Kinh tế tuần hoàn: Hướng đi xanh cho nông nghiệp Hà Nội
Ngọc Ân - Mô hình kinh tế tư nhân nhân văn, chuyển đổi xanh bền vững Chuyển đổi xanh: Cuộc chơi không của riêng ai Gắn bảo vệ môi trường với kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi xanh |
Nông dân tích cực chuyển đổi xanh
Kinh tế tuần hoàn đang trở thành một xu hướng tất yếu trong phát triển nông nghiệp hiện đại. Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Đề án phát triển khoa học công nghệ và ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đến năm 2030, đặt mục tiêu thu gom và tái sử dụng 80% lượng rơm rạ, 50% phụ phẩm nông nghiệp và 60% chất thải chăn nuôi. Đây không chỉ là giải pháp nhằm giảm phát thải, bảo vệ môi trường mà còn mở ra cơ hội gia tăng giá trị kinh tế từ chính những gì từng bị coi là bỏ đi.
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tại Hà Nội đã chủ động chuyển đổi, áp dụng công nghệ xử lý chất thải, tận dụng phụ phẩm hiệu quả…
Trao đổi với chúng tôi, anh Bùi Văn Khá - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Hoa đồng tiền Đồng Tháp (xã Đan Phượng) chia sẻ: “Kinh tế tuần hoàn không còn là khái niệm xa lạ với nông dân như trước nữa. Ở HTX Hoa Đồng Tháp, chúng tôi đã bắt đầu tái sử dụng phụ phẩm như lá, cành hoa hỏng để ủ làm phân hữu cơ, vừa giảm chi phí mua phân bón, vừa cải tạo đất hiệu quả. Khi Đề án của Bộ được ban hành, chúng tôi rất mừng vì nó giúp định hướng rõ ràng hơn cho việc áp dụng công nghệ xanh. Tuy nhiên, HTX vẫn mong được hỗ trợ thêm về tập huấn kỹ thuật và tiếp cận các thiết bị xử lý hiện đại, vì chi phí đầu tư ban đầu là rào cản không nhỏ”.
![]() |
Kinh tế tuần hoàn trong ngành nuôi ong có thể chưa phổ biến |
Còn theo anh Trần Tuấn Minh - Giám đốc HTX Ong Tuấn Minh (xã Đan Phượng) thì bày tỏ: “Kinh tế tuần hoàn trong ngành nuôi ong có thể chưa phổ biến, nhưng chúng tôi đang tận dụng sáp ong cũ để tái chế, làm nến thơm và các sản phẩm phụ. Cũng từ mô hình nuôi ong dưới tán rừng, lượng thải ra gần như không đáng kể. Với sự khuyến khích từ Đề án, tôi kỳ vọng có thêm các chương trình hỗ trợ chuyển giao công nghệ và xây dựng chuỗi giá trị từ sản phẩm phụ. Người nông dân nếu biết kết hợp giữa truyền thống và công nghệ, thì kinh tế tuần hoàn sẽ thực sự trở thành đòn bẩy giúp sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững”.
Tận dụng triệt để bã rượu sau chưng cất để ủ làm men sinh học hoặc phối trộn thức ăn chăn nuôi, hạn chế hoàn toàn việc xả thải ra môi trường, Cơ sở sản xuất rượu truyền thống Long Trường Tửu đã sớm làm quen với kinh tế tuần hoàn. “Kinh tế tuần hoàn là cách duy nhất để nghề nấu rượu truyền thống tồn tại trong thời đại mới, vừa giữ được hương vị xưa, vừa không bị gây ô nhiễm. Tuy nhiên, chúng tôi rất cần được hỗ trợ kết nối thị trường và phổ biến kiến thức về tái chế, vì hiện vẫn còn thiếu thông tin và mô hình mẫu để học hỏi. Nếu làm đúng, mỗi giọt rượu sẽ là một phần của hành trình xanh”, anh Nguyễn Văn Long - Giám đốc HTX Rượu Long Trường Tửu (xã Ô Diên) chia sẻ.
Đại diện HTX Nho Hạ Đen Sinh Phát (liên minh xã Trung Châu - Phương Đình) chia sẻ: “Trồng nho tại vùng trung du không dễ, nhưng nhờ áp dụng mô hình canh tác hữu cơ, chúng tôi đã tạo ra hệ sinh thái nông nghiệp khép kín. Lá, cành cắt tỉa sau mùa vụ được ủ lên men để làm phân bón vi sinh, còn quả nho không đạt tiêu chuẩn thì chế biến thành siro, rượu nho thủ công. Với định hướng của Bộ về kinh tế tuần hoàn, tôi tin rằng nông dân sẽ có thêm động lực để thay đổi thói quen canh tác cũ. Điều quan trọng là cần có thêm các chính sách hỗ trợ vốn và đào tạo kỹ thuật, bởi nhiều hộ muốn làm nhưng còn e ngại vì thiếu kiến thức và nguồn lực”.
![]() |
Nho Hạ Đen phát triển nhờ áp dụng mô hình canh tác hữu cơ |
Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là lời giải cho bài toán phát triển bền vững giữa bối cảnh tài nguyên suy giảm, biến đổi khí hậu và nhu cầu ngày càng cao về nông sản sạch. Tuy nhiên, đây cũng là hành trình đầy thách thức khi đòi hỏi sự chuyển đổi mạnh mẽ từ tư duy sản xuất truyền thống sang mô hình tuần hoàn, ứng dụng công nghệ, tiết giảm chất thải và tối ưu giá trị phụ phẩm.
Cần có quy hoạch vùng nguyên liệu hữu cơ
Bên cạnh những chuyển đổi tích cực từ nông dân và hộ cá thể, thì các doanh nghiệp nông nghiệp chủ lực có những kế hoạch dài hơi cho phát triển kinh tế - chuyển đổi xanh. Chia sẻ tại “Diễn đàn nông nghiệp 2025: Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp”, bà Bùi Thị Hạnh Hiếu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh Chế biến Nông sản Bảo Minh (Hà Nội) cho biết, để doanh nghiệp nông nghiệp không một mình trong quá trình chuyển đổi nông nghiệp bền vững và hướng đến mục tiêu gạo không chỉ ngon nhất mà cần sạch nhất thế giới.
