--> -->
Tệ nạn xã hội – Con đường ngắn nhất dẫn tới nhà lao

Kỳ cuối: Bài trừ nạn mê tín dị đoan

Theo các nhà nghiên cứu, gốc rễ của mê tín dị đoan là sự thiếu kiểm soát của con người trong khi họ luôn muốn được kiểm soát tốt hơn trong hoàn cảnh bị coi là bất an. Khi gặp điều gì đó quan trọng nhưng không chắc chắn, không giải thích được, mê tín dị đoan sẽ được dùng để lấp vào khoảng trống sợ hãi, làm cho con người cảm thấy an tâm…  
ky cuoi bai tru nan me tin di doan Kỳ 4: Nhức nhối nạn mại dâm
ky cuoi bai tru nan me tin di doan Kỳ 3: Khi “ma men” dẫn lối
ky cuoi bai tru nan me tin di doan Kỳ 2: Vòng xoáy “kiếp đỏ đen”
ky cuoi bai tru nan me tin di doan Tệ nạn xã hội – Con đường ngắn nhất dẫn tới nhà lao

Từ tín ngưỡng đến mê tín dị đoan

Mê tín dị đoan là sản phẩm của thời kỳ nhận thức về thế giới, xã hội và con người còn ở trình độ thấp, mê tín dị đoan có mặt trong mọi nền văn hóa, chỉ khác biệt ở mức độ và cách thức con người điều khiển bản thân như thế nào. Bởi tập tục, niềm tin ra đời từ xa xưa có thể đúng mực, có thể là truyền thống tốt đẹp, nhưng lại bị một số người hay nhóm người biến thành mê tín dị đoan.

Ở Việt Nam lâu nay, mê tín dị đoan thể hiện rất đa dạng, như: lễ bái, cúng tế, cầu xin; xem tướng số, bói toán; chữa bệnh bằng mẹo hay những kiêng cữ phản khoa học… Bên hành vi mê tín dị đoan ra đời trước đây, lại có hành vi mới xuất hiện và được coi là biến thể phù hợp với thời đại.

ky cuoi bai tru nan me tin di doan
Hoạt động gọi vong ở chùa Ba Vàng (Ảnh: Laodong.vn)

Ví dụ, những đồ cúng khá hiện đại như hàng mã là đô la, nhà lầu, xe ôtô, du thuyền, điện thoại… hoặc xem bói qua internet, thậm chí có một số thầy bói hành nghề bằng cách livestream trên mạng xã hội.

Một trong những vụ việc gây xôn xao dư luận thời gian gần đây là vụ “thỉnh vong oan gia trái chủ” tại chùa Ba Vàng (Quảng Ninh). Ngay sau khi nắm bắt được dư luận xã hội qua báo chí, Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục An ninh nội địa (Bộ Công an) và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khu vực phía Bắc đã tổ chức phiên họp bất thường xem xét vụ việc và đi đến những kết luận: Hoạt động, lễ “thỉnh vong oan gia trái chủ” chữa bệnh cho người dân và phật tử, trong đó có việc "gọi vong", "phán số kiếp", quy định người đăng ký pháp "thỉnh oan gia trái chủ" phải trả nợ cho "vong" bằng tiền thông qua hình thức công đức vào chùa Ba Vàng, hoặc làm công quả lao động tại chùa là trái với nghi lễ Phật giáo và vi phạm pháp luật. Đây là hành vi vi phạm Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, làm tổn thương đến thanh danh giáo hội, đến tăng đoàn…

Xử lý nghiêm các hành vi mê tín dị đoan

Tại diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện nêu rõ: Điều 24 Hiến pháp 2013 đã quy định, mọi người có quyền tự do tôn giáo. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Tôn giáo tín ngưỡng là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, bản chất tôn giáo là tốt đẹp, hướng con người đến cái thiện, tránh xa cái ác, cái xấu, tu nhân tích đức. Sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng làm phong phú đời sống tinh thần của người dân, giúp con người phát triển toàn diện. Pháp luật nước ta luôn tôn trọng bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.

Tuy nhiên, thời gian qua, có một số cá nhân lợi dụng nghi thức tôn giáo tín ngưỡng để hành nghề mê tín dị đoan, vi phạm pháp luật. Vấn đề này đã bị pháp luật xử lý và dư luận xã hội lên án vì vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục.

ky cuoi bai tru nan me tin di doan
Đừng biến tín ngưỡng thành mê tín dị đoan (Ảnh minh họa: C.Tiến)

Khắc phục hiện tượng trên, BộVăn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống văn bản về phòng ngừa mê tín dị đoan. Đồng thời, tăng cường giáo dục, tuyên truyền trong nhân dân nhằm nâng cao nhận thức của người dân về các giá trị tốt đẹp của văn hóa và tín ngưỡng, ngăn ngừa các hoạt động mê tín dị đoan. Đặc biệt, sẽ xem xét các các quy định về pháp luật với các hành vi vi phạm.

Cùng với đó, tập trung nâng cao đời sống người dân, xây dựng các công trình văn hóa thể thao, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; tăng cường thanh tra, kiểm tra thanh tra các hoạt động văn hóa...

