--> -->

Lao động làm việc ở nước ngoài từng bước hội nhập quốc tế

Hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ) không chỉ là một chiến lược xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập đối với nhiều cá nhân người lao động và gia đình họ, mà hàng năm những lao động này đã gửi về nước một lượng ngoại tệ đáng kể, đưa XKLĐ nước ta trở thành một trong các ngành gia nhập “câu lạc bộ” 1 tỷ USD (bình quân từ năm 1999 đến nay, số ngoại tệ các lao động gửi về đạt trên 1,8 - 2 tỷ USD/năm) cũng như từng bước bổ sung và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực VN với tay nghề và tác phong công nghiệp dần hội nhập quốc tế, góp vào sự phát triển và ổn định kinh tế xã hội nước nhà.
Lao động làm việc ở nước ngoài từng bước hội nhập quốc tế Tăng cường phát triển Đảng trong đội ngũ công nhân
Lao động làm việc ở nước ngoài từng bước hội nhập quốc tế LĐLĐ thành phố Hà Nội: Tổ chức tập huấn “Thỏa ước Lao động tập thể”

Đổi đời nhờ XKLĐ

Nhìn bộ mặt làng quê xã Đô Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) ngày nay sầm uất với những ngôi nhà, biệt thự xây dựng khang trang mọc lên, khó ai có thể hình dung ra nơi đây vốn là vùng đất nghèo khó. Cuộc sống người dân chủ yếu dựa vào cây lúa. Khó khăn là vậy nhưng người dân cũng không biết làm gì để thoát nghèo, thoát khổ. Ngoài làm ruộng, họ không có một nghề phụ nào ổn định để làm trong thời gian nông nhàn. Mọi chuyện bắt đầu thay đổi, vào những năm cuối thập kỷ 1980 - 1990, một số lao động ở xã Đô Thành tìm đường đi XKLĐ để mong có thu nhập ổn định hơn. Chính nhờ hướng đi này mà đời sống của người dân nơi đây đã đổi thay một cách chóng mặt.

Theo trưởng xóm Phú Vinh, xã Đô Thành, cả làng hiện nay có hơn 300 hộ với gần 1.000 lao động, trong đó có gần 1/3 đi XKLĐ. Nhờ nguồn lao động này mà xóm trở nên trù phú, giàu có, đời sống bà con cũng như cơ sở vật chất hạ tầng được nâng lên rõ rệt.“Ở làng này nhà có hai, ba thậm chí bốn, năm người đi XKLĐ là chuyện bình thường”, một người dân nơi đây cho biết.

Lao động làm việc ở nước ngoài từng bước hội nhập quốc tế

Anh Đặng Bá Hiếu (ở khóm 2, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) là một điển hình của lao động xuất khẩu. Đăng ký đi XKLĐ ở Đài Loan xóa nghèo, thời gian đầu làm việc tại xứ người, anh Hiếu gặp không ít khó khăn về ngôn ngữ, giao tiếp với người bản xứ và việc tiếp cận công nghệ của doanh nghiệp. Nhưng nghĩ đến cuộc sống khó khăn ở nhà, anh học hỏi bằng nhiều cách, thông qua bạn bè, tích cực tiếp xúc với quản lý người nước ngoài… Dần dần anh trở nên quen thuộc với môi trường mới, giao tiếp dễ dàng, thành thạo với người bản xứ bằng tiếng Hoa. Sau 3 năm hết hạn hợp đồng từ Đài Loan trở về, anh tích lũy được 400 triệu đồng. Xác định mình không có việc làm ổn định nên anh bàn với gia đình đi XKLĐ tiếp và lần này là sang Hàn Quốc. Sau 4 năm 10 tháng làm việc chăm chỉ, anh tiếp tục tích lũy được số tiền hơn 1,5 tỷ đồng. Từ chỗ hai bàn tay trắng, nhờ xuất XKLĐ mà giờ ở tuổi 34, anh đã có trong tay số tiền gần 2 tỷ đồng. Tháng 7 vừa qua, anh lại tiếp tục đăng ký đi XKLĐ nước thứ ba là Nhật Bản và sẽ xuất cảnh vào cuối tháng 11 tới. Anh Hiếu tâm sự, lần đi này, ngoài việc tiếp tục làm việc để có thêm thu nhập tích lũy, anh còn mơ ước sẽ học hỏi, nâng cao tay nghề cũng như kỹ năng tác phong công nghiệp và quản lý của người Nhật để sau này về nước có thể tự lập Cty.

