-->

Nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nữ làm chủ

Trong xu thế hội nhập sâu rộng hiện nay, việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua thương mại điện tử là một yêu cầu cấp thiết. Các cam kết về thương mại điện tử được quy định trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) mở ra nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nữ làm chủ mở rộng thị trường, nâng cao năng lực xuất khẩu và gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Định hình tư duy "người dân và doanh nghiệp là khách hàng” trong giải quyết thủ tục hành chính 562 doanh nghiệp đạt chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2025

Nâng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nữ làm chủ

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2024, phụ nữ hiện làm chủ hơn 100.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, chiếm 20% tổng số doanh nghiệp; 51% doanh nghiệp Việt Nam có phụ nữ trong cơ cấu chủ sở hữu, cao hơn so với các quốc gia khác. Bên cạnh những nữ doanh nhân thành đạt, sự phát triển mạnh mẽ của chuyển đổi số và kinh tế sáng tạo đang mở ra cơ hội mới cho phụ nữ tiếp cận thị trường, mở ra cơ hội kinh doanh toàn cầu mà không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian. Các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada, Amazon đã giúp không ít nữ doanh nhân khởi nghiệp thành công mà không cần đầu tư mặt bằng hay hệ thống phân phối truyền thống.

Tuy nhiên, đây chỉ là “bề nổi” trong “tảng băng chìm” trong cơ cấu phát triển của các nữ doanh nhân, thực tế, nhiều doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc ứng dụng kinh tế số, ứng dụng các nền tảng thương mại điện tử để tiếp cận thị trường, tiếp cận người tiêu dùng số. Theo đánh giá của các chuyên gia, nguyên nhân của thực trạng này phần lớn là do hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn, thị trường; thiếu hụt các mạng lưới hỗ trợ kinh doanh cho phụ nữ; ít các chương trình đào tạo và cơ hội cố vấn để trau dồi kỹ năng cho doanh nhân nữ; gánh nặng của công việc chăm sóc gia đình và định kiến về khả năng kinh doanh của phụ nữ vẫn còn tồn tại.

Nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nữ làm chủ
Tạo trợ lực cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ nắm bắt cơ hội mới qua các nền tảng thương mại điện tử (Ảnh minh họa).

Để giúp các nữ doanh nhân nâng cao kiến thức, kinh nghiệm và nắm bắt được những cơ hội mới thông qua thương mại điện tử, đặc biệt là những cơ hội xuất khẩu trực tuyến vào thị trường châu Âu (EU), ngày 18/3 vừa qua, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Chương trình SheTrades của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC SheTrades) tổ chức khóa đào tạo trực tuyến “Xúc tiến xuất khẩu trực tuyến sang thị trường EU thông qua sàn thương mại điện tử cho doanh nghiệp nữ tại Việt Nam”.

Tham gia khóa đào tạo, các nữ doanh nhân đã được chia sẻ về tổng quan thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới và quy định xuất khẩu, thủ tục hải quan, cũng như tiềm năng của thị trường EU đối với doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, các nữ doanh nhân cũng sẽ được đào tạo, hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả các nền tảng thương mại điện tử để tối ưu hóa gian hàng trực tuyến; kỹ năng xử lý thư hỏi hàng, quản lý RFQ (Yêu cầu báo giá) và sử dụng cổng thanh toán Trade Assurance; xây dựng chiến lược tiếp thị thương mại điện tử, tiếp cận khách hàng tại thị trường EU.

Ông Nguyễn Thành Dương - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin và Chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, cho biết, sau khi khởi động dự án, các chương trình đào tạo chuyên sâu sẽ tiếp tục được triển khai. Đặc biệt, một gói hỗ trợ miễn phí sẽ được dành cho 32 doanh nghiệp nữ làm chủ để tham gia nền tảng Alibaba trong vòng một năm. Hiện tại, quá trình xét duyệt và hoàn tất thủ tục với SheTrades đang được tiến hành, dự kiến đến cuối tháng 4 sẽ công bố danh sách các doanh nghiệp được chọn.

Thông qua khóa đào tạo, các doanh nghiệp không chỉ có cơ hội tiếp cận với nền tảng thương mại điện tử mà còn được hướng dẫn cụ thể về cách thức vận hành, tiếp cận khách hàng và tối ưu hóa chiến lược xuất khẩu. Đây sẽ là một bước đi quan trọng để các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tối đa lợi thế của mình, gia tăng sự hiện diện trên thị trường quốc tế và khẳng định vị thế trên bản đồ thương mại toàn cầu.

