--> -->

Lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt 7.236 tỷ, Techcombank tiếp tục khẳng định năng lực nội tại bền vững

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục tiềm ẩn nhiều biến động, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) vẫn giữ vững được vị thế dẫn đầu nhờ kết quả kinh doanh ổn định và định hướng chiến lược rõ ràng.
Techcombank sẵn sàng dẫn dắt ngành Ngân hàng trong kỷ nguyên vươn mình Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt Techcombank tiên phong quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế

Với lợi nhuận trước thuế đạt 7.236 tỷ đồng - mức cao thứ hai từng ghi nhận trong quý đầu năm, Techcombank một lần nữa chứng minh năng lực thích ứng linh hoạt và sức mạnh nội tại bền vững, củng cố niềm tin cho nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Hiệu quả hoạt động tài chính ổn định giữa môi trường thách thức

Quý 1/2025, Techcombank ghi nhận tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 11.611 tỷ đồng, giảm 5,3% so với cùng kỳ - chủ yếu do nền so sánh cao từ quý 1/2024. Tuy nhiên, thu nhập lãi thuần (NII) vẫn duy trì ổn định ở mức 8.305 tỷ đồng, chỉ giảm nhẹ 2,3%. Biên lãi thuần (NIM) trượt 12 tháng được giữ ở mức 4,0% - phản ánh chiến lược điều tiết lãi suất và cơ cấu tài sản hiệu quả, và chi phí vốn duy trì ở mức cạnh tranh 3,4%.​​​​

Lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt 7.236 tỷ, Techcombank tiếp tục khẳng định năng lực nội tại bền vững

Điểm nhấn nổi bật trong kỳ là phí dịch vụ ngân hàng đầu tư (IB) đạt 1.084 tỷ đồng, tăng 44,4% so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng theo quý của dịch vụ IB đến từ cả việc ghi nhận chi phí tư vấn phát hành, cũng như từ các hoạt động IB khác, trong đó phải kể đến sự gia tăng phí quản lý quỹ của Techcom Capital.

Điều này phản ánh sự hồi phục niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường vốn (cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác) và sức hấp dẫn của các gói sản phẩm đầu tư đa dạng, được thiết kế phục vụ cho nhiều chiến lược khác nhau. Ngoài ra, thu nhập từ dịch vụ ngoại hối và bảo hiểm, lần lượt tăng 50,5% và 26,7% so với cùng kỳ năm trước, minh chứng cho nỗ lực đa dạng hóa nguồn thu ngoài lãi của Ngân hàng.

Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) giữ ở mức hợp lý 28,3%, bất chấp việc tiếp tục duy trìcác khoản đầu tư vào chuyển đổi số và marketing đầu năm. Chi phí dự phòng rủi ro giảm 10% giúp cải thiện chi phí tín dụng về mức 0,7%, góp phần hỗ trợ lợi nhuận sau thuế.

“Techcombank khởi động vào 2025 với kết quả kinh doanh quý khả quan, bám sát định hướng đã đưa ra của Ban lãnh đạo Ngân hàng. Lợi nhuận trước thuế đạt 7,2 nghìn tỷ đồng, mức cao thứ hai đạt được trong quý 1 trong lịch sử 32 năm của Ngân hàng, tiếp tục khẳng định xu hướng tăng trưởng dài hạn của chúng tôi. Ngân hàng đã mở rộng danh mục tín dụng của mình thêm khoảng 4% và duy trì biên lãi thuần cũng như tỷ lệ nợ xấu ở mức ổn định. Tỷ lệ CASA có nhiều dấu hiệu tăng tốc nhờ tác động tích cực đến từ việc đẩy mạnh triển khai Techcombank Sinh lời tự động 2.0, mặc dù có giảm nhẹ so với đầu năm nhưng chắc chắn sẽ tạo đà tăng trưởng cho các quý tiếp theo.