Khảo sát của Bộ LĐTBXH cho thấy, có đến 88,9% số người được hỏi khẳng định có tích lũy từ XKLĐ. Trong đó, mức tích lũy cao và ổn định nhất thuộc về thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, thấp nhất là Malaysia. Mức tích lũy bình quân của người lao động làm việc đủ 3 năm ở Nhật Bản là 312 triệu đồng/người, Hàn Quốc 243 triệu đồng/người, Đài Loan 145 triệu đồng/người và Malaysia 51 triệu đồng/người. Phần lớn số tiền người lao động tích lũy được sử dụng để giải quyết các nhu cầu cấp bách của gia đình: trả nợ phát sinh từ trước hoặc trong quá trình đi XKLĐ (chiếm 34,37% tổng số tiền tích lũy); xây dựng, sửa chữa nhà cửa (28,49%) và mua sắm đồ đạc trong gia đình (10,59%). Việc đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đầu tư cho việc học hành còn rất hạn chế, chỉ chiếm tương ứng khoảng 8,79% và 3,67% tổng tiền tích lũy.

Phát triển nguồn lao động có trình độ kỹ thuật

Theo đánh giá của các chuyên gia lao động của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, hoạt động XKLĐ ngoài việc đã giải quyết được việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho một bộ phận không nhỏ trong tổng số 1,5-1,7 triệu thanh niên VN bước vào độ tuổi lao động hàng năm, chúng ta còn được lợi từ việc NLĐ sẽ có thêm nhiều kiến thức từ điều kiện làm việc mới. Được làm việc trong môi trường đa quốc gia, hiện đại, NLĐ trưởng thành rất nhanh. Họ được rèn luyện về tác phong công nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp lẫn ý thức kỷ luật. Phần đông lao động đi tu nghiệp, làm việc ở các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc… đều được chủ sử dụng đánh giá cao về khả năng tiếp thu tay nghề, kỹ thuật mới nhanh. Chính vì vậy, sau một số năm lao động làm việc ở nước ngoài trở về, ngoài tích lũy được tiền bạc, kinh nghiệm sống, nhiều lao động còn mang về nước hành trang vốn tay nghề kỹ thuật và công nghệ của nhiều ngành công nghiệp như cơ khí, chế tạo, điện tử, sản xuất ô tô… Đây chính là những ngành đang và sẽ rất phát triển ở VN và cần đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp đạt trình độ tinh xảo, thành thục.

Hoạt động XKLĐ đóng góp không nhỏ vào công cuộc xây dựng, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và góp phần bổ sung đội ngũ lao động có chất lượng tay nghề cao, có ý thức tác phong công nghiệp tốt cung cấp cho các DN đang hoạt động tại địa phương.

Hoạt động XKLĐ không chỉ đóng góp không nhỏ vào công cuộc xây dựng, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mà còn góp phần bổ sung nguồn đội ngũ lao động có chất lượng tay nghề cao, có ý thức tác phong công nghiệp tốt cung cấp cho các DN đang hoạt động tại địa phương. Đơn cử, tại Hà Nội, từ năm 2012, Bộ LĐTB&XH đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ giới thiệu việc làm Hà Nội cùng Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tổ chức các khóa đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và khởi nghiệp miễn phí cho NLĐ đã hoàn thành hợp đồng tại Hàn Quốc trở về nước đúng hạn. NLĐ ngoài việc được đào tạo nâng cao miễn phí tay nghề, còn được học tiếng Hàn Quốc, kỹ năng sử dụng máy tính và đặc biệt là kỹ năng quản lý... Qua các lớp học, NLĐ có cơ hội được giới thiệu vào làm trong các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam với những vị trí như quản lý sản xuất, phiên dịch, nhân viên văn phòng… Đến nay chương trình đã đào tạo và giới thiệu việc làm cho hơn 1.000 lao động.

