-->

Cựu sinh viên kiện Đại học Kinh tế Quốc dân vì "học xong 30 năm mới được cấp bằng"

Ngày 6/5, Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) mở phiên sơ thẩm xét xử vụ kiện dân sự về yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nguyên đơn là ông Dương Thế Hảo (66 tuổi, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) khởi kiện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, yêu cầu bồi thường số tiền hơn 43 tỷ đồng.
Xét xử phúc thẩm giai đoạn 2 đối với Trương Mỹ Lan và đồng phạm Thủ tướng yêu cầu khẩn trương truy tố, xét xử vụ buôn ma túy ở Quảng Ninh để răn đe Nhóm "quái xế" tông tử vong cô gái dừng chờ đèn đỏ lĩnh án

Yêu cầu bồi thường 43 tỷ đồng

Trình bày tại phiên tòa, ông Dương Thế Hảo cho biết ông yêu cầu bồi thường hơn 43 tỷ đồng cho các tổn thất vật chất và tinh thần.

Ông Hảo cho biết bản thân từng là quân nhân phục vụ quân chủng không quân. Sau khi xuất ngũ, ông thi đậu và nhập học tại Đại học Kinh tế Quốc dân.

Năm 1989, ông hoàn thành tất cả môn học và vượt qua kỳ thi tốt nghiệp với số điểm đạt trở lên, nhận được giấy xác nhận đã thi tốt nghiệp và đợi cấp bằng.

Nhưng sau đó, ông Hảo không được cấp bằng Đại học, không được trả lại hồ sơ cá nhân bao gồm bằng tốt nghiệp cấp 3, học bạ cấp 3, giấy khai sinh, lý lịch quân nhân, quyết định xuất ngũ…, tất cả đều là bản chính.

Cựu sinh viên kiện Đại học Kinh tế Quốc dân vì
Ông Dương Thế Hảo tại phiên tòa. (Ảnh: T.N)

Ông Hảo trình bày việc trường giữ bằng Đại học, không trả hồ sơ cá nhân gây ra thiệt hại cả về vật chất, tinh thần. Bản thân ông Hảo mất cơ hội việc làm khi không có bằng đại học, mất thu nhập tiền lương, mất thu nhập ngoài lương.

Ngoài ra, ông Hảo cũng bị ảnh hưởng quyền lợi khác như quyền xác định nơi cơ trú, không thể làm căn cước công dân, hộ chiếu, không thể kết hôn dẫn đến cuộc sống đảo lộn.

Ông Hảo không thể liên kết kinh doanh, không thể xuất ngoại du lịch, học tập, mở rộng thị trường, không thể bầu cử, ứng cử, tham gia tổ chức đảng đoàn, mất cơ hội phát triển bản thân.

Khi sinh con, ông Hảo không thể làm giấy khai sinh cho các con ở Hà Nội, con trai lớn phải gửi về quê nội khai sinh, con gái gửi về quê ngoại khai sinh. Các con ông không thể học tại trường công lập ở Hà Nội mà phải học trường tư với chi phí đắt đỏ.

Tìm thấy hồ sơ ở khe tủ

Tại phiên tòa, nói về yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, luật sư đại diện cho phía Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, ông Hảo kiện nhà trường không trả hồ sơ thì ở phiên tòa diễn ra vào năm 2019, nhà trường đã trả lại đủ hồ sơ cá nhân cho ông Hảo. Thời điểm đó, trường đã rất nỗ lực tìm lại hồ sơ của ông Hảo và cuối cùng đã tìm thấy “trong một khe tủ”.

Thời điểm sau khi nhận lại bằng, ông Hảo có quyền khởi kiện đòi bồi thường nhưng không thực hiện ngay, theo quy định, đến nay đã hết thời hiệu khởi kiện.

Theo đại diện nhà trường, ông Hảo tốt nghiệp năm 1989. Đến năm 2017, ông Hảo có thư xin nhận lại bằng và hồ sơ cá nhân. Sau khi nhận được thư này, ban giám hiệu đã phân công cán bộ phụ trách giải quyết yêu cầu của ông Hảo.

Sau khi tìm hồ sơ của ông Hảo không có kết quả, nhà trường đã ban hành văn bản gửi cho ông Hảo. Khi đó Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đưa ra giải pháp xác nhận tối đa tất cả thông tin liên quan của ông Hảo. Đến ngày 31/7/2019, trường mới tìm được hồ sơ của ông Hảo và đã trao trả cho ông tại phiên tòa mà ông Hảo khởi kiện đòi bằng tốt nghiệp.

