--> -->

Mưu sinh trong màn đêm

Màn đêm buông xuống, cư dân thành phố Hà Tĩnh đang chìm trong giấc ngủ, lúc này những người lao động tự do như bốc hàng, khuân vác, kéo xe… tại chợ đầu mối Bình Hương (xã Thạch Trung, thành phố Hà Tĩnh) trở nên náo nhiệt với những tiếng hô hào, nụ cười để xua tan cái lạnh đầu mùa đông. Đó là ghi nhận của phóng viên báo Lao động Thủ đô tại địa phương này.
Mưu sinh nơi phố thị Người lao động mưu sinh trong những ngày lạnh tê tái Người lao động mưu sinh trong nắng cháy Mưu sinh bằng xe 3 bánh, lao động nghèo lo sợ "cần câu cơm" bị "khai tử" Tâm sự của tiểu thương mưu sinh ngày cận Tết
Mưu sinh trong màn đêm
Cuộc sống mưu sinh vào ban đêm tại chợ đầu mối Bình Hương.

Nhọc nhằn nghề "cửu vạn"

Chợ đầu mối Bình Hương rộn ràng từ lúc nửa đêm, nhất là vào những ngày chợ tuần, với những lao động chân tay nhận khuân vác, vận chuyển hàng hóa bắt đầu một ngày làm việc từ 23h tới sáng ngày hôm sau.

Ghi nhận tại sân chợ đầu mối Bình Hương vào tối 30/10, tôi được gặp các cô chú đang nghỉ tay uống nước. Tại đây, ông Tiến (52 tuổi, ở xã Thạch Hưng, thành phố Hà Tĩnh) kể: Nghề bốc vác lao động chân tay hay còn gọi là “cửu vạn” được xem là một nghề nặng nhọc, vất vả và bấp bênh nhất. Những người làm nghề này không chỉ gánh trên mình cơm áo gạo tiền hằng ngày, mà còn là người nuôi ước mơ cho con cái học hành đến nơi đến chốn.

Không chỉ riêng ông Tiến, dưới ánh đèn sáng lờ mờ tôi nhìn thấy một nhóm người phụ nữ vóc dáng nhỏ con, đang cố lấy đà đưa từng đơn hàng từ trên xe tải xuống đất, với trọng lượng thùng hàng khá nặng khiến chị phải khom lưng, lấy sức gồng để đơn hàng khỏi bị rơi tuột.

Chị Nguyễn Thị Yến một lao động quê xã Thạch Đài cho biết: "Ai làm nghề này là phải có một sức khỏe dẻo dai mới bám trụ được. Những phụ nữ làm nghề cửu vạn như tôi không ai bắt buộc, chúng tôi tự nguyện tìm nghề để nuôi sống gia đình. Mặc dù vất vả, nhưng có việc làm gần với gia đình, nhiều người chọn nghề bớt nhọc nhằn hơn, nhưng lại phải đi xa - vào Nam ra Bắc".

Mưu sinh trong màn đêm
Nghề "cửu vạn" tại chợ đầu mối Bình Hương được nhiều người lựa chọn để được làm việc gần nhà.

Anh Phan Tiến Mạnh nhà ở thành phố Hà Tĩnh, đang kinh doanh buôn bán tại chợ tỉnh chia sẻ: Công việc cửu vạn tại đây chủ yếu vào ban đêm lúc gần sáng, những người lao động tại đây không phân biệt giới tính nam hay nữ, miễn là có sức lao động. Vất vả nặng nhọc, đổ mồ hôi nước mắt vậy, mà mỗi đêm thu nhập nhiều nhất cũng chỉ kiếm được khoảng gần 400 nghìn đồng.

“Từ khi chợ đầu mối Bình Hương trở thành điểm cung cấp rau củ, quả cho các thương lái từ các vùng phụ cận. Đây là nơi mưu sinh của bao con người, bao gia đình, họ bắt đầu làm việc từ 23h đến rạng sáng ngày hôm sau. Từ lúc chợ chuyển về đây gia đình tôi phải thuê một người làm hợp đồng quanh năm với giá 10 triệu đồng/tháng, những dịp lễ, tết thì gia đình trả thêm lương cho họ” anh Mạnh cho biết thêm.

