-->

HoREA: Nhiều doanh nghiệp bất động sản phải vay nóng để trả lãi ngân hàng

(LĐTĐ) Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước góp ý một số điều về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.
HoREA đề nghị nâng mức đánh thuế để khuyến khích phát triển nhà cho thuê Đánh thuế tài sản với nhà, đất ở: Kiến nghị xem xét sau năm 2020

Doanh nghiệp vay nóng để trả lãi ngân hàng

Theo HoREA, đại dịch Covid-19 đã tạo ra cơn đại khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu và tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam.

"Sau hơn một năm rưỡi đồng hành với Nhà nước trong phòng, chống dịch Covid-19 và nỗ lực chống chịu để tự cứu mình, cho đến nay có thể nhận thấy rõ là hầu hết các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản đã dần kiệt sức, thậm chí có một số doanh nghiệp lâm vào cảnh sức cùng lực kiệt, nguồn lực bị bào mòn, có nguy cơ bị phá sản, nếu không được Nhà nước hỗ trợ kịp thời thêm", HoREA.

Lĩnh vực bất động sản đóng góp khoảng 7 - 8% GDP cả nước và có liên quan đến hơn 35 ngành nghề khác nhau, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động. Do vậy, HoREA kiến nghị Nhà nước có cơ chế chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản vượt qua dịch Covid-19 lần này, để tiếp tục đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cho người dân.

Theo HoREA, khó khăn đầu tiên của các doanh nghiệp bất động sản là vướng mắc một số quy định pháp luật còn bất cập, quy trình thủ tục hành chính chồng chéo đối với các dự án nhà ở thương mại.

Trong khi đó, các doanh nghiệp bất động sản khẳng định không xin Nhà nước hỗ trợ bằng tiền, chỉ xin tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, pháp luật; kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, công bằng, lành mạnh. Như vậy, doanh nghiệp và thị trường bất động sản sẽ từng bước phục hồi và phát triển trở lại sau khi kiểm soát được đại dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, thiếu dòng tiền là khó khăn trực tiếp lớn nhất và đáng quan ngại nhất đối với các doanh nghiệp bất động sản. Doanh nghiệp bị “ngộp thở” ngay lập tức vì không có tiền để trả lãi vay, trả nợ, duy trì bộ máy và hỗ trợ, giữ chân người lao động. Trong khi đó, các dự án không thể triển khai đúng tiến độ, phải dừng công trình xây dựng, thiếu sản phẩm trong lúc thị trường bị “đứng hình”, giao dịch bị sụt giảm mạnh, doanh số bán hàng sụt giảm và không thể huy động được vốn như trước đây.

HoREA: Nhiều doanh nghiệp bất động sản phải vay nóng để trả lãi ngân hàng
Vì dịch Covid-19, nhiều dự án không thể hoàn thành đúng tiến độ.

Cũng theo hiệp hội này, việc thiếu dòng tiền có liên quan trực tiếp đến tín dụng, vì trong lúc này lãi suất vay ngân hàng chưa giảm như kỳ vọng và doanh nghiệp vẫn phải trả lãi ngân hàng đều đặn hàng tháng.

Theo HoREA, mỗi một ngày qua đi, doanh nghiệp phải chạy đôn chạy đáo vay mượn, thậm chí phải vay nóng trả lương, duy trì hoạt động tối thiểu để trả lãi ngân hàng, nhất là các khoản vay tín dụng đến hạn. Bởi lẽ, theo quy chế hoạt động của ngân hàng, nếu không trả được các khoản vay đáo hạn thì ngay lập tức ngân hàng tự động chuyển sang nợ xấu, hoặc nhóm nợ xấu hơn. Nếu bị xếp loại nợ xấu, nhóm nợ xấu hơn sẽ khiến doanh nghiệp lâm vào bế tắc vì không thể tiếp cận được các khoản vay mới để vượt qua khó khăn.