Nhấn mạnh “phải phản đối, lên án, đấu tranh chống lại các hành vi mê tín, dị đoan, chống lợi dụng tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi”, theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Chủ trương của Đảng, Nhà nước luôn tôn trọng tự do, tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân và tạo điều kiện để các tôn giáo hoạt động đúng quy định của pháp luật, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Theo Phó thủ tướng, xét trên giác độ văn hóa, khi một tôn giáo du nhập vào Việt Nam có sự ảnh hưởng qua lại với văn hoá, tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng dân cư, của dân tộc. Trong quá trình đó, những gì không phù hợp với truyền thống, tín ngưỡng cần được chỉ ra, vận động để loại bỏ dần, trong đó rất cần kết hợp với các tổ chức tôn giáo...

Phó thủ tướng nhấn mạnh: Mê tín, dị đoan suy cho cùng là do thiếu hiểu biết nên chúng ta cần chú trọng hơn tới giáo dục, văn hóa, để nâng cao dân trí, để người dân hiểu biết về những hành vi đúng với tín ngưỡng, truyền thống của dân tộc, giáo lý. Có hành vi trước đây là đúng nhưng bây giờ không còn phù hợp với thế giới văn minh.

Những điều này cần sự phân tích có tình, có lý của các nhà nghiên cứu tôn giáo, những người thực hành tôn giáo và đặc biệt là những người nghiên cứu văn hóa. Chính phủ đã yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các địa phương, tổ chức cần tăng cường công tác nêu gương những việc tốt; phân tích cặn kẽ trên giác độ văn hóa để từ đó nhân rộng cái tốt, hạn chế cái xấu.

Mê tín dị đoan có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

Nhìn nhận dưới góc độ pháp luật, theo Luật sư Trịnh Khánh Toàn – Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội: Những vi phạm về mê tín dị đoan pháp luật quy định xử phạt vi phạm hành chính và cao hơn là xử lý hình sự.

Ngoài ra, đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm còn bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức. Nếu là đảng viên thì tùy vào mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật từ khiển trách đến khai trừ khỏi đảng.

Điều 320 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về “Tội hành nghề mê tín, dị đoan”: Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: Làm chết người; Thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Không chỉ có hình thức xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự, người vi phạm nếu gây thiệt hại cho người khác còn phải bồi thường theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 bằng con đường thương lượng, hòa giải hoặc tố tụng.

H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

"Cà phê Công đoàn": Điểm hẹn giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của cán bộ công đoàn

"Cà phê Công đoàn": Điểm hẹn giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của cán bộ công đoàn

Trong một không gian nhẹ nhàng, khoáng đạt, gần gũi và thân tình, không có văn bản, giấy tờ hay báo cáo, tham luận, chỉ có những câu chuyện từ thực tiễn, các cán bộ Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp huyện Gia Lâm đã cùng nhau trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp, bài học quý báu về hoạt động công đoàn.
Chuyện những người chở nghĩa tình nơi phố thị

Chuyện những người chở nghĩa tình nơi phố thị

Giữa nhịp sống hối hả của Thủ đô, vẫn có những điều bình dị mà tử tế lặng lẽ diễn ra mỗi ngày. Đó là những nhân viên phục vụ, lái xe buýt âm thầm gieo những mầm thiện lành giữa dòng xe xuôi ngược, góp phần tô điểm cho bức tranh đẹp đẽ của Hà Nội mỗi ngày.
Hà Nội ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH, BHYT tự nguyện

Hà Nội ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH, BHYT tự nguyện

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I phối hợp với các tổ chức dịch vụ thu tổ chức Lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân năm 2025 với chủ đề: “Tuyên truyền, vận động, phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Nhận định chung kết Roma Masters 2025: Alcaraz và Sinner cùng viết nên sử thi trên đấu trường La Mã

Nhận định chung kết Roma Masters 2025: Alcaraz và Sinner cùng viết nên sử thi trên đấu trường La Mã

Alcaraz và Sinner - không còn là một trận đấu, mà là một biểu tượng. Một cuộc chiến giữa hai sắc thái đối lập nhất của thế hệ Gen Z quần vợt đương đại: một bên là Carlos Alcaraz, chàng trai Tây Ban Nha thi đấu bằng bản năng, tốc độ và cảm xúc bùng nổ; bên kia là Jannik Sinner, niềm kiêu hãnh lạnh lùng của nước Ý, người điều khiển trận đấu bằng sự chính xác, kỷ luật và cỗ máy thể lực vô song.
Chính phủ trình dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính

Chính phủ trình dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính

Chính phủ đã khẩn trương rà soát, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các Luật trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân sách và đã xác định 7 Luật cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp để thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, tạo động lực góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?

Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và người lao động, mở ra cơ hội an sinh xã hội

Cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và người lao động, mở ra cơ hội an sinh xã hội

Ngày 17/5, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội phối hợp với UBND huyện Ba Vì chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội và Phòng Nội vụ huyện Ba Vì tổ chức “Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2025”.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Xem thêm
Phiên bản di động