“Cùng với sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015, số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài dự báo sẽ gia tăng. Trước mắt, trong năm có 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, gồm kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch. Ngoài ra, nhân lực chất lượng cao (các chuyên gia, thợ lành nghề), trong đó có nhân lực được đào tạo chuyên môn hoặc có trình độ từ đại học trở lên, thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, được di chuyển tự do hơn. Vì vậy, số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc đối tượng này dự báo sẽ có sự gia tăng đáng kể thời gian tới”, ông Tống Hải Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTBXH nhận định.

H.Thành - M. Quân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội triển khai chiến dịch "45 ngày đêm" ra quân hỗ trợ chuyển đổi số tại 126 xã, phường

Hà Nội triển khai chiến dịch "45 ngày đêm" ra quân hỗ trợ chuyển đổi số tại 126 xã, phường

Hà Nội ban hành Chỉ thị triển khai Chiến dịch “45 ngày đêm ra quân hỗ trợ hoạt động chuyển đổi số tại các xã, phường trong giai đoạn đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp” trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là một chiến dịch quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin và thúc đẩy chuyển đổi số tại cấp xã, phường, nơi tiếp xúc trực tiếp với người dân và doanh nghiệp.
Kinh tế tuần hoàn: Hướng đi xanh cho nông nghiệp Hà Nội

Kinh tế tuần hoàn: Hướng đi xanh cho nông nghiệp Hà Nội

Kinh tế tuần hoàn đang mở ra hướng phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội. Với đặc thù là đô thị đặc biệt có vùng ngoại thành rộng lớn, Hà Nội đang đứng trước cơ hội chuyển mình mạnh mẽ khi kết hợp phát triển nông nghiệp với tư duy tuần hoàn, thân thiện môi trường.
Mở cửa di sản - thắp sáng kinh tế văn hoá Thủ đô

Mở cửa di sản - thắp sáng kinh tế văn hoá Thủ đô

Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa vừa được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua tại kỳ họp thứ 25 không chỉ mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp, mà còn là bước đi cụ thể hoá Luật Thủ đô trong việc khai thác giá trị di sản gắn với phát triển kinh tế. Câu chuyện bảo tồn không còn là để thưởng lãm mà đang dần trở thành nền tảng tạo sinh kế, gia tăng giá trị bản địa và lan tỏa bản sắc văn hóa đến cộng đồng.
Nhạc sĩ Lê Bá Thường ra mắt hai ca khúc tri ân người lính nhân ngày 27/7

Nhạc sĩ Lê Bá Thường ra mắt hai ca khúc tri ân người lính nhân ngày 27/7

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 năm nay, nhạc sĩ Lê Bá Thường tiếp tục trình làng hai ca khúc mới như những lời tri ân sâu sắc gửi đến các anh hùng đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 2,8 triệu lượt trong tháng 7/2025

Khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 2,8 triệu lượt trong tháng 7/2025

Tháng 7/2025, tổng số lượng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 2,8 triệu lượt khách, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Dấu hiệu tích cực nào để chứng khoán Việt “chạm đích” nâng hạng

Dấu hiệu tích cực nào để chứng khoán Việt “chạm đích” nâng hạng

Với kỳ vọng sẽ được nâng hạng lên thị trường mới nổi ngay trong tháng 9 tới, thị trường chứng khoán Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư trong và ngoài nước.
Dự kiến đội hình mạnh nhất U23 Việt Nam đấu U23 Philippines: Văn Khang đá cao nhất, Thái Sơn trở lại

Dự kiến đội hình mạnh nhất U23 Việt Nam đấu U23 Philippines: Văn Khang đá cao nhất, Thái Sơn trở lại

Trước trận bán kết U23 Đông Nam Á 2025 gặp U23 Philippines, đội tuyển U23 Việt Nam nhiều khả năng sẽ ra sân với đội hình tối ưu nhằm hướng tới chiến thắng, giành quyền vào chung kết. Với những gì đã thể hiện ở vòng bảng, HLV Kim Sang Sik được kỳ vọng sẽ tiếp tục giữ sự ổn định ở hàng thủ, đồng thời điều chỉnh nhân sự trên hàng công để gia tăng sức tấn công.

