-->

Để thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc không còn "đất sống"

An toàn thực phẩm là vấn đề đã được đề cập từ lâu, nhưng đến nay vẫn là câu chuyện thời sự hàng ngày của những bà nội trợ. Làm sao để thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc không còn "đất sống" là bài toán mà các cơ quan chức năng phải tìm ra lời giải.
Cần thanh, kiểm tra sản phẩm chợ online để bảo đảm an toàn thực phẩm Dấu hiệu cảnh báo thực phẩm bị "tắm" ngập hóa chất độc hại

Kỳ 1: Nỗi lo thực phẩm bẩn

"Tai sao các mặt hàng nông phẩm xuất khẩu đi nước ngoài thì yếu tố chất lượng, an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu và quản lý rất chặt. Trong khi các sản phẩm tiêu thụ trong nước, đặc biệt là các sản phẩm được bán ở chợ đầu mối, chợ dân sinh thì chưa quan tâm đúng mức. Tại sao thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc vẫn cứ được tuồn ra thị trường?"- Nếu các cơ quan chức năng trả lời được câu hỏi này đồng nghĩa với việc thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc sẽ không còn tồn tại!

Hết nỗi lo thực phẩm không rõ nguồn gốc...

Chị Nguyễn Thị Mùi (ở Kim Liên, Đống Đa) là giáo viên, chồng là thợ mài răng giả, cả hai vợ chồng rơi vào cảnh thất nghiệp do dịch Covid-19. Cứ sáng hàng ngày chị Mùi lại phải lo làm sao đảm bảo cho cả gia đình với hai cháu đang tuổi lớn 3 bữa sao cho đủ chất dinh dưỡng, đồng thời phải tiết kiệm cho vừa túi tiền. Tuy nhiên, điều mà chị lo ngại hơn cả là nguồn gốc thực phẩm cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm...

“Tại chợ Kim Liên hay một số chợ dân sinh khác ở phường Trung Tự, Nam Đồng, Phương Mai... các loại thực phẩm tươi sống hầu hết đều không rõ nguồn gốc. Các loại rau, củ quả cũng như thịt, cá… bày bán đều không đảm quy định về bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng của chợ ngày càng xuống cấp, đường xá bẩn thỉu, ô nhiễm môi trường. Tất cả khiến chợ trở nên nhếch nhác, vừa ô nhiễm, vừa mất mỹ quan”, chị Mùi chia sẻ.

Để thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc  không còn
Chợ dân sinh luôn mang đến sự thuận lợi cho người mua, song rất mong các cơ quan chức năng cần đưa ra "quy chuẩn" về an toàn thực phẩm, để người tiêu dùng được yên tâm!

Không chỉ tại các chợ dân sinh, tại một số siêu thị, ngoài các loại thực phẩm đóng gói, đóng hộp ghi rõ nguồn gốc thì thời gian qua đã xuất hiện tình trạng một số nơi các loại thực phẩm chế biến sẵn cũng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Thậm chí không ít người tiêu dùng mua phải những thức ăn quá “đát”, ôi, thiu do để lâu ngày…

Bà Đinh Thị Lan (ở Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm) cho biết: “Các loại thức ăn chế biến sẵn trong siêu thị hiện nay cũng rất đa dạng bởi chợ tạm, chợ cóc hiện đang bị dẹp đảm bảo phòng, chống Covid-19. Thức ăn siêu thị thường có giá cao hơn, trông bắt mắt, đảm bảo vệ sinh nhưng nguồn gốc thì cũng không biết từ đâu ra. Khi mà nguồn thực phẩm sạch không có thì chúng tôi vẫn phải “nhắm mắt” mua về nhà những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc”...

Mới đây, thông tin về vụ cá kho có giòi được phát hiện tại cửa hàng thực phẩm sạch ở Ngụy Như Kon Tum (quận Thanh Xuân) đã khiến nhiều người tiêu dùng không khỏi lo lắng. Hay việc một doanh nghiệp lấy rau không rõ nguồn gốc tại chợ đầu mối nông sản Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm) cung cấp cho một loạt hệ thống siêu thị lớn, cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn Thủ đô dưới mác “rau sạch” đã khiến dư luận hoang mang.