Theo quan sát của phóng viên, mỗi chiếc xe tải chở hàng cập bến sẽ đổ hết hàng sau khoảng 40 phút - 1 tiếng. Hỏi về cảnh chợ đêm như thế này anh Nguyễn Quốc Việt người dân sinh sống gần khu chợ cho biết: Ở đây các xe hàng thường cập bến khoảng 23h đêm, có những ngày về sớm thì khoảng 20h đã có xe về. Mỗi đêm có khoảng 10 lượt xe tải lớn nhỏ chở hàng về, mỗi lần dừng bỏ hàng chỉ dừng khoảng 40 phút đến 1 tiếng đồng hồ rồi lại đi, và công việc của những "cửu vạn" cứ lặp đi lặp lại như thế cho đến tận sáng hôm sau.

Chuyến xe trong đêm tối

"Nửa đêm ân ái cùng chồng. Nửa đêm về sáng gánh gồng ra đi", câu cửa miệng của dân buôn để nói rằng, những người lao động về đêm, đặc biệt là cánh lái xe khi có những chuyến hàng đó là thời cơ vàng trong những ngày mưa gió.

Trên khuôn mặt hốc hác, quầng mắt thâm đen vì thiếu ngủ. Đa phần là những người lái xe hàng đến và đi tại chợ đầu mối Bình Hương, họ là người vận chuyển nhiều mặt hàng thương phẩm như; rau cải, muống, bầu, bí và nhiều loại hoa quả từ các tình thành khác về đây để nhập.

Mưu sinh trong màn đêm
Tài xế lái xe tải chạy cung đường thường phải thức thâu đêm rất vất vả

Anh Hồ Duyên Hùng (quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) lái xe chở hàng từ Nghệ An vào cung cấp tại chợ đầu mối Bình Hương kể: Tôi nhận chở hàng từ Quỳnh Lưu vào chợ đầu mối này khoảng 2 năm nay, công việc của tôi bắt đầu từ 4h chiều ngày trước đến 3h sáng ngày hôm sau. Cụ thể, việc tôi phải làm là đóng hàng theo từng bao, chất lên xe đến giờ mới di chuyển vào đây. Việc lái xe qua đêm hầu như ai cũng mệt mỏi, nhưng vì đặc thù công việc nên phải cố gắng mưu sinh.

Tại khu chợ đầu mối Bình Hương cũng là nơi hoạt động của cánh xe ôm, xe thồ, xe kéo… họ thường được lái buôn và người dân lựa chọn vận chuyển đồ gia đình hoặc vận chuyển hàng vào các khu chợ cóc cung đường chật hẹp.

Ông Đoàn Văn Thuận (trú tại phường Hà Huy Tập), có thâm niên lái xe ba gác chia sẻ: Ngoài những đơn hàng ban ngày, thì đêm nào sức khỏe đảm bảo tôi lại ra chợ đêm để nhận chở hàng cho các lái buôn nhỏ lẻ về các chợ xép gần đây. Mùa mưa này thì công việc nhiều hơn mùa nắng, vì thời gian cuối năm các mặt hàng đều về nhiều hơn so với đầu năm. Với phương tiện xe thô sơ như chúng tôi chủ yếu vận chuyển hàng trong thành phố và các xã phụ cận.

Phía sau làn khói đêm đông

Thành phố Hà Tĩnh là nơi có nhiều trung tâm chữa bệnh, khu vui chơi, trường Đại học, Cao đẳng và các cụm công nghiệp. Nên lượng lao động, sinh viên, người thăm thân cũng như khách du lịch tập trung đông đảo. Từ đó nhiều người dân đã lựa chọn nghề bán thức ăn đêm để phục vụ cho thực khách mỗi khi họ ghé thành phố Hà Tĩnh.

