-->

Luật Thủ đô 2024: Tạo cơ hội cho Hà Nội bước vào kỷ nguyên số, kỷ nguyên xanh

Luật Thủ đô (sửa đổi) cho phép thành phố Hà Nội áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới có tính đổi mới sáng tạo trong điều kiện thực tế với phạm vi được giới hạn.
Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

Thực hiện mục tiêu về phát triển khoa học, công nghệ

Luật Thủ đô 2024 đã quy định nhiều chính sách đặc thù, nổi trội để thực hiện mục tiêu về phát triển khoa học, công nghệ, xác định các lĩnh vực khoa học, công nghệ trọng điểm và chính sách ưu đãi.

Quy định này nhằm thể chế hoá Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương, khuyến khích các nhà khoa học, người làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức khoa học công nghệ tại Hà Nội tích cực đổi mới sáng tạo, phát huy kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ theo hướng thiết thực.

Từ đó, tham gia vào quá trình thương mại hóa sản phẩm khoa học, công nghệ, mang lại giá trị kinh tế cho chính các trường, viện để tái đầu tư phát triển khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo và giá trị kinh tế chung cho toàn xã hội.

Bên cạnh đó, Luật cho phép thành phố Hà Nội áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới có tính đổi mới sáng tạo trong điều kiện thực tế với phạm vi được giới hạn.

Luật Thủ đô 2024: Tạo cơ hội cho Hà Nội bước vào kỷ nguyên số, kỷ nguyên xanh
GS.TS Hoàng Văn Cường.

Việc thử nghiệm được thực hiện dưới sự kiểm soát đặc biệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong một số lĩnh vực có khả năng mang lại giá trị, hiệu quả cao về kinh tế - xã hội mà pháp luật chưa có quy định, chưa cho phép thực hiện hoặc quy định hiện hành của pháp luật không còn phù hợp với đặc điểm, tính năng mới của công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh để thúc đẩy Thủ đô đi đầu, tiên phong trong đổi mới sáng tạo.

Hà Nội là nơi hội tụ hơn 70% các tổ chức khoa học, công nghệ, trường đại học, và viện nghiên cứu của cả nước, cùng với hơn 80% phòng thí nghiệm và nhiều chuyên gia đầu ngành. Vì vậy, quy định mới của Luật Thủ đô được kỳ vọng sẽ tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu cho phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo của Thủ đô.

Tạo cơ sở cho Hà Nội đóng vai trò dẫn dắt, đi đầu

GS.TS Hoàng Văn Cường - đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2024 - 2029 nhìn nhận: “Chúng ta đang nói về việc cả nước đang bước vào kỳ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình và chúng ta cũng thấy rõ đó là kỷ nguyên số, kỷ nguyên xanh. Muốn làm được việc nay thì chúng ta phải có những thay đổi có tính đột phá.

Thủ đô Hà Nội có nhiều tiềm năng để hoàn thành công cuộc này, bởi Thủ đô là nơi tập trung những nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu, đó chính là cơ sở, tiềm năng để chúng ta dựa vào khoa học - công nghệ, để tạo ra đột phá. Trong đó Luật Thủ đô (sửa đổi) đã tạo cơ sở pháp lý cho phép Hà Nội sử dụng ngân sách để phát triển khoa học - công nghệ.

Luật Thủ đô 2024: Tạo cơ hội cho Hà Nội bước vào kỷ nguyên số, kỷ nguyên xanh
Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tạo đà cho nghiên cứu khoa học, công nghệ phát triển. Ảnh: Hoàng Phúc

Vượt qua khuôn khổ vốn có đó là cho phép nghiên cứu khoa học có rủi ro, để Hà Nội có thể làm những gì lớn nhất, tiên phong nhất. Bên cạnh đó cũng đưa ra những cơ chế để thu hút những nhà khoa học, những nhân tài với cơ chế đãi ngộ vượt trội.

GS.TS Hoàng Văn Cường cũng nhìn nhận, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã cho phép Hà Nội phát triển các trung tâm nghiên cứu khoa học, trung tâm công nghệ AI, nghiên cứu công nghệ bán dẫn... tập trung vào việc xây dựng khu vực lắp ráp và hướng tới sẽ xây dựng được khu vực sản xuất.