Chính sách thuế quan của Mỹ đã làm tăng thêm sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu. Nhưng chúng tôi cho rằng, đây cũng là cơ hội để Việt Nam tăng tốc đầu tư vào công nghệ, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Trong bối cảnh đó, sự đầu tư của chúng tôi vào dữ liệu, số hóa và nhân tài, cùng sự vững mạnh của mô hình kinh doanh được chứng minh qua các chu kỳ của thị trường và sức mạnh của bảng cân đối giúp chúng tôi sẵn sàng tăng tốc, dẫn đầu trong “Kỷ nguyên vươn mình” của Việt Nam”, ông Jens Lottner - Tổng Giám đốc Techcombank cho biết.

Chất lượng tài sản lành mạnh, CASA duy trì top đầu

Tính đến ngày 31/3/2025, tổng tài sản của Techcombank đạt gần 990 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ. Tín dụng tăng trưởng 3,84% so với đầu năm, đạt 665.300 tỷ đồng. Dư nợ cá nhân tăng 26,6% so với cùng kỳ, nổi bật là dư nợ ký quỹ phục hồi mạnh theo đà sôi động của thị trường chứng khoán. Dư nợ doanh nghiệp cũng tăng 13% nhờ sự phục hồi của các nhóm ngành tiện ích và viễn thông, bất động sản, logistics và hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).

Tỷ lệ nợ xấu (NPL) chỉ tăng nhẹ lên 1,23%, vẫn nằm trong ngưỡng kiểm soát, với tỷ lệ bao phủ nợ xấu duy trì cao trên 111%. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II đạt 15,3%, vượt xa yêu cầu tối thiểu 8%, thể hiện năng lực quản trị rủi ro và tiềm lực vốn mạnh mẽ.

Tiền gửi khách hàng tăng 21,9% so với cùng kỳ, đạt 569.855 tỷ đồng. Đặc biệt, tỷ lệ CASA đạt 39,4%, tiếp tục thuộc nhóm cao nhất ngành. Phiên bản Sinh lời tự động 2.0 cùng các gói đề xuất giá trị khách hàng (CVPs) hấp dẫn là động lực chính giúp CASA từ khách hàng cá nhân tăng mạnh, trong khi CASA doanh nghiệp sụt giảm nhẹ do yếu tố mùa vụ. Số dư CASA của phân khúc khách hàng cá nhân, bao gồm số dư Sinh lời tự động, tăng lên mức 151,8 nghìn tỷ đồng, so với 143,9 nghìn tỷ đồng cuối năm ngoái.

Đáng chú ý, số lượng giao dịch điện tử của khách hàng cá nhân trong quý 1 đạt gần 886 triệu giao dịch, với giá trị hơn 2,9 triệu tỷ đồng - lần lượt tăng 30% và 10% so với cùng kỳ. Techcombank tiếp tục dẫn đầu với thị phần giao dịch NAPAS thậm chí tiếp tục tăng trong quý 1, cụ thể chiều phát hành (17,6%) và chiều thanh toán (16,4%), thể hiện ưu thế trong cuộc đua số hóa ngành ngân hàng.

TCBS tiếp tục đóng góp tích cực, củng cố hệ sinh thái tài chính

Công ty con TCBS ghi nhận lợi nhuận trước thuế 1.310 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ. TCBS giữ vững vị trí top 3 môi giới cổ phiếu trên HOSE và top 2 trên HNX. Trong quý 1, TCBS tư vấn phát hành 7.000 tỷ đồng trái phiếu (chiếm 57% thị phần không bao gồm trái phiếu ngân hàng) và phân phối hơn 20.300 tỷ đồng trái phiếu.

Khoản vay hợp vốn 230 triệu USD từ 3 tổ chức tài chính quốc tế lớn - Standard Chartered, Cathay United Bank và SMBC - không chỉ khẳng định vị thế tài chính của TCBS mà còn là bằng chứng cho năng lực huy động vốn quốc tế vượt trội trong bối cảnh toàn ngành đang có nhiều biến động.