"Kẹt tiền, kẹt vốn, bị mất thanh khoản là rủi ro và là nguy cơ lớn nhất của mọi doanh nghiệp phải đương đầu, mặc dù có thể vẫn còn tài sản nhưng do chưa bán được dẫn đến thiếu dòng tiền, nên doanh nghiệp có thể bị chết trên đống tài sản của chính mình.", HoREA nhận xét.

Ngân hàng cần hỗ trợ doanh nghiệp

HoREA cho rằng, trong lúc đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, các ngân hàng thương mại chia sẻ, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp là đạo lý kinh doanh. Trước hết doanh nghiệp rất cần được giảm lãi vay; gia hạn thời gian trả nợ, khoanh nợ đáo hạn, không chuyển sang nợ xấu, hoặc nhóm nợ xấu hơn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tiếp cận khoản vay tín dụng mới để thực hiện dự án.

Trong gần 2 năm qua, Hiệp hội HoREA rất hoan nghênh Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo quyết liệt các ngân hàng thương mại thực hiện các giải pháp hỗ trợ khá hiệu quả cho doanh nghiệp. Các ngân hàng đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi suất cho vay cho khoảng gần 800.000 khách hàng, bao gồm các doanh nghiệp, hộ gia đình với dư nợ gần 2 triệu tỷ đồng. Trong đó, đã giảm lãi vay trực tiếp, gián tiếp cho những khoản vay cũ hay khoản vay mới cho doanh nghiệp khoảng 18.830 tỷ đồng.

HoREA: Nhiều doanh nghiệp bất động sản phải vay nóng để trả lãi ngân hàng
Nhiều doanh nghiệp cũng cần nguồn tiền để trả lương nhân viên, duy trò hoạt động. (Ảnh: Sàn giao dịch BĐS)

Mới đây, 16 ngân hàng thương mại đã tự nguyện thống nhất cam kết các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, với số lãi vay sẽ được cắt giảm khoảng 20.300 tỷ đồng từ nay đến cuối năm. Riêng 4 ngân hàng lớn nhất là Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank còn cam kết giảm thêm 1.000 tỷ đồng tiền lãi của mỗi ngân hàng để hỗ trợ cho các khách hàng với mức giảm lãi suất từ 0,5% - 1,5% tuỳ từng trường hợp. Đồng thời, có ngân hàng đưa mức lãi suất cho vay trung, dài hạn xuống còn 7%/năm.

Tuy nhiên, hầu như các doanh nghiệp bất động sản chưa được các ngân hàng xem xét hỗ trợ thỏa đáng, vì vẫn bị coi là lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn rủi ro.

HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chủ động xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ của khách hàng (doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp bất động sản, hộ gia đình, cá nhân) và được áp dụng đối với số dư nợ phát sinh trong khoảng thời gian từ 23/1/2020 đến ngày 30/6/2022.

Việc xem xét cho khách hàng được vay vốn mới, sẽ hỗ trợ thiết thực hơn cho các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, giúp giảm chi phí vốn vay, giảm chi phí đầu vào và tiếp cận các khoản vay mới, có thêm thời gian dần phục hồi sản xuất, kinh doanh trong điều kiện bình thường mới.

"Trên cơ sở lãi suất tiền gửi bình quân hiện nay, Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước khuyến nghị các ngân hàng thương mại xem xét giảm lãi cho vay khoảng 2%/năm cho các khách hàng là hợp lý hợp tình, đảm bảo hài hoà lợi ích của các bên", HoREA nhấn mạnh.

Tân Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Giá nhà tăng cao: Người trẻ chật vật với ước mơ sở hữu nhà

Giá nhà tăng cao: Người trẻ chật vật với ước mơ sở hữu nhà

(LĐTĐ) Năm 2024, giá bất động sản tại các thành phố lớn vẫn “neo” ở mức cao. Thậm chí, phân khúc căn hộ tại nhiều địa phương còn liên tục thiết lập mặt bằng giá mới lên mức cao kỷ lục, khiến nhiều người dân, nhất là những người trẻ dù “thắt lưng buộc bụng”, nhưng vẫn gặp khó khăn khi muốn sở hữu nhà…
Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn

Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng trình Thủ tướng việc tổ chức hội nghị thúc đẩy nhà ở xã hội và thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, dự kiến trong tháng 1/2025.
Cách nhận biết bất động sản hình thành trong tương lai chưa đủ an toàn

Cách nhận biết bất động sản hình thành trong tương lai chưa đủ an toàn

(LĐTĐ) Thời gian gần đây Sở Xây dựng Hà Nội và Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình liên tục đưa ra những thông tin cảnh báo về sự rủi ro của các dự án nhà ở hình thành trong tương lai chưa đủ điều kiện giao dịch. Vậy cách nào để nhận biết bất động sản ở phân khúc này chưa đủ an toàn?
Năm 2025, Hà Nội sẽ có ít nhất 12 dự án chung cư mở bán

Năm 2025, Hà Nội sẽ có ít nhất 12 dự án chung cư mở bán

(LĐTĐ) Trong năm 2025, thị trường bất động sản Hà Nội sẽ có ít nhất 12 dự án chung cư mở bán, với giá dự kiến thấp nhất 65 triệu đồng/m2.
Bộ Tài chính vẫn chưa chốt lộ trình đánh thuế bất động sản thứ hai

Bộ Tài chính vẫn chưa chốt lộ trình đánh thuế bất động sản thứ hai

(LĐTĐ) Thông tin từ Bộ Tài chính cho thấy, đến thời điểm này, vẫn chưa đánh thuế bất động sản thứ hai. Hiện Bộ Tài chính đang tiếp tục nghiên cứu, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai để báo cáo các cấp có thẩm quyền. Còn theo Bộ Xây dựng, một trong những nguyên nhân đẩy giá bất động sản lên cao là hiện tượng “tạo giá ảo”, “thổi giá” của giới đầu cơ và các cá nhân hành nghề môi giới bất động sản.
Bất động sản công nghiệp đang hấp dẫn các nhà đầu tư

Bất động sản công nghiệp đang hấp dẫn các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Đánh giá của Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024 trong khi bất động sản ở các phân khúc đất nền, chung cư, nhà ở thương mại… đều tăng thì tại phân khúc bất động sản công nghiệp giá đất, giá nhà xưởng cho thuê chỉ tăng nhẹ. Các khu vực có sự kết nối hạ tầng giao thông hoàn thiện, pháp lý an toàn chính là điểm lựa chọn lý tưởng cho việc đầu tư vào bất động sản công nghiệp.
UDIC tiếp tục phấn đấu trở thành đơn vị chủ lực của Thủ đô trong tham gia dự án trọng điểm

UDIC tiếp tục phấn đấu trở thành đơn vị chủ lực của Thủ đô trong tham gia dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 9/1, Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn tới dự, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Giải mã năng lực vượt trội của Masterise trên hành trình kiến tạo đô thị bền vững

Giải mã năng lực vượt trội của Masterise trên hành trình kiến tạo đô thị bền vững

(LĐTĐ) Được vinh danh ở hai hạng mục “Nhà phát triển BĐS tiêu biểu” (lần thứ 4 liên tiếp) và “Dự án bất động sản xanh tiêu biểu” dành cho dự án trọng điểm The Global City tại giải thưởng Bất động sản (BĐS) tiêu biểu 2024, Masterise tiếp tục khẳng định uy tín và năng lực vượt trội trên hành trình kiến tạo những công trình kiến trúc đẳng cấp và trải nghiệm xứng tầm cho khách hàng.
Khu đô thị nào có giá đất cao nhất Hà Nội?

Khu đô thị nào có giá đất cao nhất Hà Nội?

(LĐTĐ) Tây Hồ Tây tiếp tục là khu đô thị giá đất cao nhất Hà Nội, với hơn 113 triệu đồng mỗi m2, tăng 225% sau điều chỉnh, theo bảng giá của Thành phố.
Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu tăng cường rà soát các sàn giao dịch bất động sản

Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu tăng cường rà soát các sàn giao dịch bất động sản

(LĐTĐ) Sở Xây dựng thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản yêu cầu kiểm tra và rà soát các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn. Động thái này nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Kinh doanh bất động sản, đồng thời nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý thị trường.
Xem thêm
Phiên bản di động