Bà Bùi Thị Hiếu cho rằng từ thực tiễn vùng nguyên liệu và thương mại, chúng tôi đề xuất cần hình thành rõ ràng mô hình liên kết 7 nhà, bao gồm: Nhà nước - quy hoạch vùng, đầu tư hạ tầng sản xuất và chế biến; Nhà khoa học chuyển giao kỹ thuật hữu cơ - truy xuất - đánh giá đất; Nhà tổ chức sản xuất là doanh nghiệp, đầu mối đơn hàng - phân phối; Nhà nông: sản xuất theo quy trình - minh bạch đầu ra; Nhà tiêu dùng - bán lẻ để tiêu thụ có trách nhiệm qua “Sổ Gạo”; Ngân hàng: tín dụng xanh, dài hạn cho vùng chuyển đổi; Truyền thông - giáo dục để kiến tạo tạo hành vi tiêu dùng minh bạch Mô hình này đã và đang được áp dụng thực tiễn, giúp chuỗi tuần hoàn không bị đứt gãy, đảm bảo lợi ích công bằng iữa nông dân - doanh nghiệp - người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nhấn mạnh: Khái niệm kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp không còn mới mẻ mà đã được đề cập và thực hiện từ hơn một thập kỷ qua. Tuy nhiên, sự chuyển biến về nhận thức và hành động mới thực sự rõ nét trong những năm gần đây. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét và yêu cầu phát triển bền vững đặt ra cao hơn, việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn vào nông nghiệp không chỉ là một lựa chọn mà đã trở thành nhu cầu thiết yếu. Tuy nhiên, để mô hình này thực sự phát huy hiệu quả và lan tỏa rộng, ông Ngọc cho rằng cần đặt khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vào vị trí trung tâm. Một tín hiệu tích cực được ông nhắc đến là Quyết định số 540/QĐ-TTg ngày 19/6/2024 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, phê duyệt Đề án phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đến năm 2030. Theo ông, đây là một chính sách kịp thời, phản ánh đúng yêu cầu của thực tiễn. “Chúng tôi kỳ vọng rất nhiều vào lợi ích to lớn mà quá trình chuyển đổi này có thể mang lại”, ông chia sẻ. |
Kiến nghị chính sách giai đoạn 2025 - 2030, bà Hiếu đề xuất, cần có quy hoạch vùng nguyên liệu hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế, có đầu tư đồng bộ. Bên cạnh đó, xây dựng chương trình tập huấn và đào tạo nhân lực hiểu biết về nông nghiệp hữu cơ chuyên sâu, ngăn “chảy máu chất xám” và hỗ trợ vùng nguyên liệu có người giám sát đạt chuẩn lâu dài. Bà Hiếu nhấn mạnh, cần có một chính sách mạnh mẽ, dài hạn, ổn định, để những người làm nông nghiệp có thể sống được - lớn được - lan tỏa được. Nền nông nghiệp Việt Nam cần được nuôi dưỡng bằng chính sách biết trân trọng người giữ đất.
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Doanh nghiệp xã hội GreenU nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng tư duy thiết kế và mô hình kinh doanh tuần hoàn ngay từ đầu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông nghiệp. Bà Trang cho rằng, lý do cần thiết kế mô hình kinh doanh theo hướng tuần hoàn ngay từ đầu là bởi nó giúp doanh nghiệp xác định được các cơ hội kinh doanh mới dựa trên nguyên tắc tái tạo và tối ưu hóa tài nguyên. Tư duy này không chỉ dừng ở việc tái sử dụng nguyên liệu hay kéo dài vòng đời sản phẩm, mà còn mở rộng sang toàn bộ hệ sinh thái sản xuất, từ thiết kế bao bì đến tổ chức chuỗi cung ứng.
Việc tích hợp tư duy thiết kế tuần hoàn không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng xu hướng tiêu dùng bền vững, mà còn tạo ra nền tảng cho sự phát triển lâu dài trong điều kiện thị trường thay đổi nhanh chóng và các tiêu chuẩn môi trường ngày càng khắt khe. Theo bà Trang, đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp nhỏ và vừa vừa tối ưu chi phí, vừa tạo ra sản phẩm có giá trị cao, lại vừa tiếp cận các thị trường như EU hay Hoa Kỳ - những nơi đặt yêu cầu rất cao về trách nhiệm môi trường.
Với lợi thế là địa phương có vùng ngoại thành rộng lớn, Hà Nội sở hữu tiềm năng lớn để xây dựng mô hình nông nghiệp tuần hoàn - nơi mỗi trang trại, mỗi thửa ruộng không chỉ tạo ra nông sản mà còn góp phần tái sinh tài nguyên, bảo vệ môi trường và nâng tầm thương hiệu nông nghiệp Thủ đô. Việc kết nối các vùng sản xuất với thị trường tiêu dùng nội đô, phát triển chuỗi giá trị tuần hoàn và xác lập thương hiệu “nông sản xanh Hà Nội” sẽ là hướng đi chiến lược trong những năm tới.
Bảo Thoa - Thiều Son
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Vân Đình rực rỡ cờ hoa chào mừng Đại hội Đảng

Đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác Mặt trận

Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được tăng lương tối thiểu

Thắp sáng ngọn lửa tri ân

Khơi dậy tinh thần yêu nước và ý chí tự cường của dân tộc

Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội thăm và làm việc tại xã đảo Minh Châu

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Thanh Trì lần thứ I: Khẳng định khát vọng đổi mới
Tin khác

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club
Doanh nghiệp 25/07/2025 19:25

“Mở khóa tự nhiên” để phát triển bền vững - Vinamilk truyền cảm hứng đến cộng đồng doanh nghiệp
Doanh nghiệp 25/07/2025 13:04

Mở cửa di sản - thắp sáng kinh tế văn hoá Thủ đô
Doanh nghiệp 25/07/2025 11:59

Nâng cao năng lực kinh doanh trực tuyến cho cán bộ, doanh nghiệp, thanh niên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Doanh nghiệp 18/07/2025 18:21

Hà Nội: Công bố danh sách 78 doanh nghiệp đang hoạt động cho thuê lại lao động
Doanh nghiệp 18/07/2025 12:59

Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh
Doanh nghiệp 16/07/2025 18:09

Thúc đẩy kết nối hàng không, giao lưu du lịch - thương mại giữa Việt Nam - Indonesia
Doanh nghiệp 16/07/2025 17:56

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại chi nhánh Sacombank ở 2 thành phố lớn
Doanh nghiệp 16/07/2025 14:14

Cơ hội miễn thuế thu nhập 2 năm cho hộ cá thể, cá nhân kinh doanh
Doanh nghiệp 16/07/2025 11:33

Khởi nghiệp kinh tế số: Hành trình tạo công bằng cho người khuyết tật
Doanh nghiệp 12/07/2025 20:46