Tại cung đường Hải Thượng Lãn Ông, bà Nguyễn Thị Tố Lan (52 tuổi, ở phường Bắc Hà, thành phố Hà Tĩnh) kể lại: Gia đình mở quán ăn đêm đến nay đã được 4 năm, mỗi ngày tôi soạn hàng từ 5h chiều và bày bán đến khoảng 12h đêm. Công việc thức đêm này cũng khó nhọc nhưng do độ tuổi quá sức lao động nên tôi mới lựa chọn bán hàng ăn đêm này.

Mưu sinh trong màn đêm
Lựa chọn nghề bán đồ ăn đêm là bất đắc dĩ

Không chỉ người quá độ tuổi lao động, giới trẻ địa phương khác cũng lựa chọn bán đồ ăn, uống… vào ban đêm tại thành phố với mong muốn có công việc kiếm thêm thu nhập. Chị Thu Thủy (quê ở huyện Thạch Hà) vào chợ đầu mối Bình Hương mở quán ăn đêm để phục vụ cho những lao động tự do và khách buôn bán từ thập phương về đây lập nghiệp chia sẻ: Công việc thức đêm khá mệt nhọc, nhưng cũng đem được niềm vui cho người dân, họ cần bổ sung năng lượng cho những giờ làm việc mệt mỏi, mặc dù là quán ăn đêm bình dân nhưng chúng tôi luôn quan tâm đến an toàn vệ sinh thực phẩm.

Anh Nguyễn Quang Chiến, lái xe chở hàng từ tỉnh Hải Dương vào chợ đầu mối Bình Hương chia sẻ: Mỗi lần chở hàng vào Hà Tĩnh tôi đều ghé quán chị Thủy để thưởng thức món ăn mì tôm trứng vịt lộn hoạc món cháo canh cá, món ăn này chỉ Hà Tĩnh mới có.

Với người lao động vào ban đêm, họ thường chập chờn trong giấc ngủ nên thường xuyên động viên nhau, đây cũng là thời điểm gần cuối năm nên mọi người đều hy vọng sẽ có nhiều công việc mang lại thu nhập chăm lo cuộc sống cho gia đình ấm no, hạnh phúc.

Nguyễn Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Sau trận mưa giông lớn trút xuống vào chiều 19/7, nhiều tuyến đường phố ở trung tâm Thủ đô ngổn ngang cây đổ, tôn bay. Công trường phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập bên hồ Gươm cũng bị ảnh hưởng. Trong ngày 20 và sáng ngày 21/7, các công nhân đã khẩn trương dọn dẹp, gia cố chắc chắn khu vực thi công để đảm bảo an toàn trước nguy cơ bão lũ.
Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc triển khai công tác phòng chống, ứng phó cơn bão số 3, bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thị trường lao động Hà Nội trong tháng 7/2025 tăng trưởng ổn định nhờ sự tăng trưởng tích cực của các nhóm ngành dịch vụ, du lịch lữ hành, đầu tư công và FDI. Dự báo một số ngành sẽ có nhu cầu nhân lực cao như dịch vụ du lịch, lữ hành, y tế - chăm sóc sức khỏe, công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại dịch vụ.
Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội đề ra mục tiêu phát triển nông thôn thông minh, bền vững. Để hiện thực hóa, cần cụ thể hóa mô hình chuyển đổi, cải cách đất đai và phát huy vai trò người dân, tạo đột phá cho Thủ đô.
Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Dưới tác động của cơn bão số 3 đang tiến gần đất liền, các địa phương ngoại thành Hà Nội đã và đang chủ động triển khai nhiều biện pháp ứng phó, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra. Với phương châm “4 tại chỗ”, chính quyền cơ sở tăng cường kiểm tra các khu vực xung yếu, sẵn sàng phương tiện, nhân lực, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng tránh thiên tai.
Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Ngày 21/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có Văn bản số 3022/SVHTT-QLDSVH gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, các đơn vị quản lý di tích, danh thắng tại Hà Nội về việc phòng chống thiên tai tại các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cả nước hiện còn hơn 8,6 triệu đoàn viên công đoàn