Trình bày về lý do thất lạc hồ sơ của ông Hảo, đại diện Nhà trường cho rằng vì lý do khách quan, bất khả kháng khi qua nhiều năm, các lãnh đạo khoa đã nghỉ hưu, có người đã mất, Nhà trường có thời gian thay đổi trụ sở. Hành vi gây thiệt hại do lỗi khách quan, không có chuyện giữ bằng của ông Hảo trong nhiều năm.

Về sổ hộ khẩu, đại diện Nhà trường cho biết khi nhập học, ông Hảo chỉ tạm trú tại trường. Nhà trường không có thẩm quyền chuyển hộ khẩu nên nhà trường không giữ sổ hộ khẩu.

Về số tiền bồi thường 43 tỷ đồng, đại diện Nhà trường cho rằng không có căn cứ để chấp nhận vì trong trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, người khởi kiện phải chứng minh được hành vi gây thiệt hại, thiệt hại thực tế, mối quan hệ nhân quả của hành vi và thiệt hại.

Về lý do ông Hảo thi tốt nghiệp năm 1989 nhưng năm 1994 mới được cấp bằng Đại học, đại diện Nhà trường cho biết năm 1989 ông Hảo có thi nhưng vi phạm quy chế thi nên bị hoãn công nhận tốt nghiệp từ 1-2 năm.

Đến năm 1994, Nhà trường làm thủ tục xét tốt nghiệp cho 19 sinh viên thuộc diện hoãn tốt nghiệp. Có 18 người đã đến liên hệ làm thủ tục để nhận bằng, duy nhất ông Hảo chưa đến làm thủ tục. Đến năm 2017, ông Hảo mới có thư gửi Hiệu trưởng như đã nói trên.

Trình bày thêm về việc ông Hảo tốt nghiệp năm 1994 nhưng bằng lại được cấp năm 2019, Trưởng phòng Tổng hợp Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết năm 1994, phôi bằng Đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp. Khi sinh viên đến làm thủ tục, Nhà trường mới xin phôi bằng từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về, bằng Đại học không phải in sẵn. Do đó, vào năm 1994, chưa có bằng Đại học của ông Hảo.

Năm 2019, sau quá trình giải quyết tại Tòa án, Nhà trường tìm thấy quyết định xét tốt nghiệp năm 1994 và ra quyết định cấp bằng, in bằng và trao bằng Đại học cho ông Hảo tại phiên tòa.

Sau khi thẩm vấn hai bên, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa để phía bị đơn có thời gian làm rõ từng con số trong yêu cầu đòi bồi thường. Theo Hội đồng xét xử, còn một số chứng cứ chưa được làm rõ tại tòa, phiên tòa tạm dừng và Hội đồng xét xử sẽ có thông báo về thời gian mở lại phiên tòa sau.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Kazakhstan

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Kazakhstan

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, chiều 6/5 (theo giờ địa phương) tại Thủ đô Astana, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến Thủ tướng Kazakhstan Olzhas Bektenov.
Cựu sinh viên kiện Đại học Kinh tế Quốc dân vì "học xong 30 năm mới được cấp bằng"

Cựu sinh viên kiện Đại học Kinh tế Quốc dân vì "học xong 30 năm mới được cấp bằng"

Ngày 6/5, Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) mở phiên sơ thẩm xét xử vụ kiện dân sự về yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nguyên đơn là ông Dương Thế Hảo (66 tuổi, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) khởi kiện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, yêu cầu bồi thường số tiền hơn 43 tỷ đồng.
Lãnh đạo quận Tây Hồ thăm, tặng quà người có công

Lãnh đạo quận Tây Hồ thăm, tặng quà người có công

Ngày 6/5, lãnh đạo quận Tây Hồ đã đến thăm, tặng quà các đối tượng hưởng chính sách người có công trên địa bàn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Công đoàn Công ty Cổ phần FECON: Đồng hành cùng người lao động trong Tháng Công nhân 2025

Công đoàn Công ty Cổ phần FECON: Đồng hành cùng người lao động trong Tháng Công nhân 2025

Hưởng ứng lời phát động của Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận, Công đoàn Công ty Cổ phần FECON đã cam kết triển khai nhiều hoạt động thiết thực trong Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động.
Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Chiều 6/5, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Gặp mặt các không gian văn hóa sáng tạo độc lập, tư nhân và công lập với sự tham gia của đại diện các quận, huyện, các trường đại học, viện nghiên cứu, và các cơ quan văn hóa nước ngoài tại Hà Nội.
Cần bổ sung hành vi bị cấm trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Cần bổ sung hành vi bị cấm trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm hành vi cấm khai thác, tiết lộ, sử dụng sai mục đích thông tin bí mật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Bởi vì có một số đối tượng không có phận sự, trách nhiệm nắm giữ thông tin nhưng bằng cách nào đó cố tình khai thác người nắm giữ thông tin hoặc truy cập thiết bị nhằm nắm giữ các thông tin bí mật để tiết lộ, mua bán tin tức.
Xe buýt cần thay đổi thế nào để tăng sức hấp dẫn?

