Mưu sinh bằng xe 3 bánh, lao động nghèo lo sợ "cần câu cơm" bị "khai tử"
Gia tài của người thu nhập thấp
Đang loay hoay thu gom rác trong một con hẻm ở đường An Phú Đông 9 (phường An Phú Đông, quận 12), anh Nguyễn Văn Minh (28 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) không giấu được sự lo lắng khi được biết dư luận đang tranh cãi việc có nên “khai tử” xe thô sơ 3 bánh, 4 bánh – vốn là cần câu cơm của cả gia đình anh.
Anh Minh cho biết, công việc của anh mỗi ngày là đi thu gom rác của người dân, nhiều lúc phải đi vào nhiều con hẻm nhỏ mà xe ô tô không vào được, nhưng với lợi thế linh hoạt, nhỏ gọn của xe 3 bánh, anh dễ dàng luồn được vào những con hẻm đó để thu gom rác. Kể cả khi giãn cách xã hội, anh Minh vẫn có thể để rảo quanh những con hẻm thu gom rác cho người dân đang cách ly tại nhà.
Chia sẻ về nỗi lo trước nguy cơ bị “khai tử”, anh Minh cho biết: “Chiếc xe này rất quan trọng đối với gia đình tôi, nó là một tài sản rất quý giá của tôi. Nhờ nó mà tôi với nuôi sống được gia đình có 3 miệng ăn, trong lúc cách ly xã hội, tôi vẫn chạy đi gom rác được nên cũng không sợ bị đói. Bây giờ mà cấm thì tôi không biết phải kiếm nghề gì để sống”.
Anh Minh cùng chiếc xe 3 bánh của mình len lỏi vào từng ngõ hẻm thu gom rác của người dân. |
Anh Minh xem chiếc xe 3 bánh thường ngày dùng để thu gom rác chính là “người đồng nghiệp” đã gắn bó với anh nhiều năm nay. Nhờ có nó, mà bất kỳ con hẻm nhỏ nào cũng không làm khó được anh, mọi nẻo đường đều được anh “chinh phục” giúp rác thải được vận chuyển kịp thời đến nơi tập kết, tránh tình trạng dồn ứ trong thành phố.
Mỗi tháng như vậy, anh Minh cũng kiếm được hơn 5 triệu đồng, cộng thêm khi không đi gom rác anh lại nhận chở hàng, thu nhập tổng một tháng cũng trên dưới 10 triệu đồng chưa trừ các chi phí. Cuộc sống dù vất vả, nhưng với anh Minh như thế vẫn được xem là ổn định trong thời kỳ dịch Covid-19 bùng phát.
“Bây giờ mà nói đổi xe thì không phải đổi ngay được, vì có tiền đâu mà đổi. Với tôi cũng không muốn đổi qua xe khác, vì xe này vừa dễ di chuyển vào hẻm mà chi phí thấp. Chỉ cần chưa đầy 10 triệu là có rồi. Giờ chuyển qua xe khác thì đào đâu ra tiền…”, anh Minh bộc bạch.
Với dáng vẻ thon gọn, xe cơ giới 3 bánh dễ dàng vận chuyển vật liệu đến những con hẻm mà xe tải không vào được. |
Nghe được câu chuyện của anh Minh, bà Cao Thị Dân (58 tuổi) sống gần đó cũng đồng tình: “Nhà tôi ở trong hẻm xe ô tô vào không được, nên khi nào cần chuyển đồ hay mua vật liệu xây dựng là phải thuê xe 3 bánh. Giá vừa rẻ mà vừa đến được tận trước cửa nhà. Chứ mấy xe ô tô lớn phải đậu ngoài hẻm, mình phải thuê người đưa đồ vào tận nhà nữa”.
Khi được hỏi về vấn đề an toàn giao thông của xe 3 bánh, bà Dân cho rằng, việc an toàn giao thông hay không là do ý thức của người chạy, chứ bản thân cái xe không có tội gì cả. “Nếu mà gây tai nạn, thì xe tải hay container còn gây tai nạn hiều hơn mấy chiếc xe 3 bánh. Nên việc cấm là không cần thiết hoặc nếu cấm thì phải có phương tiện khác thay thế loại xe này”, bà Dân chia sẻ.
Muốn đổi cũng không được
Theo khảo sát, thực tế không phải là các tài xế xe 3 bánh không muốn nâng cấp lên các loại xe khác tốt hơn, đảm bảo an toàn hơn. Nhưng rào cản lớn nhất vẫn là tiền, vì chi phí để nâng cấp lên một chiếc xe tải nhỏ là rất lớn, nếu không muốn rằng nó bằng cả gia tài của những lao động nghèo. Vì vậy, nhiều người vẫn phải gắn bó với chiếc xe 3 bánh dù không ít lần bị Cảnh sát giao thông nhắc nhở, xử phạt.
