay được dòng tiền trong những tháng vừa qua, nhưng vẫn phải chi tiền thường xuyên để nuôi nhân viên và đóng các loại thuế.

“Trong đợt dịch này doanh nghiệp như chúng tôi hết sức khó khăn về dòng tiền, do tất cả nguồn tiền thu về từ khách hàng đã bị chặn đứng hoàn toàn. Khách hàng không thanh toán theo lịch, chúng tôi phải kiếm nguồn tài chính bổ sung từ bên ngoài để duy trì tối thiểu hoạt động của công ty, đồng thời tiếp tục phát triển các dự án và chi trả các nguồn vay. Trong thời gian tới chúng tôi rất cần nguồn vốn ổn định từ ngân hàng để tiếp tục phát triển hoàn thành các dự án đang triển khai”, ông Ninh nói.

Ông Ninh cho rằng, bất động sản là những ngành nghề đầu tư mang tính lâu dài, bền vững, do vậy ngân hàng nên ưu tiên hơn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Ngân hàng thương mại cần thiết có chính sách riêng, hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản vượt qua được cơn khủng hoảng do dịch bệnh, tiếp tục ổn định phát triển và định hướng lâu dài.

Cùng chia sẻ đó, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, CEO của Đại Phúc Land cho rằng, ngành bất động sản đóng vai trò trụ cột của nền kinh tế, đóng góp khoảng 11% GDP và có tác động đến hơn 200 ngành nghề khác nhau nhưng lại bị đưa ra khỏi danh sách ngành được ngân hàng hỗ trợ ảnh hưởng dịch bệnh thì không công bằng. Gần đây nhất trong báo cáo khoản thu ngân sách lớn nhất trong 6 tháng đầu năm 2021 chính là từ chứng khoán và bất động sản.

“Các ngân hàng có thể nói rằng việc này để chống đầu cơ bất động sản nhưng theo tôi đó là một đối xử không công bằng với khách hàng”, bà Hương nói.

Nhiều doanh nghiệp nguy cơ gục ngã trên "đống tài sản"

Trước đó, Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước. Theo HoREA, mỗi một ngày qua đi, doanh nghiệp phải chạy đôn chạy đáo vay mượn, thậm chí phải vay nóng trả lương, duy trì hoạt động tối thiểu để trả lãi ngân hàng, nhất là các khoản vay tín dụng đến hạn. Bởi lẽ, theo quy chế hoạt động của ngân hàng, nếu không trả được các khoản vay đáo hạn thì ngay lập tức ngân hàng tự động chuyển sang nợ xấu, hoặc nhóm nợ xấu hơn. Nếu bị xếp loại nợ xấu, nhóm nợ xấu hơn sẽ khiến doanh nghiệp lâm vào bế tắc vì không thể tiếp cận được các khoản vay mới để vượt qua khó khăn.

Ngân hàng không hỗ trợ lãi suất, doanh nghiệp bất động sản
Các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc huy động dòng tiền để duy trì kinh doanh.

"Kẹt tiền, kẹt vốn, bị mất thanh khoản là rủi ro và là nguy cơ lớn nhất của mọi doanh nghiệp phải đương đầu, mặc dù có thể vẫn còn tài sản nhưng do chưa bán được dẫn đến thiếu dòng tiền, nên doanh nghiệp có thể bị chết trên đống tài sản của chính mình.", HoREA nhận xét.

HoREA cho rằng, trong lúc đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, các ngân hàng thương mại chia sẻ, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp là đạo lý kinh doanh. Trước hết doanh nghiệp rất cần được giảm lãi vay; gia hạn thời gian trả nợ, khoanh nợ đáo hạn, không chuyển sang nợ xấu, hoặc nhóm nợ xấu hơn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tiếp cận khoản vay tín dụng mới để thực hiện dự án.

Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch HoREA kiến nghị, Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chủ động xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ của khách hàng là doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp bất động sản, hộ gia đình, cá nhân.

Đặc biệt là việc xem xét cho khách hàng được vay vốn mới. “Trên cơ sở lãi suất tiền gửi bình quân hiện nay, Ngân hàng Nhà nước khuyến nghị các ngân hàng thương mại xem xét giảm lãi cho vay khoảng 2%/năm cho các khách hàng là hợp lý hợp tình, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên”, ông Châu nói.

