Minh bạch hóa thị trường thẻ tín dụng
4 kinh nghiệm dùng thẻ tín dụng hữu ích từ các Finfluencers Vì sao nhiều chủ thẻ tín dụng vẫn chuộng trả góp? |
Chưa cần tính đến các phép tính toán học, lãi mẹ đẻ lãi con, song bất luận có tính toán kiểu gì với khoản tiền gốc và lãi trả lên tới 8,8 tỷ đồng cho khoản nợ thẻ 8,5 triệu đồng sau 11 năm rất bất hợp lý. Với dư nợ trên, nghĩa là số tiền lãi mà chủ nợ phải trả mỗi tháng lên tới gần 70 triệu đồng, mỗi năm khoảng 700 triệu đồng. Tính ra số tiền lãi và gốc phải trả gấp 1.000 lần số tiền nợ sau 11 năm.
Quay ngược kim đồng hồ, giả sử số tiền 8,5 triệu đồng gửi vào ngân hàng, nếu vào thời kỳ lãi suất 8%/năm, thì mỗi năm người gửi chỉ được khoảng 680 nghìn đồng tiền lãi, 11 năm được gần 7,5 triệu tiền lãi (nếu để 11 năm không tất toán, lãi mẹ đẻ lãi con cùng lắm số tiền lãi khoảng 10 triệu đồng). Vậy mà ở chiều ngược lại, khi khách hàng mở thẻ tín dụng chỉ với số tiền 8,5 triệu đồng, 11 năm sau phải trả số tiền lên tới 8,8 tỷ đồng quả thực là quá vô lý.
Công ty thẻ của Ngân hàng đã có giải thích sơ bộ, phía Thanh tra Ngân hàng Nhà nước cũng đang vào cuộc để làm rõ vấn đề. Bài viết này không bình luận về tính đúng, sai khi chưa có kết luận của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước. Song dưới góc độ dư luận, ngay sau khi báo chí đăng thông tin, rất nhiều người đã khóa thẻ tín dụng, làm ảnh hưởng đến hệ thống tín dụng nói chung, hệ thống thẻ nói riêng. Và vì vậy, hơn lúc nào hết, để có góc nhìn toàn cảnh, minh bạch về hệ thống thẻ, phía Ngân hàng Nhà nước nên sớm có thông báo rõ ràng về quy định liên quan đến mở tài khoản, sử dụng, vay, chi tiêu, lãi suất, cách tính lãi suất ra sao để các khách hàng hiểu rõ… nhằm tránh tình trạng như thông tin đã đề cập ở trên.
Có vay, có trả, khi người dân và tổ chức tín dụng thực hiện hợp đồng cho vay, nghĩa là hợp đồng đó đã được pháp luật cho phép và công nhận. Tuy nhiên, một khi các khoản nợ thẻ với tiền gốc ở mức tiền triệu (chưa tới 10 triệu đồng như đã nêu trên) mà chỉ trong vòng 11 năm, số tiền lãi và gốc phải trả lên tới 8,8 tỷ đồng là sự bất bình thường.
Vì thế, nhân sự kiện này, đã đến lúc các cơ quan chức năng, đặc biệt Ngân hàng Nhà nước cần tiến hành thanh tra, kiểm tra “thị trường” thẻ tín dụng, nhằm phát hiện dấu hiệu bất thường (nếu có) để chấn chỉnh, tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Hà Lê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tham dự Đại hội đồng lần thứ 50 của Liên minh Nghị viện Pháp ngữ

Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu bị kết án 30 năm tù

Bộ Y tế đề xuất hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật khi sinh con

Tăng cường kiểm soát nồng độ cồn: Cần sự đồng lòng từ cộng đồng

Phường Kim Liên đảm bảo trật tự đô thị, xây dựng không gian sống văn minh, hiện đại

TP.HCM tạm dừng tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài

Hà Nội: Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 10 tỉ USD trong 6 tháng đầu năm 2025
Tin khác

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử
Doanh nghiệp 08/07/2025 13:27

Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số
Doanh nghiệp 08/07/2025 13:19

Đổi mới quản trị - Nền tảng để doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình
Doanh nghiệp 04/07/2025 08:56

Kinh tế tư nhân kỳ vọng vào Nghị quyết 68: Không chỉ ưu đãi, mà là sự đồng hành và tin tưởng
Doanh nghiệp 03/07/2025 22:03

Xóa bỏ thuế khoán mang lại công bằng cho các hộ kinh doanh
Doanh nghiệp 03/07/2025 09:50

Bộ Tài chính lên tiếng sau khi bị nhắc nhở về báo cáo vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu
Doanh nghiệp 02/07/2025 19:30

Tín hiệu vui khi doanh nghiệp gia nhập thị trường cao hơn số doanh nghiệp rút lui
Doanh nghiệp 02/07/2025 19:13

Bộ Tài chính báo cáo chậm, không đủ nội dung trong vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu
Doanh nghiệp 02/07/2025 13:39

Thủ tục, trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp từ 1/7 có gì mới?
Doanh nghiệp 02/07/2025 10:52

Từ 1/7, quy định cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua Hệ thống eCoSys chính thức có hiệu lực
Doanh nghiệp 01/07/2025 09:44