Trong quý 1/2025, Techcombank đã triển khai mô hình đại lý ngân hàng tại 45 điểm bán WinMart+ và ra mắt dịch vụ “Ngân hàng Gia đình và Bạn bè” - mở ra kênh tiếp cận khách hàng mới cũng như tăng tính gắn kết cộng đồng trong sử dụng sản phẩm tài chính. Đây là bước đi chiến lược trong việc hiện thực hóa mục tiêu phân phối đa kênh và khai thác tối đa tiềm năng từ các hệ sinh thái hợp tác.

Dịch vụ này cho phép các nhóm khách hàng chia sẻ ưu đãi, tiết kiệm thời gian giao dịch và tối ưu hóa lợi ích - một hình thức cá nhân hóa tài chính phù hợp xu thế tiêu dùng hiện đại.

Mục tiêu tăng trưởng hai chữ số trong năm 2025

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên sắp tới, Techcombank sẽ trình các mục tiêu tài chính đầy tham vọng: dư nợ tín dụng đạt 745.738 tỷ đồng (tăng 16,4%), lợi nhuận trước thuế đạt 31.500 tỷ đồng (tăng 14,4%) và tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được kiểm soát dưới 1,5%.

Những con số này phản ánh niềm tin của Ban lãnh đạo vào triển vọng phục hồi của nền kinh tế và vai trò tiên phong của Techcombank trong ứng dụng AI, GenAI, và các công nghệ khác, cũng như tăng trưởng xanh để thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Bên cạnh đó, Techcombank tiếp tục được vinh danh là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” và “Ngân hàng bền vững nhất” bởi các tổ chức uy tín như Global Finance và FinanceAsia. Giải thưởng “Best Private Bank” do Euromoney trao và “Ngân hàng số tốt nhất Việt Nam” do The Asset Triple A trao là minh chứng cho chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm, cùng với nền tảng công nghệ dẫn đầu.

Phương Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Học sinh lớp 12 bước vào giai đoạn “nước rút” cho kỳ thi THPT Quốc gia

Học sinh lớp 12 bước vào giai đoạn “nước rút” cho kỳ thi THPT Quốc gia

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang đến rất gần. Hơn 1 triệu học sinh lớp 12 trên cả nước đang bước vào giai đoạn “chạy nước rút” để chuẩn bị cho kỳ thi có nhiều đổi mới. Những thay đổi này mang theo nhiều kỳ vọng cải cách, nhưng đồng thời cũng có cả những áp lực đối với học sinh, giáo viên và nhà trường. Chúng ta sẽ cùng lắng nghe chia sẻ của học sinh lớp 12, giáo viên và đại diện nhà trường để hiểu rõ hơn về tâm thế, sự chuẩn bị và kỳ vọng trước kỳ thi bước ngoặt này.
Generali tài trợ 2,5 tỷ đồng cho dự án bảo vệ trẻ em

Generali tài trợ 2,5 tỷ đồng cho dự án bảo vệ trẻ em

Tập đoàn Generali vừa trao bảng chứng nhận tài trợ 2,5 tỷ đồng cho UNICEF, với mong muốn tiếp tục góp phần tạo nên những tác động tích cực nhằm hỗ trợ trẻ em và các gia đình sống trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương tại Việt Nam.
Hà Nội phê duyệt phương án hộ đê và bảo vệ trọng điểm xung yếu năm 2925

Hà Nội phê duyệt phương án hộ đê và bảo vệ trọng điểm xung yếu năm 2925

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án hộ đê và bảo vệ trọng điểm xung yếu phòng, chống thiên tai năm 2025. Phương án do Sở Nông nghiệp và Môi trường xây dựng, tập trung xử lý 5 trọng điểm xung yếu cấp Thành phố, đảm bảo an toàn đê điều và giảm thiểu thiệt hại trong mùa mưa lũ.
Chăm lo, đảm bảo phúc lợi tốt hơn cho người lao động

Chăm lo, đảm bảo phúc lợi tốt hơn cho người lao động

Thời gian qua, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Biệt Thự Vàng (thuộc Liên đoàn Lao động quận Tây Hồ) đã triển khai hiệu quả công tác chăm lo đoàn viên, người lao động với những hoạt động thiết thực. Đoàn viên, người lao động trong Công ty ngày càng được hưởng phúc lợi tốt hơn.
Thủ tướng yêu cầu bổ sung chế tài xử lý người nổi tiếng lợi dụng uy tín quảng cáo sai sự thật

