--> -->

Kiến nghị xem xét số lượng người trốn ở lại nước ngoài để tước giấy phép kinh doanh lữ hành

Trên cơ sở đề xuất của Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Sở Du lịch TP.HCM đã kiến nghị nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực du lịch, trong đó có việc kiến nghị, xem xét số lượng người trốn ở lại để quy định chi tiết mức xử phạt và hình thức xử phạt bổ sung tước giấy phép kinh doanh lữ hành.
Thành phố Hồ Chí Minh: Ngành du lịch sẽ hoạt động trở lại như thế nào? Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành được giảm 80% tiền ký quỹ đến hết năm 2023 Dấu ấn chuyển đổi số ngành Du lịch

Theo đó, Hiệp hội Du lịch TP.HCM vừa đề nghị Sở Du lịch kiến nghị Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM kiến nghị Chính phủ xem xét bổ sung, sửa đổi Nghị định số 45 ngày 21/5/2019 về xử phạt trong lĩnh vực du lịch đối với việc doanh nghiệp có khách Việt Nam đi tour ra nước ngoài ở lại không về nước, trên cơ sở cần xem yếu tố khách quan hay cố tình tổ chức cho khách ở lại.

Kiến nghị xem xét số lượng người trốn ở lại nước ngoài để tước giấy phép kinh doanh lữ hành
Hành khách làm thủ tục tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Hiệp hội Du lịch TP.HCM cũng đề xuất Sở Du lịch tăng cường thanh kiểm tra chuyên đề tuyến điểm đối với các doanh nghiệp nước ngoài tự tổ chức các đoàn khách nước ngoài tham quan, các hướng dẫn viên nước ngoài thuyết minh cho khách.

Đối với kiến nghị bổ sung, sửa đổi Nghị định số 45, đại diện Sở Du lịch TP.HCM cho biết: Vào ngày 24/5/2024 Sở Du lịch và Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch tổ chức tọa đàm “Đánh giá quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 45 ngày 21/5/2019 của Chính phủ trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch”.

Tại đây, Thanh tra Sở Du lịch đã tổng hợp và kiến nghị sửa đổi, bổ sung điểm c Khoản 13 Điều 7 Nghị định số 45 của Chính phủ quy định hành vi “Để khách du lịch trốn ở lại nước ngoài hoặc trốn ở lại Việt Nam trái pháp luật". Cụ thể, kiến nghị sửa đổi, hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tiễn về hành vi vi phạm; có văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thoả thuận với khách du lịch quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật Du lịch năm 2017. Đồng thời nghiên cứu mức xử phạt và hình thức xử phạt bổ sung tước giấy phép kinh doanh lữ hành căn cứ vào số lượng người trốn ở lại để quy định chi tiết.

Trong khi đó, đối với đề xuất việc tăng cường thanh kiểm tra chuyên đề tuyến điểm đối với các doanh nghiệp nước ngoài tự tổ chức các đoàn khách nước ngoài tham quan, các hướng dẫn viên nước ngoài thuyết minh cho khách, đại diện Sở Du lịch TP.HCM cho hay, tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Công an Thành phố và Sở Du lịch tổ chức vào ngày 10/5/2024, hai đơn vị đã thống nhất sẽ tăng cường công tác thanh kiểm tra chuyên đề trên lĩnh vực du lịch theo định kỳ hằng quý và hằng năm.

Để công tác thanh kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, Sở Du lịch đề nghị Hiệp hội Du lịch TP.HCM thông qua các hội viên, tích cực phối hợp, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về các trường hợp doanh nghiệp nước ngoài tự tổ chức đưa các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, sử dụng các hướng dẫn viên là người nước ngoài thuyết minh, hướng dẫn cho khách du lịch tại các điểm tham quan trên địa bàn Thành phố để Sở Du lịch kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan xử lý theo đúng quy định.

Theo Sở Du lịch TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm 2024, đơn vị này đã tiếp nhận và thụ lý 49 hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, tổng số doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động lữ hành trên địa bàn Thành phố là 1.547 doanh nghiệp, trong đó có 1.092 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 360 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa, 76 đại lý lữ hành, 19 văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam. Sở Du lịch cũng đã tiếp nhận và thụ lý cấp đổi 915 thẻ hướng dẫn viên du lịch gồm 599 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và 316 thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa; qua đó nâng tổng số hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hiện nay là 7.980 người.

