--> -->

Lật mặt kẻ xấu hủy hoại sự bình yên

Hô hào tụ tập, lôi kéo cả trăm người đến “chiếm giữ” trụ sở UBND huyện; đánh trọng thương cán bộ lực lượng thi hành công vụ rồi ngăn không cho ai đưa đi bệnh viện. 
lat mat ke xau huy hoai su binh yen Không nghe kẻ xấu để hành động trái pháp luật
lat mat ke xau huy hoai su binh yen Tăng cường an ninh trong trường học

Tiếp tục hò nhau ra quốc lộ chặn phương tiện lưu thông, gây ùn tắc hàng kilômét. Và hình ảnh chua xót là cảnh một gia đình khi chở người nhà đi cấp cứu, ngang qua khu vực bị đám đông chiếm đường, đã phải quỳ lạy, van xin, mở cho họ đường để đưa người bệnh trọng đến bệnh viện…

Những hình ảnh, diễn biến ấy, chắc chắn nhiều người dân yêu sự bình yên, không muốn xảy ra ở bất cứ đâu. Càng phải suy nghĩ hơn nữa, nguyên nhân sự việc hết sức nghiêm trọng này bắt nguồn từ câu chuyện rất nhỏ: xô xát đánh nhau giữa hai nhóm thanh niên tại một quán cà phê thuộc thôn Phú Nghĩa, xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh).

Khi cán bộ Trưởng Công an xã đến giải quyết, đám đông hình thành, rồi bị lôi kéo kích động dẫn tới đập phá đồ đạc và hành hung người khác. Gây rối ở đó chưa đủ, đám đông kéo lên “chiếm” trụ sở huyện, rồi ra đường quốc lộ.

Từng ấy diễn biến, hành vi được cập nhật liên tục trên một số trang mạng xã hội và qua facebook của những kẻ luôn đi ngược với lợi ích của đất nước, dân tộc. Và cuối cùng, những kẻ đó giở tiếp “bài” cũ: núp dưới danh nghĩa bảo vệ môi trường biển!

Ở Hà Tĩnh, kể từ sau sự cố môi trường biển đến nay, đã xảy ra một số vụ tụ tập đông người, gây rối. Hiện tượng này đi ngược lại với những nỗ lực của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc khắc phục sự cố môi trường biển, với chủ trương rất rõ ràng: “Không đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế”. Bởi vậy, chúng ta cần vạch trần, đấu tranh, xử lý triệt để mọi đối tượng hoạt động lôi kéo, xúi giục kích động, chống phá hoặc ngấm ngầm, hoặc ra mặt.

Nào là kẻ xấu kích động người dân kéo ra Quốc lộ 1A mang theo gậy gộc, lưới, đá để gây rối; nào là tụ tập trước cổng Công ty Formosa, hay “chiếm” trụ sở chính quyền huyện, hành hung cán bộ công quyền…

Tất cả các hành vi vi phạm ấy lập tức được tung lên mạng xã hội, để kích động sự thiếu hiểu biết, thiếu kiềm chế của một bộ phận người dân; nhằm hạ uy tín của các cấp lãnh đạo, gây phức tạp tình hình ANTT, và nguy hiểm nhất, nó gây chia rẽ, mất đoàn kết giữa người dân khúc ruột miền Trung, vốn từng là cái nôi Cách mạng, vốn chẳng tiếc xương máu, của cải cho hòa bình, độc lập và đất nước thống nhất.

Đẩy người dân đến ranh giới vi phạm pháp luật, coi thường phép nước kỷ cương, ranh giới của sự mất đạo đức, tình người; thực tế công tác đấu tranh của các lực lượng chức năng đã chỉ rõ: đó là âm mưu của tổ chức khủng bố Việt Tân có chân rết ở trong và ngoài nước.

Bên cạnh việc các cơ quan chức năng đang khẩn trương vào cuộc, điều tra làm rõ, xử lý nghiêm, xử lý triệt để các hành vi vi phạm pháp luật; hơn hết lúc này mọi người dân cần tỉnh táo nêu cao cảnh giác trước ý đồ đen tối của kẻ xấu hủy hoại sự bình yên ở chính vùng đất mình đang sinh sống!

Theo Hà Minh/ An ninh Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết 24/NQ-HĐND ban hành Danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa; danh mục ô phố, tuyến phố đặc trưng có giá trị văn hóa, lịch sử, danh mục công trình kiến trúc có giá trị để phục hồi, bảo vệ, phát huy giá trị trên địa bàn Thành phố (Đợt 1).
Đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Việc tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030 sẽ không làm giảm thu, do đây là chính sách đang được thực hiện trên thực tế. Với đề xuất kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, như quy định hiện hành đến hết 31/12/2030 thì số thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn khoảng 7.500 tỷ đồng/năm.
Cơ hội vàng để mở rộng đầu tư kinh doanh tại Mỹ

Cơ hội vàng để mở rộng đầu tư kinh doanh tại Mỹ

Từ ngày 11-14/5, Đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn dẫn đầu cùng hơn 130 thành viên, đại diện cho hơn 100 doanh nghiệp trong nhiều ngành, lĩnh vực tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư tại Hoa Kỳ 2025 (SelectUSA Investment Summit).
Việt Nam chính thức được chọn là chủ nhà AFF Cup Nữ 2025

Việt Nam chính thức được chọn là chủ nhà AFF Cup Nữ 2025

Ngày 13/5, Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) đã chính thức công bố Việt Nam là quốc gia đăng cai tổ chức Giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á 2025 (AFF Cup nữ 2025). Giải đấu sẽ diễn ra tại hai thành phố lớn của Việt Nam, Việt Trì và Hải Phòng, từ ngày 6 đến 19/8/2025.
Số hóa thông tin tạm hoãn xuất cảnh người nợ thuế

Số hóa thông tin tạm hoãn xuất cảnh người nợ thuế

Cục Thuế (Bộ Tài chính) và Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) vừa ký kết Quy chế phối hợp trong việc trao đổi, cung cấp thông tin tạm hoãn xuất cảnh bằng hình thức điện tử.
Nước giải khát có đường: Áp thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Nước giải khát có đường: Áp thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường, nhằm định hướng tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng là một trong các vấn đề được đặt ra khi sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Thảo luận về nội dung này, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình với đề xuất của cơ quan soạn thảo.
Công đoàn Hà Tĩnh: Đổi mới hoạt động trong thời kỳ mới

Công đoàn Hà Tĩnh: Đổi mới hoạt động trong thời kỳ mới

Công đoàn Hà Tĩnh luôn khẳng định vai trò là chỗ dựa tin cậy của đoàn viên, người lao động, đóng góp tích cực vào sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Xem thêm
Phiên bản di động