Cùng với đó, Hà Nội cũng tập trung vào phát triển những ngành nghề thế mạnh như các di sản văn hóa, làng nghề, khu vực sản xuất thủ công mỹ nghệ... trong định hướng của Luật cũng cho phép sử dụng công nghệ để nâng tầm di sản.

Hay về nông nghiệp, hiện nay Hà Nội đang dẫn đầu về sản xuất nông nghiệp khu vực Đồng bằng sông Hồng, nhưng tập trung vào đó là những sản phẩm nông nghệ khoa học công nghệ cao. Sản xuất công nghiệp cũng vậy, không mang tính đại trà mà tập trung vào những sản phẩm công nghệ then chốt để lan tỏa cho các tỉnh khác...

“Chính những yếu tố nêu trên sẽ tạo cho Hà Nội đóng vai trò là dẫn dắt, đi đầu, lan tỏa trong quá trình phát triển”, theo GS.TS Hoàng Văn Cường.

Theo Luật Thủ đô (sửa đổi), tổ chức, doanh nghiệp được cho phép thử nghiệm có kiểm soát phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện đầy đủ các trách nhiệm, nghĩa vụ do luật định. Cụ thể, các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh được đề xuất thử nghiệm có tính đổi mới sáng tạo có phạm vi ứng dụng, triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội, ưu tiên đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh triển khai trong phạm vi khu công nghệ cao, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Trung tâm đổi mới sáng tạo của Thành phố.

Các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh được đề xuất thử nghiệm có triển vọng mang lại giá trị, hiệu quả cao về kinh tế - xã hội, ưu tiên trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, lĩnh vực khoa học công nghệ trọng điểm của Thủ đô; không thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia, biến đổi, chỉnh sửa gen người; không xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Tổ chức, doanh nghiệp đề xuất thử nghiệm phải có phương án thử nghiệm; cam kết trách nhiệm đối với sự an toàn của người dùng và bên có liên quan; các biện pháp kiểm soát rủi ro; cơ chế giải quyết khiếu nại của người dùng; phạm vi và các biện pháp bồi thường thiệt hại. Đồng thời, phải cung cấp thông tin, tài liệu chứng minh năng lực phù hợp với phương án thử nghiệm đã đề xuất.

Phạm vi giới hạn thử nghiệm được đề xuất phù hợp với năng lực kiểm soát của chính quyền Thành phố. Luật cũng quy định rõ thời hạn thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm và có thể được gia hạn 1 lần không quá 3 năm...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được soạn thảo để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp sắp tới. Quá trình xây dựng dự án Luật, Bộ Nội vụ đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đưa ra nhiều khuyến nghị, gợi mở quan trọng về tuyển dụng, đào tạo, đánh giá công chức... cho Việt Nam.
Để kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước

Để kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước

Thành công của sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong chặng đường gần 40 năm đổi mới (1986) có sự đóng góp rất quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, hiện nay khu vực này đang gặp rất nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển và cần phải được nhanh chóng tháo gỡ, giải quyết để kinh tế tư nhân trở thành “đòn bẩy” cho một Việt Nam thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tạo điểm nhấn cho Tháng Công nhân

Tạo điểm nhấn cho Tháng Công nhân

Trong Tháng công nhân, Công đoàn Nghệ An sẽ tập trung các hoạt động chăm lo cho người lao động và tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người lao động về kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Tôi nhớ vào ngày 1/8/2008 khi việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII có hiệu lực, vào thời điểm đó, không ít người dân tỉnh Hà Tây (cũ) cũng trăn trở, suy tư. Thế rồi, khoảng 2 năm sau, khi tôi quay trở lại một số huyện để phản ánh, trao đổi với người dân, ai ai cũng tỏ ra rất hài lòng. Đơn giản, sau khi sáp nhập vào Thủ đô, các chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) được Thành phố đặc biệt quan tâm. Hệ thống điện - đường - trường - trạm thay đổi rõ rệt. Và nay, sau gần 17 năm, hẳn ai cũng nhìn thấy tính hiệu quả của Nghị quyết mang tầm chiến lược này.
Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Chào đón các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc, những ngày này, các cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn Hà Nội đã tích cực giữ gìn vệ sinh môi trường, làm sạch nhà, sạch phố, sạch nơi công cộng, xây dựng hình ảnh Hà Nội là điểm đến xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.
Nữ Chủ tịch Công đoàn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Nữ Chủ tịch Công đoàn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Suốt 14 năm gắn bó với ngôi nhà Trung học Cơ sở Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm), cô giáo Nguyễn Hải Bắc được đồng nghiệp và học sinh biết tới là một giáo viên có chuyên môn vững vàng, năng nổ nhiệt tình trong công tác xã hội, chan hòa với đồng nghiệp và là một Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì cán bộ, nhân viên, người lao động.

