--> -->

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết 24/NQ-HĐND ban hành Danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa; danh mục ô phố, tuyến phố đặc trưng có giá trị văn hóa, lịch sử, danh mục công trình kiến trúc có giá trị để phục hồi, bảo vệ, phát huy giá trị trên địa bàn Thành phố (Đợt 1).
Công bố danh mục thủ tục hành chính của Sở Xây dựng Hà Nội Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới

Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 22 của HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI ngày 29/4/2025, nhằm cụ thể hóa việc thực hiện khoản 3, khoản 4 Điều 21 Luật Thủ đô và các quy định có liên quan về công tác bảo tồn di sản văn hóa.

Hà Nội có bề dày lịch sử, văn hoá với số lượng di sản, di tích lớn nhất cả nước
Hà Nội có bề dày lịch sử, văn hoá với số lượng di sản, di tích lớn nhất cả nước.

Theo Nghị quyết, danh mục di sản văn hóa vật thể được phân loại thành các nhóm khác nhau để có phương án bảo vệ phù hợp. Nhóm di tích đại diện bao gồm 10 di tích như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, 22 di tích được công nhận di tích Quốc gia đặc biệt, 1.164 di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia và 1.600 di tích được xếp hạng cấp Thành phố. Ngoài ra, nhóm di tích đặc biệt gồm 46 di tích cách mạng kháng chiến đã được xếp hạng, 354 địa điểm gắn biển lưu liệm sự kiện cách mạng kháng chiến, và 34 báo vật Quốc gia đã được công nhận.

Đối với di sản văn hóa phi vật thể, Nghị quyết xác định danh mục bao gồm 6 di sản được tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) ghi danh, 42 di sản văn hóa được ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, 182 Làng nghề, 54 Làng nghề truyền thống, và 7 nghề truyền thống tiêu biểu Hà Nội.

Một điểm nhấn quan trọng của Nghị quyết là việc xác định danh mục ô phố và tuyến phố đặc trưng cần được bảo vệ. Trong Khu phố cổ Hà Nội, có 21 tuyến phố thuộc phạm vi bảo vệ tôn tạo cấp I và 40 tuyến phố thuộc phạm vi bảo vệ tôn tạo cấp II được đưa vào danh mục bảo vệ. Đồng thời, 16 đoạn tuyến phố thuộc Khu phố cũ Hà Nội của tuyến phố có nhiều biệt thự có giá trị kiến trúc đặc biệt và 11 đoạn tuyến phố thuộc Khu phố cũ Hà Nội của tuyến phố có nhiều biệt thự có giá trị kiến trúc đáng chú ý cũng được đưa vào danh mục bảo vệ.

Về công trình kiến trúc có giá trị, Nghị quyết liệt kê 222 biệt thự xếp nhóm 1 và 356 biệt thự xếp nhóm 2 được xây dựng từ trước năm 1954, cùng với 40 công trình kiến trúc công cộng có giá trị đặc biệt và 21 công trình có giá trị đáng chú ý cũng được xây dựng từ trước năm 1954.

Về tổ chức thực hiện, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết thông qua việc tuyên truyền, quảng bá, hỗ trợ và huy động các nguồn lực của tổ chức, cá nhân nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa theo các danh mục tại Điều 1.

Bên cạnh đó, giao UBND Thành phố tổ chức tổng kết, điều chỉnh sửa đổi, bổ sung danh mục phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Thủ đô. Đặc biệt, nghiên cứu phương án điều chỉnh sửa đổi danh mục phù hợp sau khi hoàn thành việc sắp xếp tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Ngoài ra, Nghị quyết giao Thường trực HĐND, các Ban của HĐND Thành phố, các Tổ đại biểu, đại biểu HĐND Thành phố giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết này. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội tuyến truyền, vận động trong nhân dân và giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Việc ban hành danh mục này được đánh giá là bước tiến quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của thành phố Hà Nội. Nghị quyết không chỉ nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa ngàn năm văn hiến của thủ đô mà còn góp phần phát triển du lịch bền vững, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

Phương Bùi

Nên xem

Tưng bừng “Ngày dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam” lần thứ tư tại TP.Hồ Chí Minh

Tưng bừng “Ngày dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam” lần thứ tư tại TP.Hồ Chí Minh

“Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam” vừa diễn ra tại TP.Hồ Chí Minh với nhiều hoạt động thú vị, giúp trang bị cho người tham gia những kiến thức bổ ích về dinh dưỡng và vai trò quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe và hạnh phúc, đồng thời khuyến khích mọi người áp dụng các thói quen sống năng động và lành mạnh.
Sơn Tây: Hàng trăm đoàn viên tham gia hiến máu tình nguyện

