--> -->

Nên tăng lương để giữ chân và thu hút lao động

Trong điều kiện việc làm, đời sống của người lao động bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, nhiều ý kiến kiến nghị cần xem xét điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng để nâng cao đời sống của người lao động, đồng thời động viên người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó, nhất là trong bối cảnh thiếu hụt lao động.
Doanh nghiệp phải coi tăng lương là đầu tư, chia sẻ khó khăn với người lao động 8 đối tượng được tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng cho 8 đối tượng

Tăng lương để giảm bớt khó khăn cho người lao động

Tại Hội nghị về tiền lương của người lao động trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Hà Nội tổ chức, bà Nguyễn Thị Vân Hà - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh cho biết: Hiện, Bắc Ninh hiện có hơn 450.000 người lao động làm việc trong các khu công nghiệp.

Mức thu nhập bình quân theo cung cấp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là 8,26 triệu đồng/người/tháng, nhưng qua khảo sát của LĐLĐ tỉnh đối với 16 doanh nghiệp Hàn Quốc, thì mức thu nhập bình quân của người lao động trực tiếp là 6,5 triệu đồng/người/tháng.

Nên tăng lương để giữ chân và thu hút lao động
Dịch bệnh Covid-19 kéo dài khiến việc làm, đời sống của nhiều người lao động càng khó khăn. (Ảnh minh họa: B.D)

Còn theo số liệu báo cáo của các cấp Công đoàn, thu nhập của người lao động trực tiếp chỉ dao động trên 5 triệu đồng/người/tháng. “Như vậy, số người thụ hưởng ở mức thu nhập cao thì không nhiều, đa số lao động trực tiếp có mức lương là 6,5 triệu đồng, chưa đảm bảo cuộc sống của người lao động”, bà Hà chia sẻ.

Bà Hà cũng cho biết, tiền thuê trọ của người lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện khoảng 1-1,5 triệu đồng/phòng/tháng; cộng với tiền điện, nước, tiền ăn, chi phí nuôi con, gửi trẻ, thì thu nhập này chỉ đủ cho người lao động trang trải cuộc sống, gần như không có tích luỹ. Đây mới chỉ tính những chi phí tối thiểu nhất, còn chưa tính đến chi phí khác như ốm đau... Theo đó, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh cho rằng, để đảm bảo cuộc sống cho người lao động, thì cần có mức thu nhập tối thiểu từ 6,8-7,8 triệu đồng/người/tháng.

Bắc Ninh hiện có 75,6% lao động là người ngoại tỉnh, nhiều lao động trẻ có con nhỏ phải gửi về quê, vì thế áp lực chi phí sinh hoạt cao, người lao động không đảm bảo được. Nêu thực trạng nhiều người lao động phải gửi con về quê cho ông bà nuôi, hệ luỵ là một thế hệ trẻ không được bố mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, đời sống còn nhiều khó khăn, chưa tạo dựng được tích lũy, bà Hà cho rằng, rất cần thiết phải tăng lương tối thiểu để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người lao động.

Phân tích dưới tác động của dịch Covid-19, đời sống của người lao động, đặc biệt tại các khu nhà trọ trên địa bàn còn rất khó khăn, ông Nguyễn Thành Đô - Trưởng Ban Chính sách pháp luật (LĐLĐ thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: Hiện, mức lương hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh không đảm bảo điều kiện sống của người lao động ngay cả trước khi xảy ra dịch, chưa tính đến điều kiện sống tối thiểu của cả gia đình họ.

Dịch bệnh kéo dài khiến người lao động không có lối thoát, nên không ít lao động đã phải lựa chọn giải pháp trở về quê hương để tiếp tục mưu sinh. Vì vậy, ông Đô kiến nghị điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng để nâng cao đời sống của người lao động, đồng thời động viên người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó trong bối cảnh thiếu hụt lao động. Bên cạnh đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam cần khuyến cáo với giới chủ để điều chỉnh chi phí về nhân công; phát huy cơ chế 3 bên để giải quyết những vấn đề phát sinh đảm bảo tiền lương đủ sống cho người lao động.

Từ thực tế đời sống, việc làm của người lao động trên địa bàn Thủ đô, ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội cho rằng: 2 năm nay do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, chia sẻ và đồng hành với doanh nghiệp, người lao động đã không được tăng lương tối thiểu.

Trong khi đó, chia sẻ với doanh nghiệp, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, như: Giảm tiền đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, giãn, giảm thuế. Công đoàn cũng có những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện 3 tại chỗ, lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn… Do đó, cần sớm xem xét tăng lương tối thiểu cho người lao động, động viên người lao động vượt qua khó khăn.

Ông Thắng cũng cho biết, hiện Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội đang chỉ đạo các công đoàn cơ sở căn cứ vào tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đàm phán, thương lượng với chủ doanh nghiệp để tăng tiền lương tại cơ sở, ít nhất cũng đảm bảo bù được trượt giá trong bối cảnh hiện nay.