Nắm bắt các cơ hội mới từ thương mại điện tử

EU là một trong những thị trường đối tác lớn nhất của Việt Nam. Hiện nay, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU rất đa dạng, từ nông sản, thực phẩm chế biến đến các mặt hàng công nghiệp và dệt may. Một số sản phẩm chủ lực có thể kể đến như máy vi tính, sản phẩm điện tử, điện thoại và linh kiện, với kim ngạch xuất khẩu hàng chục tỷ USD mỗi năm. Đối với lĩnh vực dệt may và giày dép, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia xuất khẩu lớn nhất vào EU, tập trung chủ yếu vào thị trường Đức, Pháp và Tây Ban Nha. Bên cạnh đó, EU cũng là thị trường tiêu thụ nông sản quan trọng của Việt Nam. Cà phê Việt Nam hiện chiếm khoảng 16% tổng thị phần tại khu vực này, trong khi các mặt hàng như hạt điều, gạo và trái cây nhiệt đới cũng có nhu cầu cao. Đối với thủy sản, cá tra và tôm đông lạnh là hai sản phẩm xuất khẩu chính, với các thị trường tiêu thụ lớn như Hà Lan, Đức và Bỉ.

Tại phiên đào tạo, các doanh nghiệp tham dự đã chia sẻ những thay đổi của doanh nghiệp khi chú trọng bình đẳng giới, những bài học thực tiễn đưa các doanh nghiệp do nữ làm chủ tiếp cận và tham gia các chuỗi cung ứng hàng hóa. Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng đặt ra các câu hỏi liên quan đến tiềm năng, tính cạnh tranh của sản phẩm, cũng như các chính sách của các nền tảng thương mại điện tử để tiêu thụ hàng hoá tại thị trường EU. Cụ thể, đại diện hộ kinh doanh Yến sào và Mật hoa thốt nốt Chân Phương bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề đăng ký mã số quản lý cơ sở thực phẩm và khai báo xuất nhập khẩu tại thị trường châu Âu?

Về những thắc mắc của doanh nghiệp, tại khóa học, các diễn giả đã đưa ra các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đáp ứng các quy định xuất khẩu, thủ tục hải quan, các chính sách, chương trình tăng cường khả năng tiếp cận thị trường EU... Bên cạnh đó, các nữ doanh nhân cũng được đào tạo, hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả các nền tảng thương mại điện tử; xây dựng chiến lược tiếp thị thương mại điện tử, tiếp cận khách hàng tại thị trường EU.

Có thể thấy, thông qua khóa đào tạo lần này, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ không chỉ có cơ hội tiếp cận với nền tảng thương mại điện tử, mà còn được hướng dẫn cụ thể về cách thức vận hành, tiếp cận khách hàng và tối ưu hóa chiến lược xuất khẩu. Đây sẽ là một bước đi quan trọng để các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ nói riêng tận dụng tối đa lợi thế của mình, gia tăng sức cạnh tranh và sự hiện diện trên thị trường quốc tế và khẳng định vị thế trên bản đồ thương mại toàn cầu.

Đỗ Đạt

Nên xem

Cựu sinh viên kiện Đại học Kinh tế Quốc dân vì "học xong 30 năm mới được cấp bằng"

Cựu sinh viên kiện Đại học Kinh tế Quốc dân vì "học xong 30 năm mới được cấp bằng"

Ngày 6/5, Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) mở phiên sơ thẩm xét xử vụ kiện dân sự về yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nguyên đơn là ông Dương Thế Hảo (66 tuổi, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) khởi kiện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, yêu cầu bồi thường số tiền hơn 43 tỷ đồng.
Lãnh đạo quận Tây Hồ thăm, tặng quà người có công

Lãnh đạo quận Tây Hồ thăm, tặng quà người có công

Ngày 6/5, lãnh đạo quận Tây Hồ đã đến thăm, tặng quà các đối tượng hưởng chính sách người có công trên địa bàn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Công đoàn Công ty Cổ phần FECON: Đồng hành cùng người lao động trong Tháng Công nhân 2025

Công đoàn Công ty Cổ phần FECON: Đồng hành cùng người lao động trong Tháng Công nhân 2025

Hưởng ứng lời phát động của Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận, Công đoàn Công ty Cổ phần FECON đã cam kết triển khai nhiều hoạt động thiết thực trong Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động.
Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Chiều 6/5, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Gặp mặt các không gian văn hóa sáng tạo độc lập, tư nhân và công lập với sự tham gia của đại diện các quận, huyện, các trường đại học, viện nghiên cứu, và các cơ quan văn hóa nước ngoài tại Hà Nội.
Cần bổ sung hành vi bị cấm trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Cần bổ sung hành vi bị cấm trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm hành vi cấm khai thác, tiết lộ, sử dụng sai mục đích thông tin bí mật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Bởi vì có một số đối tượng không có phận sự, trách nhiệm nắm giữ thông tin nhưng bằng cách nào đó cố tình khai thác người nắm giữ thông tin hoặc truy cập thiết bị nhằm nắm giữ các thông tin bí mật để tiết lộ, mua bán tin tức.
Xe buýt cần thay đổi thế nào để tăng sức hấp dẫn?

