--> -->

Miền đất Phật mùa... vãn hội

Trái ngược với cảnh ồn ào, chen lấn trong biển người ở thời điểm chính hội, đất Phật Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội), trong những ngày hội vãn trở nên yên ả và thanh tịnh lạ thường. Hương Sơn như khoác lên mình màu áo mới. Ai đôi chút tinh ý có thể thấy màu tím ngắt lạ thường của những thửa nước trải dài hoa súng, cũng có khi đó là lời niệm phật “nghiệp dư” vang vọng tựa như tiếng lòng truân chuyên của những nữ “phu đò” trên dòng suối Yến.
mien dat phat mua van hoi Chùa Hương đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt
mien dat phat mua van hoi Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Chuyện nhặt trên dòng suối Yến

Xưa, nghe các cao niên trong vùng kể lại, hội chùa ở Hương Sơn đều tự mở và tự đóng tùy thuộc theo tâm cầu an của khách hành hương. Dần dà, dù chẳng ai quy ước nhưng cứ hễ sau tết Thượng Nguyên (Rằm tháng Giêng - PV) khách đã đông đúc về đây dự hội. Đoàn khách hành hương, trảy hội cứ nối tiếp đến khoảng Rằm tháng ba thì vãn.

Ngày nay, chùa mở sớm hơn. Người ta thường lấy ngày mùng 6 tháng Giêng để khai hội. Ngày này vốn là lễ khai sơn hay còn được gọi nôm là mở cửa rừng của người làng Yến Vỹ. Theo lệ cũ của người làng, hôm ấy họ đều tề tựu đông đủ rồi tổ chức múa rồng ở sân đền Trình, bơi thuyền trên dòng suối Yến. Sau lễ mở cửa này, du khách mới trảy hội. Thời điểm du khách trẩy hội cũng là “mùa làm ăn” của người làng Yến Vỹ.

mien dat phat mua van hoi
Thời điểm này dọc hai bên suối Yến, cây cối khẳng khiu cành lá nhưng đổi lại là cảnh sắc tuyệt đẹp của từng chòm hoa súng nở đỏ hai bên bờ.

Người làng chủ yếu sống dựa vào chuyện kinh doanh các dịch vụ đi kèm mùa hội chùa. Người ta thường nói vui rằng, dân ở đây được hưởng lộc phật nên một năm chỉ cần làm vài ba tháng là cũng đủ để… nuôi miệng. Ấy nhưng, chuyện đó đơn thuần là bề nổi mà khách hành hương nhìn vào. Thực chất, để được no đủ người địa phương vẫn phải bươn trải, vất vả quanh năm với đủ thứ nghề

Nhắc chuyện này, bà Nhung – người phụ nữ người lái đò trên dòng suối Yến suốt nhiều năm nay kể: Ngoài nghiệp chèo đò, đưa đón khách hành hương thì đa phần người dân nơi đây vẫn làm ruộng. Dĩ nhiên, làm ruộng thì thường vất vả, lam lũ quanh năm bởi vậy cũng phải vinh dự, chọn lựa kỹ lắm họ - những phụ nữ chèo đò như bà Nhung mới được ban tổ chức hội chùa kết nạp vào làm thành viên chèo đò.

Theo những phụ nữ chèo đò nơi đây, muốn hoạt động trên dòng suối Yến, ngoài các yêu cầu đạo đức cơ bản thì người chèo nhất thiết phải có kinh nghiệm. Những mùa lễ hội trước, trên suối Yến thường có khoảng 7.000 lượt đò hoạt động. Tính trung bình mỗi đò chở 10 người thì số khách đi có thể lên đến 7 vạn người.

Theo quan sát của cá nhân tôi từ những người phụ nữ chèo đò trên dòng suối này, ngay khi ở Bến Đục họ đã phân chia thứ tự và lượt đi rõ ràng để khỏi mất lòng nhau. Họ sắp xếp giống như xếp hàng mua vé. Nghĩa là, đò của ai đến trước tại bến thì sẽ được đón khách trước.