“Chúng tôi đang khảo sát, nắm bắt về tình hình lương, thưởng Tết, nhìn chung mức thưởng Tết sẽ thấp hơn năm ngoái, số doanh nghiệp có mức tăng rất ít”, ông Thắng cho hay. Từ thực tế trên, ông Thắng cho rằng, nếu doanh nghiệp có chính sách chăm lo tốt việc làm, đời sống, thu nhập, đặc biệt là phúc lợi cho người lao động sẽ giữ chân được họ, bởi hiện nay người lao động có nhiều sự lựa chọn, đôi khi chỉ hơn thiệt 100.000 đồng cũng đủ để người lao động cân nhắc chuyển việc.

Yêu cầu về tăng lương tối thiểu càng trở nên cấp thiết

Với mong muốn chuyển tải đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của người lao động tới Hội đồng tiền lương quốc gia, Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với ILO tổ chức Hội nghị về tiền lương của người lao động trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Hội nghị cũng nhằm xác định mức lương tối thiểu đủ sống và mức sống tối thiểu của người lao động, để đề xuất phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2022.

Nhận định những tác động của tăng lương tối thiểu đến việc làm và năng suất lao động ở Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Việt Cường - Thành viên Hội đồng tiền lương Quốc gia cho rằng, tăng lương tối thiểu giúp tăng tiền lương bình quân của người lao động có mức lương thấp. Khi mức lương tối thiểu tăng lên sẽ làm tăng tỷ lệ người lao động nhận lương dưới mức tối thiểu. Vì vậy, cần có những biện pháp để đảm bảo việc tuân thủ mức lương tối thiểu. Đặc biệt, người lao động lương thấp cần được hỗ trợ trong đại dịch Covid-19.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia nhấn mạnh, 2 năm qua, chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên việc đàm phán, thương lượng tiền lương tối thiểu đã không được thực hiện. Việc 2 năm qua chưa được tăng lương tối thiểu, cộng với những tác động tiêu cực từ dịch bệnh khiến đời sống người lao động vốn đã khó khăn, càng thêm chồng chất những khó khăn. Do đó, yêu cầu về tăng lương tối thiểu càng trở nên cấp thiết và không để lỗi hẹn với sự mong chờ của người lao động.

Theo ông Hiểu, hiện nay, với việc thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, hầu hết các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động bình thường. Bên cạnh các doanh nghiệp khó khăn, cũng có một bộ phận doanh nghiệp phát triển tốt, có doanh nghiệp đột phá về doanh thu, lợi nhuận do cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong bối cảnh dịch bệnh.

“Doanh nghiệp phải coi tăng lương là đầu tư, hãy chia sẻ khó khăn với người lao động, chấp nhận ít lợi nhuận, không lợi nhuận, thậm chí có thể lỗ ngắn hạn vì người lao động, vì người lao động không thể thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu các điều kiện phục vụ nhu cầu tối thiểu của sinh hoạt đời sống hàng ngày”, ông Ngọ Duy Hiểu khẳng định.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng cho biết, bên cạnh vấn đề tăng lương tối thiểu, Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục chỉ đạo công đoàn cơ sở đẩy mạnh thương lượng với người sử dụng lao động về tiền lương, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động ngày một tốt hơn./.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hành trình từ người lính năm xưa đến ngọn lửa trách nhiệm giữa đời thường

Hành trình từ người lính năm xưa đến ngọn lửa trách nhiệm giữa đời thường

Gần 60 năm kể từ ngày rời ghế nhà trường lên đường nhập ngũ, cựu chiến binh Đinh Văn Tòng (Tổ dân phố số 7, phường Long Biên) vẫn không ngơi nghỉ. Ông vẫn miệt mài góp sức cho cộng đồng, giữ trọn vẹn phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong đời sống thường nhật. Với ông, cống hiến không chỉ gói gọn trong chiến tranh, mà là hành trình không ngừng của sự xây dựng, kết nối, truyền cảm hứng sống đẹp và lòng yêu nước cho thế hệ mai sau.
Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 18/7 đến ngày 25/7), toàn Thành phố ghi nhận 72 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 38/126 phường, xã; tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Cảm động tấm lòng người dân muôn nơi hướng về vùng lũ Nghệ An

Cảm động tấm lòng người dân muôn nơi hướng về vùng lũ Nghệ An

Các xã miền Tây Nghệ An tan hoang sau cơn lũ lớn, ba ngày qua, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người dân muôn nơi đã nhanh chóng đóng góp hỗ trợ và trực tiếp lên các bản làng để thăm hỏi, giúp sức cho bà con.
Hội Nông dân Thành phố thăm, tặng quà các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam

Hội Nông dân Thành phố thăm, tặng quà các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam

Chiều 26/7, Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức đoàn công tác đến thăm, tặng quà tại Trung tâm Chăm sóc, Nuôi dưỡng và Điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Hải Hoa - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, Chủ tịch Hội Nông dân Thành phố làm Trưởng đoàn.
Khẳng định vai trò chính quyền gần dân qua chuỗi hoạt động tri ân dịp 27/7