Giữa tiếng ồn ào qua lại của những dòng xe giữa lòng thành phố Hồ Chí Minh, chị Hồ Thị Hồng (29 tuổi, quê Tiền Giang, ngụ quận 12) cùng chồng mình đậu chiếc xe 3 bánh sát lề đường gần cầu An Lộc (quận 12), chị Hồng vẫn ngồi trên xe, chồng thì ngồi phía dưới gần chiếc loa cầm tay không ngừng phát đi phát lại tiếng mời chào mua rau củ.
Vợ chồng chị Hồng cùng chiếc xe 3 bánh len lỏi đến từng con đường để bán nông sản mưu sinh. |
Khi thấy ánh mắt tò mò của phóng viên nhìn về chiếc xe 3 bánh cũ kỹ, vỏ xe bị bể gần hết lộ phần máy móc dính đầy bụi bên trong, chị Hồng liền tự hào cho biết: "Nhờ chiếc xe cũ đó mà cả gia đình chị mới sống được tới ngày hôm nay, nuôi được 3 đứa con ăn học đầy đủ, dù không có tiền dư nhưng mà được như vậy cũng là vui lắm rồi”.
Chị Hồng cho biết, cách đây khoảng 10 năm trước, cả hai vợ chồng phải đi vay mượn từ nhiều người để gom đủ 5 triệu làm một chiếc xe 3 bánh như ngày hôm nay. Từ đó, hai vợ chồng chị Hồng chạy xe chở hàng để vừa kiếm tiền lo cho con cái vừa có tiền trả nợ cho người ta. Mãi 1 năm sau, kể từ lúc có chiếc xe, chị Hồng mới tích góp được 5 triệu để trả nợ.
“Bữa nay chuyển qua bán hàng nông sản, cũng có lời hơn chở hàng hơn một chút. Có điều là hay bị người ta đuổi, nhất là nếu mình bán ở gần chợ thì hay bị bảo vệ ra đuổi lắm, lúc bị đuổi cả hai vợ chồng thu dọn đồ đạc leo lên xe chạy một mạch tới chỗ khác”, chia Hồng vui vẻ chia sẻ.
Dù không ít lần bị Cảnh sát giao thông nhắc nhở và khuyên nên kiếm chỗ nào bán cho ổn định tại các khu chợ, nhưng do chi phí thuê mặt bằng cao nên vợ chồng chị Hồng mới phải dùng xe 3 bánh để bán hàng. Chị Hồng cũng cho biết, trong thâm tâm chị vẫn muốn có một chiếc xe tốt hơn, an toàn hơn nhưng không có đủ tiền nên đành phải dùng chiếc xe này.
Thời điểm 2010, anh Đức mua chiếc xe 3 bánh với giá gần 100 triệu đồng. |
Cũng là một tài xế xe ba gác, anh Nguyễn Văn Đức (37 tuổi, quê Hưng Yên, ngụ quận Gò Vấp) cho biết: “Tôi cũng nghe người ta nói nhiều việc cấm xe 3 – 4 bánh tại thành phố Hồ Chí Minh rồi, nhưng mà cuộc sống mưu sinh thì vẫn phải dùng thôi. Tôi đang cố gắng tích trữ trong vòng vài năm nữa, có đủ tiền để mua một chiếc xe tải nhỏ đề phòng bị cấm chạy xe 3 bánh”.
Anh Đức cho hay, thời điểm năm 2010 anh phải bỏ ra gần 100 triệu đồng để mua xe. Suốt 10 năm gắn bó và mưu sinh bằng chiếc xe 3 bánh, anh xem nó như là cần câu cơm và là cả gia tài của mình.
Mới đây, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) thành phố Hồ Chí Minh đề xuất xe cơ giới 3 bánh, thô sơ 3-4 bánh được giữ nguyên hoạt động theo Quyết định 08/2013 của Uỷ ban nhân dân thành phố, đang áp dụng. Tuy nhiên, Sở đề nghị Công an thành phố và các địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm của loại xe này.
Sở GTVT đánh giá nhu cầu xe cơ giới 3 bánh, thô sơ 3-4 bánh là có thật, bởi tính cơ động cao, thuận tiện chở hàng ở các tuyến đường, hẻm nhỏ... Do đó, việc dự kiến điều chỉnh hoạt động để dần tiến tới chấm dứt loại phương tiện này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu và thói quen của một bộ phận người dân đang sử dụng, đặc biệt là những người dân có thu nhập thấp.
Ngoài ra, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua, việc điều chỉnh, siết chặt hoạt động và dần chấm dứt hoàn toàn đối với loại phương tiện này trên địa bàn thành phố sẽ không nhận được sự ủng hộ của những người dân đang sử dụng loại phương tiện này để mưu sinh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49