Cứ theo thứ tự lượt về bến mà xoay vòng. Một lượt chèo đò được trả 50.000 – 120.000 đồng, ai may mắn đến lượt chèo mà có nhiều khách thì khoản “bồi dưỡng” cũng có phần khá hơn. Trái lại, nếu chẳng may rơi trúng đận mưa gió, khách ít ghé chùa thì cả ngày chèo ấy coi như trôi qua lãng phí.

mien dat phat mua van hoi

Công việc lái đò tưởng chừng như nhẹ nhàng lại vô cùng mệt nhọc. Giấu đi vẻ mềm yếu, những người phụ nữ chèo đò nơi đất phật âm thầm khoác lên mình lớp quần áo dày cộp, phơi người trong nắng gió để có được khoản thu nhập, chăm lo cho gia đình.

Đặc tả công việc của mình bằng một chữ “khổ”, tựa tay lên mái chèo, chị Hợp tâm sự: Nhà có 4 đứa con. Bữa cơm hàng ngày, thuốc thang khi chồng và con đau ốm, tiền lễ nghĩa, rồi dựng vợ gả chồng cho con đều nhờ cái bến đò này. Vậy nên, nhiều lúc, chị thấy nghề vất vả nhưng miễn sao lo được cho gia đình, con cái được học hành đến nơi đến chốn là đã đủ hạnh phúc.

Nhìn những con thuyền được các nữ “phu đò” khéo léo bẻ lái, vượt qua quãng đường dài thì mới hiểu hết được những nỗi vất vả của họ. Để con thuyền nhẹ nhàng di chuyển, nhiều khi các chị phải oằn người, truyền hết sức lực vào mái chèo. Vất vả xuôi ngược trên dòng nước, lái con thuyền đi cả chục cây số nên đòi hỏi người chèo phải dẻo dai thì mới chịu được áp lực công việc.

Cảnh sắc mê mẩn lòng người

Theo cuốn Nam Hải Quán Thế Âm - một truyện nôm ra đời vào khoảng thế kỷ XVIII – XIX thì chùa Hương là nơi lưu dấu tu hành của công chúa Diệu Thiện là Bà Chúa Ba. Bà tu hành 9 năm ở động Hương Tích rồi đắc đạo trở thành Đức Quán Thế Âm bồ tát, sau trở về diệt trừ cái ác, đáp hiếu cha mẹ, phổ độ chúng sinh.

Hiện ở làng Yến Vĩ người ta vẫn truyền tai nhau chuyện rằng, khi mãnh hổ cõng bà vào núi Hương Sơn. Chỗ bà xuống đầu tiên là hang Thánh Mẫu, còn gọi là am Phật Tích, tương truyền trong hang còn dấu một bàn chân bà in trên đá. Am Phật Tích (dấu tích nhà Phật) có tên từ đó. Ở đấy bà sang một vũng nước trong hang bên cạnh tắm gội rửa nỗi oan ức bụi trần. Chỗ đó sau thành chùa Giải Oan, có giếng Giải Oan, trước cửa hang có dòng suối gọi là suối Giải Oan. Người xưa quan niệm ai oan ức điều gì, thành kính đến nơi đây lễ Phật, uống nước Giếng Giải Oan coi như đã giải được nỗi uẩn khúc trong lòng.

Do không phải thời điểm chính của lễ hội nên bến Thiên Trù thời điểm này chỉ dăm ba hàng quán mở cửa. Tất nhiên không có cảnh chèo kéo, bắc loa quảng cáo bán đặc sản rau sắng, củ mài như thường thấy nên khách du lịch hoàn toàn được thảnh thơi tâm trí để chiêm ngưỡng cảnh đẹp nơi đất phật.

Suối Yến thời điểm này cũng khá trong, có thể nhìn xuyên xuống đáy, thi thoảng nhìn rõ cả những chú cá nhỏ đang bơi lội xung quanh những đám rong. Dọc suối Yến, xen lẫn trong màn sương mờ ảo của buổi sớm là bóng thuyền thoi của người đi đặt nơm, bẫy lưới. Nghe kể, để có những mẻ cá, con tôm bán trong buổi chợ sớm cạnh Bến Đục họ phải bơi thuyền đặt lưới đánh dấu suối từ tối hôm trước. Sáng ra, họ chỉ việc nhấc nơm, nhặt cá bỏ vào hom giỏ.

Mùa này, suối Yến đã được mở rộng chiều ngang từ 25 lên 42m tạo điều kiện cho lượng đò lưu thông lớn. Chị Bùi Thị Thắm (30 tuổi) nhà tại Yến Vỹ cho biết: “Thời gian này, chủ yếu là nhiếp ảnh gia và vãng khách ghé qua, thưởng hoa ngắm cảnh. Tháng 11, những cây hoa gạo dọc hai bên suối Yến khẳng khiu cành lá nhưng đổi lại là cảnh sắc tuyệt đẹp của từng chòm hoa súng nở đỏ ối hai bên bờ. Hoa súng nở nhiều, tím hồng cả một con suối. Suối Yến dường như rộng thêm, cả một dải nước mênh mông xanh ngắt”.