Thủ tướng yêu cầu bổ sung chế tài xử lý người nổi tiếng lợi dụng uy tín quảng cáo sai sự thật

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.
Đổi mới lề lối làm việc theo phương châm "Bộ máy tinh gọn - Dữ liệu kết nối - Quản trị hiện đại"

Đổi mới lề lối làm việc theo phương châm "Bộ máy tinh gọn - Dữ liệu kết nối - Quản trị hiện đại"

Sáng ngày 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo.
Khởi công dự án đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính

Khởi công dự án đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính

Tuyến đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính (đoạn nối từ đường trục phía Nam đến đường Hương Sơn - Tam Chúc) có chiều dài 12,5km. Dự án với tổng mức đầu tư 2.080 tỷ đồng, thời gian thi công 690 ngày. Công tác giải phóng mặt bằng được 2 huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa triển khai khẩn trương, đạt được kết quả tích cực, tạo điều kiện sẵn sàng để khởi công xây dựng.

Tin khác

Ngọc Ân - Mô hình kinh tế tư nhân nhân văn, chuyển đổi xanh bền vững

Ngọc Ân - Mô hình kinh tế tư nhân nhân văn, chuyển đổi xanh bền vững

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hướng tới phát triển bền vững và toàn diện, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý - Giáo dục Ngọc Ân (Trung tâm Ngọc Ân) không ngừng đổi mới, sáng tạo. Đây là phương thức hoạt động một mô hình doanh nghiệp điển hình kết hợp hài hòa giữa kinh tế và trách nhiệm xã hội, đồng thời là hình mẫu tiên phong trong chuyển đổi xanh và phát triển bền vững của Thủ đô Hà Nội.
Hưng Yên - mảnh đất hấp dẫn các nhà đầu tư Hàn Quốc

Hưng Yên - mảnh đất hấp dẫn các nhà đầu tư Hàn Quốc

Cùng với Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Yên thành một trong những địa phương được các nhà đầu tư Hàn Quốc chọn làm cứ điểm nhờ cơ chế chính sách minh bạch, kết cấu hạ tầng hiện đại, thuận lợi.
Bán hàng online cố tình không kê khai, nộp thuế sẽ bị điều tra

Bán hàng online cố tình không kê khai, nộp thuế sẽ bị điều tra

Cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số. Cục Thuế kêu gọi các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chấp hành đúng quy định của pháp luật về thuế.
Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Tiếp tục kỳ họp thứ 9, ngày 13/5 Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng, với đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế đến hết năm 2026.
Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Trong bối cảnh nông nghiệp hiện đại hóa, các doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân tại huyện Đan Phượng (Hà Nội) đang tích cực chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đã tạo ra cơ hội và động lực mạnh mẽ cho quá trình này.
Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.
Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.
Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Trước những biến động từ chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ, khu vực kinh tế tư nhân cần phát huy mạnh mẽ vai trò động lực tăng trưởng, không chỉ để thích ứng mà còn tạo bước bứt phá trong tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam theo hướng tự chủ, bền vững và ít phụ thuộc hơn vào các thị trường lớn.
Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân

Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế tư nhân được xác định là "động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân". Nghị quyết 68-NQ/TW được xem là bước ngoặt về tư duy phát triển, gỡ bỏ định kiến còn tồn tại với khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời mở ra những cam kết mới mạnh mẽ của Nhà nước trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp.
Năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ đăng ký doanh nghiệp mới

Năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ đăng ký doanh nghiệp mới

Trong quý 1/2025 có 36.400 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 1,2 lần so với các giai đoạn trước đó. Đặc biệt, vốn doanh nghiệp thành lập mới tăng cao, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2024. Qua đó, có thể thấy rằng năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
Xem thêm
Phiên bản di động