Xe buýt cần thay đổi thế nào để tăng sức hấp dẫn?

Những năm gần đây, Hà Nội đã không ngừng nỗ lực mở rộng mạng lưới xe buýt, đầu tư đổi mới phương tiện và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, điều hành. Mục tiêu là để nâng cao chất lượng dịch vụ, giúp người dân tiếp cận xe buýt một cách thuận tiện và hiệu quả hơn. Tuy vậy, để xe buýt trở thành lựa chọn cạnh tranh với phương tiện cá nhân vẫn là bài toán khó, khi phía trước còn nhiều rào cản - trong đó, đáng kể nhất chính là thói quen và tư duy sử dụng phương tiện của người dân.
Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè

Thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo trật tự, văn minh và mỹ quan đô thị trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn diễn ra, gây bức xúc dư luận. Và câu hỏi đặt ra: Ban chỉ đạo 197 phường Dương Nội quên mất nhiệm vụ của mình hay sao mà để tình trạng này diễn ra triền miên như vậy?

Tin khác

Năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ đăng ký doanh nghiệp mới

Năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ đăng ký doanh nghiệp mới

Trong quý 1/2025 có 36.400 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 1,2 lần so với các giai đoạn trước đó. Đặc biệt, vốn doanh nghiệp thành lập mới tăng cao, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2024. Qua đó, có thể thấy rằng năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
Hải Phòng vươn lên dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Hải Phòng vươn lên dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Ngày 6/5, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024. Trong đó, Hải Phòng lần đầu tiên vươn lên dẫn đầu cả nước. Đáng chú ý, nằm trong “top” cao còn có Quảng Ninh, Long An, Bắc Giang và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Từ hôm nay, Bộ Công Thương là đầu mối cấp C/O cho doanh nghiệp

Từ hôm nay, Bộ Công Thương là đầu mối cấp C/O cho doanh nghiệp

Từ hôm nay (5/5), Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.
UDIC được vinh danh Top 10 nhà thầu uy tín năm 2025

UDIC được vinh danh Top 10 nhà thầu uy tín năm 2025

Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC - Công ty TNHH MTV (UDIC) vừa được vinh danh Top 10 nhà thầu uy tín năm 2025.
Tưng bừng Ngày hội sáng tạo Rạng Đông Techday 11

Tưng bừng Ngày hội sáng tạo Rạng Đông Techday 11

Nhân kỷ niệm 61 năm Ngày Bác Hồ về thăm Nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông (28/4/1964 - 28/4/2025), ngày 26/4, Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông tổ chức Ngày hội sáng tạo Rạng Đông Techday 11 với chủ đề “Rạng Đông trong kỷ nguyên vươn mình bứt phá”.
Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030

Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chiều ngày 22 và sáng 23/4/2025, Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh tổ chức Đại hội Đảng bộ khoá XIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt 7.236 tỷ, Techcombank tiếp tục khẳng định năng lực nội tại bền vững

Lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt 7.236 tỷ, Techcombank tiếp tục khẳng định năng lực nội tại bền vững

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục tiềm ẩn nhiều biến động, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) vẫn giữ vững được vị thế dẫn đầu nhờ kết quả kinh doanh ổn định và định hướng chiến lược rõ ràng.
“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Việt Nam đang sở hữu các điều kiện thuận lợi hiếm có để trở thành điểm đến chiến lược trong làn sóng vốn tư nhân khu vực châu Á - Thái Bình Dương...
Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Áp lực bồi thường bảo hiểm cộng với chi phí vận hành ở mức cao khiến lực đỡ từ lợi nhuận tài chính không đủ sức giúp Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam thoát khỏi tình trạng thua lỗ liên tiếp. Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 cho thấy doanh nghiệp tiếp tục lỗ sau thuế gần 870 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế lên hơn 6.300 tỷ đồng, chiếm hơn 30% tổng nguồn vốn.
Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Để có thể bứt phá vào năm 2025, việc cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là "chìa khóa" then chốt.
Xem thêm
Phiên bản di động