Sơn Tây: Hàng trăm đoàn viên tham gia hiến máu tình nguyện

Ngày 13/5, Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện thị xã Sơn Tây phối hợp với Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây và Hội Chữ thập đỏ tổ chức Chương trình “Trái tim tình nguyện” nhằm kêu gọi hiến máu tình nguyện trong công nhân, viên chức, lao động. Hoạt động này nhằm hưởng ứng “Tháng nhân đạo” và “Tháng Công nhân” năm 2025.
Phát hiện gần 500kg chân gà, đuôi lợn đông lạnh không rõ xuất xứ

Phát hiện gần 500kg chân gà, đuôi lợn đông lạnh không rõ xuất xứ

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 - Chi cục QLTT tỉnh Nghệ An vừa phối hợp với lực lượng chức năng phát hiện, xử lý gần 500kg chân gà, đuôi lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Cháy xưởng in rộng hàng nghìn m2 ở Phúc Diễn

Cháy xưởng in rộng hàng nghìn m2 ở Phúc Diễn

Vụ cháy xảy ra khoảng 17h ngày 13/5 tại đường Phúc Diễn, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Cột khói đen từ vụ cháy bốc cao hàng trăm mét; nhiều người dân tại các quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hoài Đức có thể nhìn thấy.
Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Tiếp tục kỳ họp thứ 9, ngày 13/5 Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng, với đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế đến hết năm 2026.
Viện lý do đang làm đề tài nghiên cứu để bán đất hiếm không hóa đơn

Viện lý do đang làm đề tài nghiên cứu để bán đất hiếm không hóa đơn

Trình bày tại Tòa bị cáo Lưu Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Đất hiếm Việt Nam thừa nhận, bán đất hiếm không xuất hóa đơn. Tuy nhiên, bị cáo cho rằng mình không cần phải hợp thức hóa đầu vào vì đang làm đề tài nghiên cứu sản xuất đất hiếm cấp Nhà nước.
Dự kiến tăng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề cho giáo viên mầm non, giáo viên trường dự bị đại học

Dự kiến tăng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề cho giáo viên mầm non, giáo viên trường dự bị đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức và người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập trên Cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến rộng rãi.

Tin khác

Cận cảnh lễ rước và tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Cận cảnh lễ rước và tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Chiều 13/5, chuyên cơ chở Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia Ấn Độ đã hạ cánh tại sân bay Nội Bài, Hà Nội. Khoảnh khắc thiêng liêng và trang nghiêm khi Xá lợi Phật được cung rước từ sân bay Nội Bài về chùa Quán Sứ, qua các tuyến đường chính của Thủ đô trong không khí tôn kính của người dân Hà Nội đã tạo nên một trong những sự kiện tôn giáo quan trọng nhất năm 2025.
Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ X - năm 2025

Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ X - năm 2025

Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ X - năm 2025 được tổ chức nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác xây dựng Đảng, thu hút sự quan tâm của cán bộ, đảng viên và toàn xã hội đối với công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; củng cố niềm tin, quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vừa ký ban hành Hướng dẫn số 63-HD/BCĐTW của Ban Chỉ đạo hướng dẫn về một số nội dung trọng tâm về công tác phòng, chống lãng phí. Hướng dẫn nêu 7 hành vi gây lãng phí cần tập trung chỉ đạo phòng, chống.
Kịp thời bố trí kinh phí cho cán bộ, công chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Kịp thời bố trí kinh phí cho cán bộ, công chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 62/CĐ-TTg về việc triển khai thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Dự kiến sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung trong Luật Giáo dục

Dự kiến sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung trong Luật Giáo dục

Dự thảo hồ sơ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đăng tải trên Công thông tin điện tử của Bộ để các cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến. Thời gian lấy ý kiến đến ngày 9/7/2025.
Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chính phủ giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với các cơ quan chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9.
Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 là Chủ nhật, ngày 15/3/2026.
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ Duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại từ ngày 8-11/5, Việt Nam và Liên bang Nga đã ra Tuyên bố chung.
Hà Nội "chốt" cán bộ được ưu tiên làm bí thư phường, xã mới

Hà Nội "chốt" cán bộ được ưu tiên làm bí thư phường, xã mới

Về bố trí làm Bí thư cấp ủy, Thành ủy Hà Nội hướng dẫn lựa chọn theo thứ tự ưu tiên: Các Thành ủy viên, các bí thư cấp huyện; các phó bí thư cấp huyện và tương đương; các ủy viên Ban thường vụ cấp huyện; các phó chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện.
Độ tuổi được chọn làm lãnh đạo xã, phường mới ở Hà Nội

Độ tuổi được chọn làm lãnh đạo xã, phường mới ở Hà Nội

Những đồng chí lần đầu tham gia cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (gồm các tổ chức chính trị - xã hội), lần đầu chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo, quản lý cao hơn phải còn thời gian công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ trở lên tại thời điểm bắt đầu tổ chức đại hội.
Xem thêm
Phiên bản di động