Tin khác

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô

Việc lập quy hoạch trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô, quy hoạch đê điều và các quy hoạch khác có liên quan.
Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về khu phát triển thương mại và văn hóa, (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô).
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực thi hành, đã tạo ra hành lang pháp lý mới, với những cơ chế đặc thù, vượt trội chưa từng có, là dấu ấn rất quan trọng để Thủ đô Hà Nội bứt phá, phát triển. Cùng với các sở, ngành khác, ngành Tư pháp Thủ đô đang nỗ lực thực hiện tốt vai trò cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, đẩy mạnh tuyên truyền tới các cấp, ngành và toàn thể người dân về những quy định mới của Luật, cũng như nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của Luật Thủ đô trong quản lý, xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.
Thực hiện hiệu quả các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô

Thực hiện hiệu quả các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô

Chiều 24/3, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô 2024: Cơ sở khoa học và thực tiễn".
Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Thành ủy; sự chỉ đạo thống nhất của Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND Thành phố; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc soạn thảo các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô.
Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Luật Thủ đô (sửa đổi) có rất nhiều quy định mới, đặc thù, trong đó mô hình phát triển thành phố trong Thủ đô là một hướng đi khả thi và hợp lý cho thành phố Hà Nội nhằm giảm tải áp lực đô thị hóa, đồng thời phát huy tiềm năng của các khu vực lân cận.
Hướng đến thành phố toàn cầu, xanh - sạch - đẹp

Hướng đến thành phố toàn cầu, xanh - sạch - đẹp

Thành phố thông minh, bền vững sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, tiện ích cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ mục tiêu này, Thủ đô Hà Nội đang từng bước hoàn thiện các tiền đề để hướng tới mục tiêu đến năm 2030 sẽ là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, thành phố thanh bình, người dân hạnh phúc; đến năm 2050, trở thành đô thị toàn cầu, nơi người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao.
“Đường xuân” rộng mở

“Đường xuân” rộng mở

Một mùa xuân nữa lại về, riêng với Thủ đô Hà Nội, mùa xuân này như tươi vui hơn vì có “chiếc áo pháp lý” mới - Luật Thủ đô 2024. PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, Thủ đô Hà Nội thực sự được mặc một chiếc áo mới, đủ vừa vặn để đẹp đẽ, đủ rộng để vươn tầm phát triển...
Thủ đô “Rồng bay” từ tầm nhìn quy hoạch

Thủ đô “Rồng bay” từ tầm nhìn quy hoạch

Là người chủ trì tham mưu xây dựng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, cũng là người có nhiều đóng góp quan trọng về các vấn đề quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang đô thị trong Luật Thủ đô năm 2024, nhân dịp xuân Ất Tỵ, Giáo sư, Tiến sĩ, đại biểu Quốc hội (GS. TS. ĐBQH) Hoàng Văn Cường, Công dân Thủ đô ưu tú năm 2024 đã dành cho phóng viên Báo Lao động Thủ đô cuộc trò chuyện về diện mạo Thủ đô khi triển khai Quy hoạch Thủ đô và Luật Thủ đô mới.
Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

Theo ông Đặng Huy Đông, quy định tại Điều 31 của Luật Thủ đô 2024 có điểm nhấn rất lớn làm thay đổi cả về chất và lượng trong phát triển đô thị Hà Nội thời gian tới.
Xem thêm
Phiên bản di động