Khẳng định vai trò chính quyền gần dân qua chuỗi hoạt động tri ân dịp 27/7

Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ trong bối cảnh thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp, xã Thượng Phúc đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân thiết thực, thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền đối với người có công, lan tỏa hình ảnh chính quyền gần dân, vì dân.
Liverpool thất bại 2-4 trước AC Milan: Báo động đỏ cho hàng thủ dưới thời Arne Slot

Liverpool thất bại 2-4 trước AC Milan: Báo động đỏ cho hàng thủ dưới thời Arne Slot

Trận giao hữu giữa Liverpool và AC Milan tại châu Á khép lại với kết quả đáng thất vọng cho đội bóng đến từ nước Anh. Mặc dù sở hữu thời lượng kiểm soát bóng vượt trội và tạo ra nhiều tình huống tấn công nguy hiểm, “Lữ đoàn đỏ” lại bộc lộ hàng loạt điểm yếu nơi hàng phòng ngự, để rồi phải nhận thất bại 2-4 trước một AC Milan chơi phản công cực kỳ hiệu quả.
Việt Nam giành ngôi Á quân Giải cầu mây thế giới 2025: Cột mốc lịch sử đáng tự hào

Việt Nam giành ngôi Á quân Giải cầu mây thế giới 2025: Cột mốc lịch sử đáng tự hào

Đội tuyển cầu mây nữ Việt Nam đã chính thức khép lại hành trình ấn tượng tại Giải vô địch cầu mây thế giới 2025 với vị trí Á quân. Dù để thua chủ nhà Thái Lan 0-2 trong trận chung kết nội dung đồng đội nữ, đây vẫn là cột mốc lịch sử mang tính đột phá của thể thao Việt Nam trên đấu trường thế giới.

Tin khác

Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được tăng lương tối thiểu

Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được tăng lương tối thiểu

Từ năm 2026, Hàn Quốc sẽ áp dụng mức lương tối thiểu tăng thêm 2,9% cho người lao động. Như vậy, lương của lao động Việt Nam đang làm việc tại quốc gia này cũng được tăng theo…
Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Trong số 26 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức ngày 21/7 có 18 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ, chiếm tỷ lệ cao nhất: 69,2%.
Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thị trường lao động Hà Nội trong tháng 7/2025 tăng trưởng ổn định nhờ sự tăng trưởng tích cực của các nhóm ngành dịch vụ, du lịch lữ hành, đầu tư công và FDI. Dự báo một số ngành sẽ có nhu cầu nhân lực cao như dịch vụ du lịch, lữ hành, y tế - chăm sóc sức khỏe, công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại dịch vụ.
Giăng “bẫy” việc làm, mặt tối của thị trường lao động số

Giăng “bẫy” việc làm, mặt tối của thị trường lao động số

Gần đây, trên các nhóm chia sẻ việc làm qua TikTok, Facebook, Zalo,... liên tục xuất hiện tin tuyển dụng hấp dẫn. Nhiều sinh viên và lao động phổ thông rơi vào “bẫy” việc làm tinh vi trên mạng xã hội chỉ sau vài cú nhấp chuột.
Tạo việc làm cho người lao động để giữ nhịp tăng trưởng

Tạo việc làm cho người lao động để giữ nhịp tăng trưởng

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm, qua đó giới thiệu và tạo cơ hội việc làm mới cho hàng chục nghìn người lao động (NLĐ) trên địa bàn.
Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh rằng lời kêu gọi chung chung "về nước đóng góp" sẽ không hiệu quả nếu thiếu những dự án. Bà kiến nghị cần có những cơ chế, đơn đặt hàng cụ thể.
Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Đối với người lao động, việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ giúp họ có thêm khoản chi tiêu, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, còn đối với doanh nghiệp, mặc dù có áp lực nhưng việc tăng lương cũng sẽ mang lại lợi ích thiết thực khi giữ được chân người lao động và góp phần thúc đẩy năng suất lao động. Chính bởi vậy, thông tin Hội đồng lương Quốc gia đã chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng với mức 7,2%, thực hiện từ 1/1/2026 đã thu hút sự quan tâm, chú ý của cả doanh nghiệp và người lao động, cả hai bên đều cho rằng đây là mức tăng hợp lý.
Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Với mục tiêu giúp người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội có cơ hội tìm hiểu, lựa chọn việc làm phù hợp, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với lãnh đạo 5 Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh: Ninh Bình, Thái Nguyên, Quảng Bình, Cao Bằng và Lạng Sơn tổ chức Phiên giao dịch việc làm theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, qua đó kết nối hiệu quả cung - cầu lao động.
Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức năm 2025.
Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Luật Việc làm năm 2025 đã đưa vào một nội dung quan trọng về đăng ký lao động. Theo đó, tất cả lao động Việt Nam từ 16 tuổi trở lên đều được đăng ký gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đây là nền tảng xây dựng cơ sở dữ liệu lao động quốc gia.
Xem thêm
Phiên bản di động