Nói là vậy, nhưng để bắt gặp được cảnh sắc hoa súng nở ngợp bờ suối cũng cần thêm chữ “duyên”. Nhiều tay máy nghiệp dư, chuyên săn lùng cảnh đẹp sông nước vì thiếu cơ duyên nên cũng phải lưu lại chốn phật thiền đôi bữa mới được dịp trông cảnh hoa súng nở. Kỳ thực, không giống nhiều loài hoa khác, súng nở đỏ rực vào sáng sớm, phủ kín cả một đoạn suối nhưng lạ ở chỗ, chỉ đến khoảng 10 giờ sáng là thứ hoa tím hồng ấy bắt đầu cụp lại, lặn sâu vào trong làn nước.

Theo tìm hiểu, ít năm trở lại đây, nhu cầu của du khách đến chùa Hương được chụp ảnh với hoa súng nhiều hơn vì thế những người dân ở nơi đây đã chuyển sang trồng hoa súng, tạo cảnh quan cho du khách chụp hình. Với giá 50.000 đồng/thuyền, du khách có thể tự chèo thuyền giữa dòng hoa nở đỏ rực giữa cảnh mênh mang núi rừng trung điệp, để cùng hít thở không khí mát mẻ trong lành buổi sớm nơi sông nước.

Chùa Hương hiện có nét mới là hệ thống cáp treo. Nghĩa là, thay vì phải leo bộ hơn tiếng đồng hồ, du khách chỉ mất có 4 phút để vào đến động Hương Tích. Công trình gần 80 tỉ đồng đã được đưa vào sử dụng sau nhiều năm tranh cãi và cho đến bây giờ tranh cãi vẫn chưa dứt. Người thì cho rằng, có cáp treo đi nhanh và tiện nhưng cũng không ít ý kiến phản bác lại bởi ngồi cáp treo khác gì cưỡi lên đầu thần Phật, như thế thì còn gì là linh thiêng, ý nghĩa hành hương.

Nhắc chuyện này, một chị lái đò nói với sang chúng tôi giảng giải: “Các anh đi cáp, bay vù vù mấy phút lên thắp hương lại “bay” về thì lấy đâu ra thời gian mà tĩnh tâm suy ngẫm về những triết lý sâu xa của nhà phật. Vào Hương Sơn là vào cõi phật nên phải xử sự theo cách ứng xử của các tín đồ đạo phật. Người đi kẻ lại, gặp nhau chào hỏi, câu cửa miệng là “Nam mô a di đà Phật”. Trong cách nói dân gian, người ta bảo đi chùa Hương, chứ ít ai nói là đi du lịch Hương Sơn, đến đất này thì nên hiểu theo nghĩa ấy”.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội rà soát thời gian lái xe vận tải sau vụ tai nạn nghiêm trọng ở Tam Đảo

Hà Nội rà soát thời gian lái xe vận tải sau vụ tai nạn nghiêm trọng ở Tam Đảo

Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô, đặc biệt là việc tuân thủ quy định về thời gian làm việc và điều kiện sức khỏe của tài xế.
Giá vàng miếng SJC bất ngờ "bốc hơi" gần 2 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC bất ngờ "bốc hơi" gần 2 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới "lao dốc" đã kéo giá vàng miếng SJC trong nước giảm sâu gần 2 triệu đồng/lượng trong chiều nay (8/5).
Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn

Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn

Chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày không thu phí không chỉ hợp lòng dân mà còn thể hiện rõ tinh thần nhân văn, trách nhiệm xã hội và chiến lược đầu tư dài hạn cho nguồn nhân lực quốc gia; là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng một nền giáo dục chất lượng, toàn diện, công bằng.
Khởi tố đối tượng Lê Việt Hùng về hành vi cưỡng đoạt tài sản

Khởi tố đối tượng Lê Việt Hùng về hành vi cưỡng đoạt tài sản

Ngày 8/5, Công an tỉnh Lạng Sơn đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Lê Việt Hùng (SN 1991, trú tại phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) về hành vi Cưỡng đoạt tài sản.
Quận Hoàn Kiếm nâng tầm điểm đến du lịch trung tâm Thủ đô

