Kỳ 2: Hệ lụy khôn lường
|
Nhận biết thực phẩm không an toàn
Thực phẩm bẩn là tên gọi mà người ta thường nói khi nhắc tới những loại thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng. “Thực phẩm bẩn” bây giờ trở thành một danh từ phổ biến và mang ý nghĩa bao trùm và được sử dụng ở khắp mọi nơi.
Tuy nhiên, đây chỉ là cách gọi chung của đa số người dân chứ không có định nghĩa rõ ràng và theo đúng thì chỉ có quy chuẩn về thực phẩm an toàn cũng như không an toàn. Mỗi loại thực phẩm đều có quy định riêng về ngưỡng an toàn và khi có loại thực phẩm nào đó chứa những yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe con người thì mới được gọi là thực phẩm không an toàn.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội: Hiện nay xuất hiện rất nhiều trường hợp mà không tìm được nguồn gốc của thực phẩm (chứng từ của thực phẩm). Tuy nhiên, thực phẩm không rõ nguồn gốc chứa những yếu tố gây hại đến sức khỏe của con người thì được gọi là thực phẩm bẩn.
Thực phẩm không an toàn rất khó phân biệt bằng mắt thường. (Ảnh minh họa) |
Có 2 dấu hiệu để nhận biết thực phẩm bẩn: Thứ nhất, là loại thực phẩm có chứa rất nhiều tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh, độc tố nấm, độc tố vi khuẩn; thứ hai là thực phẩm đã sử dụng hóa chất để đạt các mục đích khác nhau như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trọng, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc nhuộm màu, chất bảo quản chống thối...
Với các loại thực phẩm bẩn, người tiêu dùng thấy thực phẩm ôi, thối, có vấn đề thì sẽ không mua, nhận biết được trong quá trình chế biến và sử dụng. Còn với những thực phẩm đã được “tắm” hóa chất, người tiêu dùng rất khó phát hiện ra, điều này là đặc biệt nguy hiểm.
“Trên thực tế, các loại thực phẩm bẩn, không an toàn rất khó phát hiện bằng mắt thường. Những người có kinh nghiệm quan sát khi đi chợ có thể phân biệt phần nào tuy nhiên trong đa số trường hợp là không thể nhận biết được đâu là thực phẩm không an toàn và đâu là thực phẩm an toàn. Muốn biết chính xác thì cần phải nhờ vào việc kiểm tra qua một quá trình xét nghiệm kỹ lưỡng”, PSG. TS. Nguyễn Duy Thịnh chia sẻ.
Tác hại khôn lường
Thực phẩm bẩn là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao của con người. Ở Việt Nam, yếu tố môi trường và chế độ ăn uống khiến tỷ lệ ung thư dạ dày tăng lên không ngừng. Một số thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn như mực mai thối ngâm hóa chất, gạo mốc, thịt thối… đều dẫn đến khả năng ung thư dạ dày cao…
Chị Trần Minh Huệ (ở Kim Mã, Ba Đình), công nhân thu gom vệ sinh tại quận Ba Đình, chia sẻ về người thân mắc bệnh ung thư dạ dày: “Tháng trước, khi đi khám sức khỏe tổng thể, chồng tôi phát hiện bị ung thư dạ dày và nguyên nhân được chẩn đoán là do nhiễm độc thực phẩm. Tình trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc được bày bán tràn lan cùng với việc bất chấp vì lợi nhuận của nhiều chủ hàng khiến tôi cảm thấy vô cùng bức xúc. Trước tình hình này, tôi vô cùng hoang mang không biết lựa chọn thực phẩm ở đâu và lo lắng cho nhiều người cũng sẽ gặp vấn đề từ thực phẩm bẩn”.
Người tiêu dùng nên cẩn trọng khi lựa chọn thực phẩm (Ảnh miinh họa: Hệ thống siêu thị vẫn được người tiêu dùng có thu nhập trung bình trở lên tin tưởng) |
Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết: "Nói đến thực phẩm bẩn thì ai cũng biết những tác hại, hệ quả của nó. Theo tôi, nguyên tắc là chúng ta phải ăn lành mạnh. Chỉ cần ăn phải thực phẩm thấy khó chịu trong người, gây đau bụng thì đã phải nghĩ ngay đến việc thực phẩm không an toàn.
Khi ăn phải thực phẩm không an toàn, những tác nhân độc hại xâm nhập vào cơ thể con người ban đầu có thể gây các phản ứng tức thời như: Ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy… Về lâu dài, thực phẩm bẩn cũng có thể gây ra những bệnh như: Ung thư, rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân, vô sinh, quái thai…".
Thời gian qua, các loại hải sản được tẩy trắng (bạch tuộc, mực ống…) được các lực lượng chức năng phát hiện gần đây, tiềm ẩn nguy cơ khôn lường đến sức khỏe người tiêu dùng nếu sử dụng, khiến dư luận không khỏi lo lắng. Theo PGS.TS. Trần Đáng - nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế: Thực phẩm rửa nhiều lần cũng không thể loại bỏ được hết các chất độc như oxy già dùng để tẩy trắng hải sản. Thực phẩm có thể dùng chất tẩy trắng nhưng phải tuân theo các tiêu chuẩn hết sức khắt khe.
Pháp luật không cho phép ngâm hải sản trong chất tẩy trắng với liều cao và thời gian dài. Với oxy già, nếu đã ngấm vào cơ thể sẽ gây tác hại. Về lâu dài, người ăn sẽ bị mắc các bệnh về đường ruột, thần kinh, viêm loét dạ dày và các bệnh mạn tính khác... đồng thời phá hủy vitamin B1 trong cơ thể. Thiếu vitamin B1 sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của cơ thể…
Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng, các bệnh về thực phẩm gây ra còn ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần và tiền bạc của người dân. Việc chi tiêu chữa bệnh là vô cùng tốn kém, hơn nữa, người tiêu dùng sẽ hoang mang khi không biết làm thế nào để lựa chọn thực phẩm tốt đảm bảo vệ sinh an toàn.
Mới đây, vào giữa tháng 5/2021, Đội Cảnh sát kinh tế, Công an quận Ba Đình, Hà Nội, đã bất ngờ kiểm tra cửa hàng hải sản Minh Phát ở phía sau chợ Long Biên, bắt quả tang nhân viên của cơ sở này đang sử dụng hóa chất oxy già công nghiệp để tẩy trắng mực bán ra thị trường. Tại hiện trường, cơ quan chức năng đã thu giữ 1 chai nhựa còn chứa khoảng 30 ml dung dịch oxy già cùng 30 kg mực mai đã tẩy trắng. Nhân viên của cơ sở này thừa nhận đã nhiều lần sử dụng oxy già để làm sạch mùi hôi thối, tẩy trắng mực, dù biết rõ đây là chất phụ gia không được phép sử dụng trong thực phẩm. Toàn bộ tang vật đã bị cơ quan chức năng lập biên bản niêm phong, các nhân viên của cơ sở này cũng được lấy lời khai để tiếp tục điều tra làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. |
Hải Thủy – Kim Tiến
(Còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Tin khác
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm
Điều tra - bạn đọc 05/12/2024 14:24
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Điều tra - bạn đọc 30/11/2024 19:49
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Điều tra - bạn đọc 28/11/2024 12:32
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Điều tra - bạn đọc 26/11/2024 21:52
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Điều tra - bạn đọc 23/11/2024 15:04
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24