Tin khác

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Trong số 26 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức ngày 21/7 có 18 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ, chiếm tỷ lệ cao nhất: 69,2%.
Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thị trường lao động Hà Nội trong tháng 7/2025 tăng trưởng ổn định nhờ sự tăng trưởng tích cực của các nhóm ngành dịch vụ, du lịch lữ hành, đầu tư công và FDI. Dự báo một số ngành sẽ có nhu cầu nhân lực cao như dịch vụ du lịch, lữ hành, y tế - chăm sóc sức khỏe, công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại dịch vụ.
Giăng “bẫy” việc làm, mặt tối của thị trường lao động số

Giăng “bẫy” việc làm, mặt tối của thị trường lao động số

Gần đây, trên các nhóm chia sẻ việc làm qua TikTok, Facebook, Zalo,... liên tục xuất hiện tin tuyển dụng hấp dẫn. Nhiều sinh viên và lao động phổ thông rơi vào “bẫy” việc làm tinh vi trên mạng xã hội chỉ sau vài cú nhấp chuột.
Tạo việc làm cho người lao động để giữ nhịp tăng trưởng

Tạo việc làm cho người lao động để giữ nhịp tăng trưởng

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm, qua đó giới thiệu và tạo cơ hội việc làm mới cho hàng chục nghìn người lao động (NLĐ) trên địa bàn.
Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh rằng lời kêu gọi chung chung "về nước đóng góp" sẽ không hiệu quả nếu thiếu những dự án. Bà kiến nghị cần có những cơ chế, đơn đặt hàng cụ thể.
Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Đối với người lao động, việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ giúp họ có thêm khoản chi tiêu, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, còn đối với doanh nghiệp, mặc dù có áp lực nhưng việc tăng lương cũng sẽ mang lại lợi ích thiết thực khi giữ được chân người lao động và góp phần thúc đẩy năng suất lao động. Chính bởi vậy, thông tin Hội đồng lương Quốc gia đã chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng với mức 7,2%, thực hiện từ 1/1/2026 đã thu hút sự quan tâm, chú ý của cả doanh nghiệp và người lao động, cả hai bên đều cho rằng đây là mức tăng hợp lý.
Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Với mục tiêu giúp người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội có cơ hội tìm hiểu, lựa chọn việc làm phù hợp, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với lãnh đạo 5 Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh: Ninh Bình, Thái Nguyên, Quảng Bình, Cao Bằng và Lạng Sơn tổ chức Phiên giao dịch việc làm theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, qua đó kết nối hiệu quả cung - cầu lao động.
Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức năm 2025.
Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Luật Việc làm năm 2025 đã đưa vào một nội dung quan trọng về đăng ký lao động. Theo đó, tất cả lao động Việt Nam từ 16 tuổi trở lên đều được đăng ký gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đây là nền tảng xây dựng cơ sở dữ liệu lao động quốc gia.
Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Sau khi nghỉ hưu, nhiều người cao tuổi có sức khỏe, khả năng và điều kiện vẫn mong muốn được tiếp tục đóng góp trí và lực cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận không nhỏ người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp xã hội có nhu cầu làm việc để tự nuôi sống bản thân. Những yếu tố này đòi hỏi Việt Nam cần có những chính sách phù hợp để tận dụng, phát huy nguồn lực người cao tuổi, bảo đảm quyền, chế độ cho họ đồng thời cũng để thích ứng với thời kỳ dân số già đang diễn ra mạnh mẽ.
Xem thêm
Phiên bản di động