Thống kê mới đây của DKRA Việt Nam cho thấy ngành bất động sản đang bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh. Đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và nhiều tỉnh phía Nam khi việc giãn cách xã hội đã đưa thanh khoản thị trường xuống mức ngoài ngưỡng chịu đựng.

Cụ thể, theo đơn vị này về doanh thu của doanh nghiệp môi giới bất động sản khu vực thành phố Hồ Chí Minh trong 3 tháng gần đây cho thấy, có đến 50% doanh nghiệp có mức doanh thu đạt dưới 10%. Nhóm này được xếp vào nhóm doanh nghiệp có nguy cơ ngưng hoạt động rất cao. Chỉ 10% doanh nghiệp có mức doanh thu 50-70%, trong khi đó chỉ có 10% doanh nghiệp có doanh thu ổn định. Khoảng 30% doanh nghiệp có nguy cơ ngưng hoạt động cao với mức doanh thu từ 30-50%.

Tân Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ dân tại các bến đò chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”

Hỗ trợ dân tại các bến đò chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, các đội Cảnh sát đường thủy thuộc Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lực lượng kiểm tra, rà soát các khu vực bến đò, điểm neo đậu phương tiện, hộ dân sinh sống trên mặt nước, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn người dân triển khai các biện pháp phòng, chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”.
Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Theo đề xuất mới của Bộ Tài chính, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân dự kiến được nâng từ 11 triệu đồng lên khoảng 13,3 - 15,5 triệu đồng/tháng. Đối với mỗi người phụ thuộc, mức giảm trừ cũng sẽ tăng lên 5,3 - 6,2 triệu đồng/tháng. Chính sách này được dự kiến áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026, nhằm phù hợp với biến động giá cả và đời sống người dân.
Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực then chốt cho phát triển. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô thông minh, hiện đại, đáng sống, cần cụ thể hóa giải pháp, hoàn thiện thể chế và tạo đột phá mạnh mẽ về nguồn lực, hạ tầng và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Là một công dân của Thủ đô Hà Nội, nơi tôi sinh sống, làm việc và gắn bó mỗi ngày, tôi đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về bảo vệ môi trường, phát triển đô thị xanh, thông minh và bền vững.
Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc số 338/SYT-NVY gửi giám đốc các đơn vị y tế trên địa bàn Thành phố, trạm y tế các phường/xã về việc khẩn trương triển khai đáp ứng công tác phòng, chống, ứng phó bão số 3 (Wipha).
Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Trước ảnh hưởng của bão số 3, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và phương tiện tham gia giao thông.
Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Theo cảnh báo từ chuyên gia khí tượng, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ; không chỉ gây mưa lớn mà còn thiết lập một dải hội tụ nhiệt đới khiến nhiều tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục đối mặt với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Đặc biệt, các khu vực miền núi phía Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An được dự báo là "tâm mưa" với nguy cơ cực cao về lũ quét và sạt lở đất, ngay cả khi bão đã suy yếu.

Tin khác

Xu hướng mới định hình thị trường bất động sản

Xu hướng mới định hình thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đã có nhiều biến động rõ rệt và đáng chú ý, phản ánh một giai đoạn chuyển mình với cả cơ hội và thách thức đan xen. Theo báo cáo mới công bố của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), thị trường đang trong giai đoạn phục hồi và định hình lại với những xu hướng mới, buộc các chủ thể trong ngành cần sẵn sàng thích ứng và chủ động điều chỉnh chiến lược.
Giá xăng dầu hôm nay (17/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (17/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Hôm nay (17/7), giá dầu thế giới tiếp tục giảm khi tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất tại Mỹ tăng mạnh. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,06 USD/thùng, giảm 1,02%, giá dầu WTI ở mốc 65,88 USD/thùng, giảm 1,07%.
TP.HCM: Chấp thuận chủ trương đầu tư 14 dự án bất động sản trong quý II/2025

TP.HCM: Chấp thuận chủ trương đầu tư 14 dự án bất động sản trong quý II/2025

Trong quý II/2025, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư cho 14 dự án nhà ở với tổng diện tích hơn 309.560,2 m², tổng mức đầu tư hơn 15.387,4 tỷ đồng.
Bất động sản phục hồi: Thị trường chuẩn bị bước vào quỹ đạo "giá thật" để "mua thật"!