Xe buýt cần thay đổi thế nào để tăng sức hấp dẫn?

Những năm gần đây, Hà Nội đã không ngừng nỗ lực mở rộng mạng lưới xe buýt, đầu tư đổi mới phương tiện và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, điều hành. Mục tiêu là để nâng cao chất lượng dịch vụ, giúp người dân tiếp cận xe buýt một cách thuận tiện và hiệu quả hơn. Tuy vậy, để xe buýt trở thành lựa chọn cạnh tranh với phương tiện cá nhân vẫn là bài toán khó, khi phía trước còn nhiều rào cản - trong đó, đáng kể nhất chính là thói quen và tư duy sử dụng phương tiện của người dân.

Tin khác

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng lĩnh án 6 năm tù

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng lĩnh án 6 năm tù

Ngày 29/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phiên tòa xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 bị cáo khác trong vụ án sai phạm về điện mặt trời.
Nhận 1,5 tỷ đồng, vì sao cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương "thoát" tội Nhận hối lộ?

Nhận 1,5 tỷ đồng, vì sao cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương "thoát" tội Nhận hối lộ?

Luật sư Hoàng Văn Doãn, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội rằng, tại vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bộ Công Thương cần làm rõ thêm hành vi nhận tiền từ doanh nghiệp của cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, bởi có liên quan đến dấu hiệu của tội Nhận hối lộ.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương: Sai lầm của bản thân đã hủy hoại đi danh dự cá nhân, dòng họ

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương: Sai lầm của bản thân đã hủy hoại đi danh dự cá nhân, dòng họ

Được nói lời sau cùng trước Tòa, bị cáo Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương chua xót thừa nhận, sai lầm của bản thân đã xóa đi mọi công lao, đóng góp trong quá trình 40 năm công tác và đã hủy hoại danh dự cá nhân, dòng họ.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương nhiều lần nhận tiền của lãnh đạo Công ty Điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương nhiều lần nhận tiền của lãnh đạo Công ty Điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam

Ngày 24/4, phiên tòa xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng và 11 người khác tiếp tục với phần tranh luận. Trong phần đối đáp của mình, đại diện Viện Kiểm sát đã nhắc đến việc cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhận tổng cộng 1,5 tỷ đồng từ doanh nghiệp và được doanh nghiệp biếu rượu, yến sào... để ưu đãi chính sách.
Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH ĐMT Trung Nam - Thuận Nam nhiều lần đưa tiền mặt cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương

Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH ĐMT Trung Nam - Thuận Nam nhiều lần đưa tiền mặt cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương

Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân (KSND) tối cao cho thấy, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng khai nhận, ông Nguyễn Tâm Thịnh - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty TNHH ĐMT Trung Nam - Thuận Nam và nhân viên nhiều lần gửi "quà" cho Vượng bằng tiền mặt với tổng số tiền nhận được là 1,5 tỷ đồng.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng bị đề nghị mức án 6-7 năm tù

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng bị đề nghị mức án 6-7 năm tù

Trưa ngày 23/4, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã luận tội và đề nghị mức án đối với cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 bị cáo khác liên quan vụ án xảy ra tại Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực và một số tỉnh, thành.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng 11 bị cáo trong vụ án vi phạm tại Bộ Công Thương và một số tỉnh thành. Tại phiên tòa, bị cáo khai việc xây dựng dự thảo Quyết định số 13 mở rộng đối tượng được ưu đãi giá điện, song không vụ lợi.
Nhóm "quái xế" tông tử vong cô gái dừng chờ đèn đỏ lĩnh án

Nhóm "quái xế" tông tử vong cô gái dừng chờ đèn đỏ lĩnh án

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm (thành phố Hà Nội) mở phiên tòa xét xử 24 bị cáo trong vụ án gây tai nạn giao thông, khiến một cô gái tử vong khi dừng đèn đỏ ở đường Trần Hưng Đạo. Các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội danh "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" và "Gây rối trật tự công cộng".
Tuyên án các bị cáo trong vụ sai phạm tại Tổng Công ty Chè Việt Nam

Tuyên án các bị cáo trong vụ sai phạm tại Tổng Công ty Chè Việt Nam

Sáng 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án các bị cáo trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè Việt Nam.
Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Ngày 21/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 đồng phạm do sai phạm trong việc phê duyệt dự án điện mặt trời, gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hơn 1.043 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động