Làm giàu từ một cánh tay
Tỷ phú “đa cây, đa con” ở Hồng Thái | |
Làm giàu rất khó, làm người giàu có tâm tốt càng khó gấp trăm lần |
Tạm gác lại công việc để tiếp chúng tôi trong căn lều nhỏ nằm khiêm tốn tại một góc của khu đất rộng gần 1,5 héc-ta tại xã Tân Hội (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội), người cựu chiến binh già kể lại câu chuyện về cuộc đời mình và việc bén duyên với nghề trồng hoa.
Ông Nguyễn Khắc Đức chăm sóc ruộng hoa |
Sinh năm 1941, cũng như bao thanh niên yêu nước thời điểm đó, ông nhập ngũ và được điều vào tham gia chiến đấu tại mặt trận 7 (Thừa Thiên - Huế). Năm 1972, trong một lần làm nhiệm vụ, ông bị thương nặng và mất cánh tay phải nên phải rời quân ngũ để trở về với gia đình. Lúc bấy giờ, cuộc sống còn gặp rất nhiều khó khăn.
Vết thương ngày nào khiến ông bị đau nhức thường xuyên, mọi gánh nặng đặt hết lên vai người vợ trẻ. Với vai trò trụ cột trong gia đình, nhìn cảnh vợ mình tần tảo sớm hôm, chạy vạy từng đồng để nuôi chín miệng ăn trong gia đình mà ông cảm thấy day dứt. Chính điều này đã thôi thúc ông phải làm gì đó để thay đổi cuộc sống, giúp vợ con đỡ vất vả.
Dưới sự động viên của mọi người trong gia đình, ông bắt đầu lại cuộc sống với một cánh tay. Việc đầu tiên ông học là cầm đũa ăn cơm, tập viết. Đến khi quen việc, ông lại tiếp tục trồng trọt, chăn nuôi, phụ giúp gia đình tăng gia sản xuất. Ông làm đủ mọi việc nhưng kinh tế gia vẫn không cải thiện được nhiều.
Đến năm 1995, trong một buổi gặp mặt đồng đội, qua trao đổi ông biết đến mô hình trồng hoa ngoài đất bãi ở phường Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) và nhận thấy mô hình này có nhiều tiềm năng. Ông bàn với vợ con mạnh dạn chuyển đổi 5 sào ruộng sang trồng hoa hồng. Ông tâm sự: “Lúc bấy giờ, cả gia đình tích góp mãi mới được khoảng 10 triệu đồng nên tôi cũng lo lắng lắm. Thành công thì cả nhà thoát nghèo nhưng nếu thất bại chỉ còn nước chết đói”.
Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm cùng những bất lợi về thời tiết và sai sót về kỹ thuật mà ông còn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên với ý chí quyết tâm, vừa học, vừa làm, ngày từ vụ đầu tiên, mô hình trồng hoa hồng của gia đình ông đã thu lãi gần 50 triệu đồng. Thành công này đã giúp ông càng có thêm nhiều niềm tin và động lực để mở rộng mô hình trồng hoa.
Ông bàn với gia đình đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống đèn chiếu sáng, khung giàn thép, ni lông che phủ,…và trồng thêm các loại hoa có giá trị kinh tế cao như: hoa ly, hoa loa kèn,… Năm 2009, khi người dân quanh vùng chỉ trồng vài trăm củ hoa ly thì gia đình ông đã mạnh dạn trồng thử 3 vạn củ.
Ông Đức cũng là người đi đầu trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào gieo trồng và chăm sóc hoa. Từ khâu chọn giống cho đến làm để, bón phân đều được ông làm theo đúng quy trình để đảm bảo dinh dưỡng cho cây hoa nhanh phát triển, không bị sâu bệnh và cho năng suất cao.
Ông chia sẻ: “Trồng hoa rất khó. Tuy không yêu cầu quá cao về kỹ thuật nhưng đòi hỏi người trồng phải nhạy bén, kiên trì, nắm bắt được diễn biến của thời tiết để có cách chăm sóc sao cho thích hợp.”. Ông tự hào cho biết dịp Tết năm 2016, khi hàng loạt gia đình trồng hoa ở Tây Tựu lâm vào cảnh khốn đốn do thời tiết nắng nóng, hoa ly nở sớm thì ½ diện tích hoa của gia đình ông vẫn nở đúng dịp. Chính vì thế cho thu nhập rất cao.
Đến nay, diện tích đất trồng hoa nhà ông đã tăng lên gần 1,5 héc-ta cho tổng thu nhập gần 1 tỷ đồng/ năm. Không chỉ đem lại nguồn thu ổn định cho gia đình, trang trại hoa của ông Đức còn tạo việc làm thời vụ cho hàng chục lao động địa phương với mức lương bình quân 5-6 triệu đồng/tháng, trở thành mô hình điểm được thành phố Hà Nội lựa chọn tham quan và học tập kinh nghiệm nhiều năm liền.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn
Gương sáng 21/01/2025 17:54
Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật
Gương sáng 31/12/2024 20:22
Chuyện về người tuần đường mẫn cán
Gương sáng 31/12/2024 08:17
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37