Bất động sản phục hồi: Thị trường chuẩn bị bước vào quỹ đạo "giá thật" để "mua thật"!

Trong 6 tháng đầu năm 2025, thị trường bất động sản ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực, cho thấy đang dần tiến tới giai đoạn cuối của quá trình phục hồi và chuẩn bị bước vào chu kỳ tăng trưởng mới. Các chủ thể trên thị trường, từ chủ đầu tư, sàn phân phối, môi giới đến khách hàng đều có sự chuẩn bị rõ rệt về chiến lược và nguồn lực để đón đầu giai đoạn mới.
Giá chung cư Hà Nội lập đỉnh mới

Giá chung cư Hà Nội lập đỉnh mới

Giá chung cư tại Hà Nội vẫn tiếp tục lập đỉnh, tăng đều từ cuối 2023 đến giữa năm 2025, hiện trung bình ở mức 70 - 80 triệu đồng/m², với những dự án cao cấp vượt 150 triệu. Thị trường đang trong chu kỳ tăng kéo dài, chi phí xây dựng cao, hạ tầng cải thiện, và cầu vẫn vượt cung, đặc biệt ở phân khúc bình dân. Trong ngắn hạn (nửa cuối 2025), giá khó có xu hướng giảm đáng kể.
Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: Cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành

Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: Cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành

Nửa đầu năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt đặc biệt đối với thị trường bất động sản Việt Nam khi các thay đổi thể chế và quy hoạch cấp tỉnh chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7. Việc sáp nhập địa giới hành chính, đưa cả nước từ 63 xuống còn 34 tỉnh, thành phố, tạo ra làn sóng dịch chuyển dòng tiền và cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành. Trong bối cảnh đó, thị trường đang dần hình thành những trục phát triển mới, đồng thời hé lộ những vấn đề mang tính cơ cấu cần được xử lý để tạo nền tảng phát triển bền vững.
Siết quản lý dự án nhà ở xã hội: Chủ đầu tư phải công khai giá bán để người dân giám sát

Siết quản lý dự án nhà ở xã hội: Chủ đầu tư phải công khai giá bán để người dân giám sát

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 201/2025/QH15 về giao chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời giao chủ đầu tư không qua đấu thầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân không sử dụng vốn đầu tư công.
Giá nhà ở xã hội vẫn ở mức cao do nhiều yếu tố cấu thành

Giá nhà ở xã hội vẫn ở mức cao do nhiều yếu tố cấu thành

Trong bối cảnh nhu cầu nhà ở xã hội ngày càng tăng cao nhưng giá bán liên tục bị phản ánh là “vượt tầm tay” của người thu nhập thấp, đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) đã có những lý giải cụ thể về nguyên nhân khiến giá nhà ở xã hội không còn “rẻ” như kỳ vọng.
Giải pháp hạ giá bất động sản: Cần gỡ nút thắt pháp lý và kiểm soát đầu cơ

Giải pháp hạ giá bất động sản: Cần gỡ nút thắt pháp lý và kiểm soát đầu cơ

Thị trường bất động sản (BĐS) thời gian qua liên tục ghi nhận mức giá cao, vượt xa khả năng chi trả của phần lớn người dân, đặc biệt là nhóm thu nhập trung bình và thấp. Trong khi giao dịch vẫn trầm lắng, giá nhà đất không hạ nhiệt, kéo theo nhiều hệ lụy về an sinh xã hội và tính bền vững của nền kinh tế. Để đưa giá BĐS trở về giá trị thực, loạt giải pháp đang được đề xuất và triển khai, tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, điều chỉnh chính sách thuế, tín dụng và cơ cấu sản phẩm.
Shophouse chân đế chung cư: Từ “gà đẻ trứng vàng” đến nỗi lo thoát hàng

Shophouse chân đế chung cư: Từ “gà đẻ trứng vàng” đến nỗi lo thoát hàng

Từng được xem là kênh đầu tư hấp dẫn nhờ tiềm năng sinh lời cao, shophouse chân đế tại các dự án chung cư nay đang rơi vào cảnh ế ẩm, giá thuê giảm sâu, giá bán đi ngang hoặc thậm chí sụt nhẹ. Thị trường biến động nhanh cùng sự thay đổi hành vi tiêu dùng đang khiến mô hình đầu tư này mất dần sức hút.
Xem thêm
Phiên bản di động