Cả nước hiện còn hơn 8,6 triệu đoàn viên công đoàn

Sau sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 60-NQ/TW đến ngày 15/7/2025, cả nước còn 8.642.169 đoàn viên công đoàn, giảm 3.665.175 đoàn viên, trong đó có 2.513.569 người thuộc đối tượng thôi là đoàn viên công đoàn, giảm khác là 1.151.606 đoàn viên.

Tin khác

Giăng “bẫy” việc làm, mặt tối của thị trường lao động số

Giăng “bẫy” việc làm, mặt tối của thị trường lao động số

Gần đây, trên các nhóm chia sẻ việc làm qua TikTok, Facebook, Zalo,... liên tục xuất hiện tin tuyển dụng hấp dẫn. Nhiều sinh viên và lao động phổ thông rơi vào “bẫy” việc làm tinh vi trên mạng xã hội chỉ sau vài cú nhấp chuột.
Tạo việc làm cho người lao động để giữ nhịp tăng trưởng

Tạo việc làm cho người lao động để giữ nhịp tăng trưởng

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm, qua đó giới thiệu và tạo cơ hội việc làm mới cho hàng chục nghìn người lao động (NLĐ) trên địa bàn.
Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh rằng lời kêu gọi chung chung "về nước đóng góp" sẽ không hiệu quả nếu thiếu những dự án. Bà kiến nghị cần có những cơ chế, đơn đặt hàng cụ thể.
Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Đối với người lao động, việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ giúp họ có thêm khoản chi tiêu, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, còn đối với doanh nghiệp, mặc dù có áp lực nhưng việc tăng lương cũng sẽ mang lại lợi ích thiết thực khi giữ được chân người lao động và góp phần thúc đẩy năng suất lao động. Chính bởi vậy, thông tin Hội đồng lương Quốc gia đã chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng với mức 7,2%, thực hiện từ 1/1/2026 đã thu hút sự quan tâm, chú ý của cả doanh nghiệp và người lao động, cả hai bên đều cho rằng đây là mức tăng hợp lý.
Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Với mục tiêu giúp người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội có cơ hội tìm hiểu, lựa chọn việc làm phù hợp, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với lãnh đạo 5 Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh: Ninh Bình, Thái Nguyên, Quảng Bình, Cao Bằng và Lạng Sơn tổ chức Phiên giao dịch việc làm theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, qua đó kết nối hiệu quả cung - cầu lao động.
Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức năm 2025.
Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Luật Việc làm năm 2025 đã đưa vào một nội dung quan trọng về đăng ký lao động. Theo đó, tất cả lao động Việt Nam từ 16 tuổi trở lên đều được đăng ký gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đây là nền tảng xây dựng cơ sở dữ liệu lao động quốc gia.
Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Sau khi nghỉ hưu, nhiều người cao tuổi có sức khỏe, khả năng và điều kiện vẫn mong muốn được tiếp tục đóng góp trí và lực cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận không nhỏ người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp xã hội có nhu cầu làm việc để tự nuôi sống bản thân. Những yếu tố này đòi hỏi Việt Nam cần có những chính sách phù hợp để tận dụng, phát huy nguồn lực người cao tuổi, bảo đảm quyền, chế độ cho họ đồng thời cũng để thích ứng với thời kỳ dân số già đang diễn ra mạnh mẽ.
6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 125.000 người lao động

6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 125.000 người lao động

Thông tin về công tác việc làm và an toàn lao động 6 tháng đầu năm 2025, Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2025, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 125.084 người lao động, đạt 74% kế hoạch năm 2025, tương ứng tăng 0,13% so với cùng kỳ năm 2024.
Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm

Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm

Từ 1/1/2026, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm. Đây là một trong những nội dung mới tại Luật Việc làm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động