Để thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc  không còn
Trong thời hiện đại, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, điều quan trọng tất cả các hàng hóa bán trên thị trường (kể cả hệ thống siêu thị lẫn chợ) phải được các cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng! (Ảnh minh họa: Hàng hóa trong siêu thị luôn được người tiêu dùng tin tưởng)

Một trong những nỗi lo khác của người tiêu dùng là vấn đề thực phẩm sạch quá hạn sử dụng. Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã từng kiểm tra đột xuất về vệ sinh an toàn thực phẩm tại một số cửa hàng thuộc chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và phát hiện hàng chục kg thịt quá hạn sử dụng nhưng vẫn được để trong tủ đông lạnh.

... Đến nỗi lo thực phẩm bẩn!

Liên tục các vụ việc kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc của các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội cho thấy, những vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn diễn biết rất phức tạp.

Gần đây nhất, ngày 7/7, đột xuất kiểm tra địa điểm kinh doanh tại làng Kim 1, xã Kim Quan, huyện Thạch Thất, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, ma tuý, Công an huyện Thạch Thất phối hợp Đội quản lý thị trường số 19, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã phát hiện khoảng 2.800 kg các loại thịt, sườn bò, trâu, lợn đông lạnh, chân gà, đùi gà đông lạnh chưa xuất trình được giấy tờ, hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Tại thời điểm kiểm tra, tổng số thịt các loại tại kho đông lạnh là hơn 3 tấn. Trong đó, chỉ có 370 kg có hoá đơn. Còn lại 2.880 kg không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Số hàng gồm 14 loại, nhưng chủ hàng chỉ xuất trình được hoá đơn của 5 loại hàng hoá. Ngoài ra còn hơn 100 kg các loại thịt đã hỏng, được cất trữ trong tủ đông lạnh để bán lẻ. Toàn bộ số hàng hoá này đều có nhãn mác nhập từ nước ngoài, qua 2 công ty nhập khẩu rồi mới đến tay chủ cơ sở.

Để thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc  không còn
Lực lượng chức năng thu giữ 10 tấn nội tạng động vật không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Trước đó, ngày 4/7, Đội Quản lý thị trường số 5 phối hợp với Phòng 6 - Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường và Đội 3, phòng 8, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) phát hiện nghi vấn, tiến hành dừng, khám xe vận tải di chuyển phương tiện về kho tại địa chỉ ngõ 124 Vĩnh Tuy, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, để thực hiện thủ tục khám.

Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện khoảng 10 tấn nội tạng động vật bao gồm tràng trứng, nầm lợn, kê gà, cánh gà, lườn ngỗng hun khói, râu bạch tuộc... đựng trong các thùng xốp và bao tải dứa màu xanh. Phần lớn các loại hàng hóa đều có nhãn mác, bao bì nước ngoài.

Trong số đó, mặt hàng nầm lợn đã có dấu hiệu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đã bốc mùi ôi thiu và hôi thối. Lái xe không xuất trình được đầy đủ hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ các loại hàng hoá thực phẩm được vận chuyển trên xe. Phần lớn hàng hóa được các đối tượng thu gom từ nhiều nguồn khác nhau trên biên giới các tỉnh phía bắc sau đó thuê phương tiện để vận chuyển về nội địa…

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, trong 1 tháng cao điểm (từ 15/4 - 15/5/2021), lực lượng chức năng thành phố Hà Nội đã tổ chức cao điểm đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm trên địa bàn. Kết quả, thông qua các đợt kiểm tra, phối hợp với lực lượng chức năng như: Quản lý thị trường, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát hiện, kiểm tra 166 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm, xử phạt trên 470 triệu đồng.

Trong đó, chỉ tính riêng Phòng Cảnh sát môi trường, Công an thành phố Hà Nội, trong đợt cao điểm hành động vì an toàn thực phẩm đã thu giữ 880 kg thực phẩm đông lạnh các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ, 100 hộp thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ, 2.055 sản phẩm thực phẩm đóng gói các loại không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng.

Thiết nghĩ, lực lượng chức năng cần tăng cường công tác thông tin, truyền thông chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm về an toàn thực phẩm nhằm đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm. Đặc biệt các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm như: sản xuất, kinh doanh rượu thủ công, nhà hàng…

H.Duy

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động