Đề nghị xử phạt 4 công ty lữ hành

Vào tháng 10/2022, 4 công ty lữ hành trên địa bàn TP.HCM đưa 100 khách đi du lịch ở Hàn Quốc, trong đó có 32 người trốn ở lại. Đây là vụ việc chưa từng có tiền lệ. Thanh tra Sở Du lịch TP.HCM đã xác định hành vi vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính và hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND TP.HCM ra quyết định xử phạt 4 doanh nghiệp này về hành vi "Để khách du lịch trốn ở lại nước ngoài hoặc trốn ở lại Việt Nam trái pháp luật", theo Nghị định 45 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đổi mới lề lối làm việc theo phương châm "Bộ máy tinh gọn - Dữ liệu kết nối - Quản trị hiện đại"

Đổi mới lề lối làm việc theo phương châm "Bộ máy tinh gọn - Dữ liệu kết nối - Quản trị hiện đại"

Sáng ngày 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo.
Khởi công dự án đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính

Khởi công dự án đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính

Tuyến đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính (đoạn nối từ đường trục phía Nam đến đường Hương Sơn - Tam Chúc) có chiều dài 12,5km. Dự án với tổng mức đầu tư 2.080 tỷ đồng, thời gian thi công 690 ngày. Công tác giải phóng mặt bằng được 2 huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa triển khai khẩn trương, đạt được kết quả tích cực, tạo điều kiện sẵn sàng để khởi công xây dựng.
Người trực tiếp xây dựng pháp luật được hỗ trợ hằng tháng bằng 100% mức lương hiện hưởng

Người trực tiếp xây dựng pháp luật được hỗ trợ hằng tháng bằng 100% mức lương hiện hưởng

Với 416/443 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87,03%), sáng 17/5, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, cuối phiên làm việc sáng 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
“Mùa sứa”, món quà từ biển

“Mùa sứa”, món quà từ biển

Khi cái nắng bắt đầu trải dài trên những bãi cát là lúc miền biển bước vào mùa hè. Với những người dân biển, mùa hè không chỉ có nắng, có gió, mà còn có một “mùa” đặc biệt, đó là “mùa sứa”.
Chủ động tổ chức thảo luận, lấy ý kiến Nhân dân góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Chủ động tổ chức thảo luận, lấy ý kiến Nhân dân góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam quận Thanh Xuân vừa tổ chức lấy ý kiến của cán bộ Mặt trận Tổ quốc trên địa bàn quận góp ý vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
600 nữ công nhân lao động được tư vấn kiến thức, khám sức khỏe miễn phí

600 nữ công nhân lao động được tư vấn kiến thức, khám sức khỏe miễn phí

Sáng 17/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội chủ trì, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư, truyền thông, tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe cho công nhân lao động (CNLĐ).

Tin khác

Người trực tiếp xây dựng pháp luật được hỗ trợ hằng tháng bằng 100% mức lương hiện hưởng

Người trực tiếp xây dựng pháp luật được hỗ trợ hằng tháng bằng 100% mức lương hiện hưởng

Với 416/443 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87,03%), sáng 17/5, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, cuối phiên làm việc sáng 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất nới lỏng điều kiện nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Đề xuất nới lỏng điều kiện nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ đề xuất nới lỏng điều kiện liên quan đến việc trở lại quốc tịch Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho các trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Đề xuất cụ thể hóa quyền của Mặt trận Tổ quốc trong sửa đổi Hiến pháp

Đề xuất cụ thể hóa quyền của Mặt trận Tổ quốc trong sửa đổi Hiến pháp

Bày tỏ sự đồng tình với dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hiện hành, tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cần cụ thể hóa và bổ sung quyền cho Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, nhằm phát huy hơn nữa vai trò là bộ phận của hệ thống chính trị và đại diện cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đại biểu đề xuất hạn chế tối đa việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Đại biểu đề xuất hạn chế tối đa việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Chiều 16/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, thảo luận tại tổ, nhiều đại biểu Quốc hội đã góp ý hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Hết năm 2023, tổng số nợ công bằng 36,07% GDP

Hết năm 2023, tổng số nợ công bằng 36,07% GDP

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 về dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2023. Theo đó, tổng số thu NSNN là 1.620.744 tỷ đồng; tổng số chi NSNN là 2.076.244 tỷ đồng. Bội chi NSNN là 455.500 tỷ đồng, tương đương 4,42% GDP. Tổng số nợ công là 3.722.699,95 tỷ đồng, bằng 36,07% GDP.
Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật: Quy định cụ thể để sử dụng hiệu quả, tránh trục lợi

Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật: Quy định cụ thể để sử dụng hiệu quả, tránh trục lợi

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, ngày 16/5, Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Hà Nội luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí hoạt động hiệu quả

Hà Nội luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí hoạt động hiệu quả

Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản khẳng định, thành phố Hà Nội nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô và luôn dành sự quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí hoạt động hiệu quả.
Báo chí tiên phong chuyển đổi số, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới

Báo chí tiên phong chuyển đổi số, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới

Sáng 16/5, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc mở rộng lần thứ 30 với chủ đề “Phát huy truyền thống báo chí cách mạng, tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới” do Báo Hànộimới đăng cai tổ chức.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân: Cần cụ thể, rõ ràng để khả thi

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân: Cần cụ thể, rõ ràng để khả thi

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 16/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Xem thêm
Phiên bản di động