Quận Hoàn Kiếm nâng tầm điểm đến du lịch trung tâm Thủ đô

Hội nghị "Nâng cấp chất lượng dịch vụ và kết nối điểm đến du lịch của quận Hoàn Kiếm với các doanh nghiệp lữ hành" với những đóng góp thiết thực từ các chuyên gia và doanh nghiệp sẽ là cơ sở quan trọng để quận Hoàn Kiếm tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng điểm đến du lịch, khẳng định vị thế "viên ngọc" của du lịch Thủ đô trong tương lai.
Tổng Giám đốc Petrolimex Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ

Tổng Giám đốc Petrolimex Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ

Bộ Tài chính vừa ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ với ông Đào Nam Hải, người đại diện phần vốn Nhà nước tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng Giám đốc Petrolimex.
Huyện Ứng Hòa phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2025

Huyện Ứng Hòa phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2025

Ngày 8/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Ứng Hoà long trọng tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025, đồng thời triển khai chương trình “Cảm ơn người lao động”.

Tin khác

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Một buổi chiều Hà Nội ngập tràn nắng, tôi tìm đến khu nhà nhỏ nằm yên ả trong lòng phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy). Ở đó, tôi gặp bà - người phụ nữ đã bước qua tuổi 83, với ánh mắt hiền hậu và nụ cười ấm như hơi nắng cuối chiều. Người đời vẫn trìu mến gọi bà là “báu vật sống” của nghệ thuật trống hội đất Hà thành. Nhưng với tôi, ấn tượng đầu tiên lại là sự thanh thản và rạng rỡ toát lên từ dáng hình bé nhỏ, như thể bà mang theo cả nắng chiều lấp lánh trong bước đi nhẹ nhàng. Bà là Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám hay “cô Minh Tâm”, cái tên thân thương mà bao thế hệ học trò trìu mến dành tặng cho người “truyền lửa” trống hội đáng kính.
Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức về những tháng năm hoa lửa vẫn in đậm trong tâm trí những người lính trận. Đặc biệt, trong những ngày tháng Tư lịch sử - khi cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những kỷ niệm xưa lại ùa về, sống động như mới hôm qua. Mang trong mình phẩm chất cao quý của “Bộ đội Cụ Hồ” - ông Nguyễn Tiến Thưởng người lính xe tăng năm xưa nay vẫn vững vàng trên một mặt trận khác. Ông đồng hành cùng các cựu chiến binh thị xã Sơn Tây tiếp tục dựng xây quê hương, vun đắp hòa bình bằng nghị lực, tình yêu nước và khát vọng cống hiến không ngơi nghỉ.
Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Chiến thắng mùa Xuân 1975 là bản anh hùng ca của cả dân tộc. Lịch sử mãi ghi tạc chiến công hiển hách của những đoàn quân rầm rập tiến về giải phóng miền Nam. Nhưng trong bản thiên anh hùng ca vĩ đại ấy, có đóng góp của lực lượng Công an Thủ đô - họ là những người giữ vững an ninh trật tự, là "lá chắn thép" bảo vệ hậu phương lớn, góp phần không nhỏ vào thắng lợi cuối cùng.
Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Sáng sớm ngày 30/4, hàng ngàn người dân đã có mặt tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) để chứng kiến nghi lễ thượng cờ nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác

Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác

Sáng 30/4 lịch sử, tại Thủ đô Hà Nội hàng nghìn người con đất Việt cùng hội tụ về Quảng trường Ba Đình linh thiêng, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh yên nghỉ. Không quản đường xá xa xôi, không phân biệt tuổi tác, tất cả đều có chung một lòng kính yêu vô hạn dành cho Bác và tình yêu với Tổ quốc. Đồng thời, dự Lễ chào cờ trước Lăng Bác.
Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tối 27/4, ngay sau khi kết thúc chương trình "Vang mãi khúc khải hoàn", tại khu vực sân khấu đa năng Công viên Thống Nhất, 600 quả pháo tầm cao cùng 90 giàn pháo hoa tầm thấp đã thắp sáng bầu trời Hà Nội. Sự kết hợp "mãn nhãn" giữa ánh sáng, âm thanh đã tạo nên cảm xúc tự hào dâng trào trong lòng người dân Thủ đô.
Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
Xem thêm
Phiên bản di động